Kênh giáo viên » Âm nhạc 12 » Giáo án kì 2 Âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án kì 2 Âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm Âm nhạc 12 chân trời sáng tạo. Bộ giáo án chất lượng, chỉn chu, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Có thể xem trước bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 ÂM NHẠC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN HÁT

BÀI 1: THỰC HÀNH HÁT LIỀN TIẾNG 

(6 tiết)

 

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hát đúng cao độ, trường độ, rõ lời ca bài hát Hà Nội mùa thu và bài Ước mơ dịu dàng; điều tiết hơi thở hợp lí; biết vận dụng được kĩ thuật hát liền tiếng và thể hiện được tính chất âm nhạc của bài hát.

  • Nhận biết được câu, đoạn trong bài hát có hình thức rõ ràng.

  • Biết hát đơn ca, hát tốp ca với 3 bè đơn giản; biết điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự hài hòa.

  • Biết nhận xét, đánh giá về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người khác.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Nhận thức được cá tính và giá trị sống của bản thân.

  • Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp của bản thân, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng.

Năng lực riêng:

  • Hát đúng cao độ, trường độ, rõ lời ca bài hát Hà Nội mùa thu và bài Ước mơ dịu dàng.

  • Vận dụng được kĩ thuật hát liền tiếng và thể hiện được tính chất âm nhạc của bài hát.

3. Phẩm chất

  • Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

  • Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV Âm nhạc 12 – Chân trời sáng tạo.

  • File âm thanh bài hát Hà Nội mùa thu, Ước mơ dịu dàng.

  • Đàn phím điện tử, loa nghe nhạc,...

  • Máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Âm nhạc 12 – Chân trời sáng tạo.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp

  • Dùng lời, làm mẫu, trình bày tác phẩm, hướng dẫn thực hành – luyện tập, Dalcroze, Kodály,...

2. Kĩ thuật dạy học

  • Chia nhóm, mảnh ghép, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi,...

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Ai nhanh hơn và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tích cực tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Ai nhanh hơn: Giới thiệu và hát 1 bài hát có sử dụng kĩ thuật hát liền tiếng.

- GV cho HS khởi động cơ thể: Sáng tạo động tác vận động cảm thụ phù hợp với tính chất âm nhạc bài Hà Nội mùa thu của nhạc sĩ Vũ Thanh.

https://youtu.be/BqHGRafg7A4?si=dOqFA-1dNcM1CZyZ

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi, quan sát video và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: 

Gợi ý: Bài hát Hà Nội mùa thu có tiết tấu nhịp nhàng, HS có thể cảm thụ âm nhạc bằng cách vỗ tay theo nhịp nhàng, đung đưa người khi nghe bài hát.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, và chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Thực hành hát liền tiếng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khởi động giọng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện khởi động giọng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu.

c. Sản phẩm: HS thực hiện khởi động giọng theo mẫu và chuẩn kiến thức của GV. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu sau:

Mẫu 1:

PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN HÁT

Mẫu 2:

PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN HÁT

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).  

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS khởi động giọng theo lớp, tổ/nhóm, cá nhân. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

- GV chuyển sang hoạt động mới.         

1. Khởi động giọng

Thực hiện hai mẫu luyện thanh đi lên và đi xuống liền bậc theo quãng 2 thứ, trong tầm âm phù hợp.

Hoạt động 2: Hướng dẫn chung về kĩ thuật hát liền tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm bắt được kĩ thuật hát liền tiếng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS về kĩ thuật hát liền tiếng.

c. Sản phẩm: HS luyện tập kĩ thuật hát liền tiếng.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giải thích, làm mẫu, minh họa cho các hướng dẫn về tư thế, lấy hơi, khẩu hình, chất lượng âm thanh,... của kĩ thuật hát liền tiếng.

- GV lưu ý HS: 

+ Luyện thanh 15 – 20 phút mỗi ngày.

+ Luyện từ âm thấp lên âm cao; từ mẫu đơn giản đến phức tạp.

+ Giọng hát cần được chuẩn bị kĩ trước khi hát hoặc biểu diễn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS luyện tập về kĩ thuật hát liền tiếng theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).  

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kĩ thuật hát liền tiếng trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

- GV chuyển sang hoạt động mới.         

2. Hướng dẫn chung về kĩ thuật hát liền tiếng

- Hơi thở: hít thở sâu và đều. Hít thở nhịp nhàng, ngắt hơi đúng chỗ.

- Miệng: mở tự nhiên, không gò bó. Phát âm tròn vành, rõ chữ theo từng ca từ của bài.

- Khi hát nốt ngân dài cần kiểm soát hơi thở để âm thanh phát ra không bị run rẩy hoặc nhỏ dần.

- Khi luyện thanh xuống những âm thấp cần khai thác thêm khoảng vang lồng ngực. Khi luyện thanh lên những âm cao, cần giữ hơi thở thật vững chắc, đều đặn, không căng thẳng.

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu thông tin về tác giả và bài hát Hà Nội mùa thu, Ước mơ dịu dàng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số thông tin chính về tác giả và bài hát Hà Nội mùa thu, Ước mơ dịu dàng.

b. Nội dung: GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm tìm hiểu về tác giả, tác phẩm và nội dung, ý nghĩa của bài hát Hà Nội mùa thu, Ước mơ dịu dàng.

c. Sản phẩm: HS trình bày về tác giả, tác phẩm và nội dung, ý nghĩa của bài hát Hà Nội mùa thu, Ước mơ dịu dàng và chuẩn kiến thức của GV. 

d. Tổ chức thực hiện:

------------------------- Còn tiếp -------------------------

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 4: THỰC HÀNH HÁT LUYẾN ÂM

(9 tiết)

 

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hát đúng cao độ, trường độ, rõ lời ca bài hát Lí ta lí và bài Thương ca tiếng Việt; điều tiết hơi thở hợp lí; biết vận dụng được kĩ thuật hát luyến âm và thể hiện được tính chất âm nhạc của bài hát.

  • Biết hát đơn ca, tốp ca kết hợp vận động cảm thụ hoặc đánh nhịp.

  • Biết dàn dựng và biểu diễn bài hát ở trong và ngoài nhà trường.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Đánh giá được những ưu điểm và hạn chế về tình cảm, cảm xúc của bản thân; tự tin, lạc quan.

  • Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, đánh giá về các vấn đề nghệ thuật phù hợp với khả năng.

Năng lực riêng:

  • Hát đúng cao độ, trường độ, rõ lời ca bài hát Lí ta lí và bài Thương ca tiếng Việt.

  • Vận dụng được kĩ thuật hát luyến âm và thể hiện được tính chất âm nhạc của bài hát.

3. Phẩm chất

  • Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân.

  • Biết thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân và các giá trị công dân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV Âm nhạc 12 – Chân trời sáng tạo.

  • File âm thanh bài hát Lí ta lí, Thương ca tiếng Việt.

  • Đàn phím điện tử, loa nghe nhạc,...

  • Máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Âm nhạc 12 – Chân trời sáng tạo.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp

  • Dùng lời, làm mẫu, trình bày tác phẩm, thực hành – luyện tập, Dalcroze, Kodály,...

2. Kĩ thuật dạy học

  • Chia nhóm, mảnh ghép, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi,...

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn.

c. Sản phẩm: HS tích cực tham gia trò chơi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn: Thi đua kể tên các bài dân ca đã học trong chương trình phổ thông môn Âm nhạc.

- GV yêu cầu HS có thể hát thêm vài câu trong bài dân ca đã học trong chương trình phổ thông môn Âm nhạc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi, nhớ lại kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. 

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, và chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 4 – Thực hành hát luyến âm.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khởi động giọng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện khởi động giọng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu.

c. Sản phẩm: HS thực hiện khởi động giọng theo mẫu và chuẩn kiến thức của GV. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu sau:

Mẫu 1:

PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN HÁT

Mẫu 2:

PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN HÁT

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).  

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS khởi động giọng theo lớp, tổ/nhóm, cá nhân. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

- GV chuyển sang hoạt động mới.         

1. Khởi động giọng

Thực hiện hai mẫu luyện thanh nâng lên và hạ xuống liền bậc theo quãng 2 thứ, trong tầm âm phù hợp.

Hoạt động 2: Hướng dẫn chung về kĩ thuật hát luyến âm

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm bắt được kĩ thuật hát luyến âm.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS về kĩ thuật hát luyến âm.

c. Sản phẩm: HS luyện tập kĩ thuật hát luyến âm.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giải thích, làm mẫu, minh họa cho các hướng dẫn về tư thế, lấy hơi, khẩu hình, chất lượng âm thanh,... của kĩ thuật hát luyến âm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS luyện tập về kĩ thuật hát luyến âm theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).  

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kĩ thuật hát luyến âm trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

- GV chuyển sang hoạt động mới.         

2. Hướng dẫn chung về kĩ thuật hát luyến âm

- Hơi thở: hít thở sâu, giữ hơi chắc, lấy hơi nhịp nhàng, điều tiết hơi thở hợp lí.

- Miệng: mở tự nhiên, môi thả lỏng, hàm dưới chuyển động linh hoạt; có thể mỉm nhẹ như đang cười. Phát âm nhanh và nhẹ nhàng, rõ lời ca.

- Âm thanh: vang liền mạch, không bị rời rạc hoặc lúc to lúc nhỏ.

- Khi luyện thanh xuống những âm thấp cần khai thác thêm khoảng vang lồng ngực. Khi luyện thanh lên những âm cao, cần giữ hơi thở thật vững chắc và đều đặn, không căng thẳng.

Hoạt động 3: Tìm hiểu thông tin về tác giả và bài hát Lí ta lí, Thương ca tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số thông tin chính về tác giả và bài hát Lí ta lí, Thương ca tiếng Việt.

b. Nội dung: GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm tìm hiểu về tác giả, tác phẩm và nội dung, ý nghĩa của bài hát Lí ta lí, Thương ca tiếng Việt.

c. Sản phẩm: HS trình bày về tác giả, tác phẩm và nội dung, ý nghĩa của bài hát Lí ta lí, Thương ca tiếng Việt và chuẩn kiến thức của GV. 

d. Tổ chức thực hiện:

------------------------- Còn tiếp -------------------------

 

II. TRẮC NGHIỆM KÌ 2 ÂM NHẠC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

BÀI 2: THỰC HÀNH HÁT NẢY TIẾNG

(14 CÂU)

 

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Đâu là cách lấy hơi thở khi hát nảy tiếng?

A. Lấy hơi sâu, nhịp nhàng.

B. Lấy đủ hơi, nén liên tục và đẩy nhẹ nhàng.

C. Lấy hơi nhanh chóng.

D. Lấy hơi mỏng và đẩy nhẹ nhàng.

Câu 2: Bản nhạc “Sóng sông Danube” được sáng tác năm nào?

A. Năm 1880.

B. Năm 1881.

C. Năm 1882.

D. Năm 1883.

Câu 3: Trích đoạn “Sóng sông Danube” có cấu trúc gồm mấy đoạn?

A. Hai đoạn.

B. Ba đoạn.

C. Bốn đoạn.

D. Năm đoạn.

Câu 4: Đoạn hai của trích đoạn “Sóng sông Danube” có giai điệu

A. hào hùng, mạnh mẽ, khỏe khoắn.

B. nhẹ nhàng, sâu lắng, trầm bổng.

C. du dương, dìu dặt.

D. nảy gọn, vui vẻ, tự hào, sinh động.

Câu 5: Ai là tác giả bài hát “Guitar xanh”?

A. Văn Cao.

B. Nguyễn Thu Thủy.

C. Nguyễn Ngọc Thiện.

D. Nguyễn Văn Chung.

Câu 6: Bài hát “Guitar xanh” được sáng tác vào thời gian nào?

A. Năm 2010.

B. Năm 1011.

C. Năm 2012.

D. Năm 2013.

…………………….

 

2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 1: Ý nào sau đây nói không đúng về bản nhạc “Guitar xanh”?

A. Sáng tác vào năm 2013.

B. Bài hát có giai điệu sinh động, tốc độ linh hoạt.

C. Niềm hạnh phúc, bất ngờ khi đứng trước khung cảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên.

D. Được sáng tác bởi nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện.

Câu 2: Đâu không phải là kĩ thuật hát nảy tiếng?

A. Lấy đủ hơi, nén hơi liên tục và đẩy nhẹ nhàng.

B. Phát âm nhẹ nhàng, không cần rõ từng từ của mẫu âm.

C. Bật âm thanh gọn và sáng ra phía ngoài miệng.

D. Chú ý ngắt, nảy từng âm một cách nhẹ nhàng, không gằn tiếng.

------------------------- Còn tiếp -------------------------

 

BÀI 19: BẢN NHẠC SONG FROM A SECRET GARDEN

(12 CÂU)

 

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Bản nhạc “Song from a secret garden” là tác phẩm

A. trong album đầu tiên của ban nhạc Secret Garden.

B. trong album thứ hai của ban nhạc Secret Garden.

C. trong album thứ ba của ban nhạc Secret Garden.

D. trong album thứ tư của ban nhạc Secret Garden.

Câu 2: Bản nhạc “Song from a secret garden” thể hiện

A. cảm xúc buồn thương, da diết.

B. cảm xúc vui vẻ, hoài niệm.

C. cảm xúc sâu lắng, tha thiết.

D. cảm xúc bay bổng, lắng đọng.

Câu 3: Bản nhạc “Song from a secret garden” được biên soạn ở giọng nào?

A. Đô thứ.

B. Son thứ.

C. La thứ.

D. Mi thứ.

Câu 4: Bản nhạc “Song from a secret garden” gồm mấy đoạn?

A. Hai đoạn.

B. Ba đoạn.

C. Bốn đoạn.

D. Năm đoạn.

Câu 5: Tác giả của bản nhạc “Song from a secret garden” là ai?

A. Fionnuala Sherry.

B. Secret Garden.

C. Josh Grroban.

D. Rolf Lovland.

Câu 6: Đâu là tính chất âm nhạc đoạn một của bản nhạc “Song from a secret garden”?

A. Trầm bổng, lắng đọng.

B. Nhẹ nhàng, bay bổng.

C. Êm dịu, tha thiết.

D. Hào hùng, mãnh liệt.

 

2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 1: Ban nhạc Secret Garden có mấy thành viên?

A. Hai.

B. Ba.

C. Bốn.

D. Năm.

Câu 2: Rolf Lovland là người nước nào?

A. Đức.

B. Na Uy.

C. Ireland.

D. Nga.

Câu 3: Ý nào dưới đây nói không đúng về bản nhạc “Song from a secret garden”?

A. Bản nhạc thể hiện cảm xúc buồn thương da diết.

B. Bản nhạc được biên soạn ở giọng Đô thứ.

C. Bản nhạc gồm có 3 đoạn.

D. Bản nhạc giống như câu chuyện kể về tâm trạng trăn trở, bang khuâng của con người.

 

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Album nào sau đây của ban nhạc Secret Garden được ra mắt năm 1998?

A. Highlights.

B. White Stones.

C. Fairytales.

D. Songs from a Secret Garden.

------------------------- Còn tiếp -------------------------

 

Giáo án kì 2 Âm nhạc 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 Âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu được tặng thêm:


Từ khóa: giáo án kì 2 Âm nhạc 12 chân trời sáng tạo, bài giảng kì 2 môn Âm nhạc 12 chân trời sáng tạo, tài liệu giảng dạy Âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay