Phiếu trắc nghiệm Đạo đức 5 chân trời Bài 11: Em chủ động phòng, tránh xâm hại

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Đạo đức 5 chân trời sáng tạo . Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: Em chủ động phòng, tránh xâm hại. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án đạo đức 5 chân trời sáng tạo

BÀI 11: EM CHỦ ĐỘNG PHÒNG, TRÁNH XÂM HẠI

(15 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để:

A. Sống một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

B. Không bị xâm hại tình dục, không bị bóc lột sức lao động…

C. Được học tập trong một môi trường lành mạnh.

D. Có thể lớn lên và phát triển trong một gia đình hạnh phúc.

Câu 2: Hành vi bị liên quan đến xâm hại trẻ em là:

A. Yêu thương, quý trọng, gắn bó.

B. Dạy dỗ, bạo lực, bóc lột trẻ em, bảo ban.

C. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

D. Thương yêu, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư.

Câu 3: Người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể:

A. Bị xử lí hình sự và phạt hành chính 200 triệu đồng.

B. Bị xử lí hình sự lên tới 20 năm.

C. Bị xử phạt hành chính lên tới 300 triệu đồng.

D. Chịu mức án cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.

Câu 4: Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm gì với hành vi xâm hại trẻ em?

A. Đến nhà để đòi lại sự công bằng cho trẻ em.

B. Thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.

C. Không cần có trách nhiệm gì.

D. Mắng mỏ, chỉ trích nạn nhân.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến xâm hại trẻ em?

A. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

B. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.

C. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

D. Không công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em.

 Câu 2: Ý nào sau đây không đúng khi nói về xâm hại trẻ em?

A. Những thông tin cá nhân của trẻ em được pháp luật bảo vệ để tránh bị xâm hại.

B. Cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.

C. Pháp luật Việt Nam quy định tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể chịu mức án cao nhất là tử hình.

D. Bắt trẻ nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân.

Câu 3: Đâu là Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em?

A. 111.B. 112.C. 113.D. 114.

Câu 4: Trường hợp nào sau đây không có nguy cơ bị xâm hại?

A. Lan bị bệnh và được bố mẹ đi khám ở bệnh viện. Bác sĩ yêu cầu bố mẹ ra ngoià và muốn Lan cởi quần áo để kiểm tra.

B. Tại công viên, có người nước ngoài nhờ Bin chỉ đường đến nhà vệ sinh.

C. Cốm trông thấy một người đàn ông đang ép buộc một bạn nhỏ đi xin ăn và nộp tiền về cho ông ấy.

D. Na phát hiện gia đình mới chuyển đến cạnh nhà mình thường xuyên đánh đập con cái.

Câu 5: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của xâm hại?

A. Bạn Lân thường bảo Cường là đần, béo ú khiến Cường buồn bã, thiếu tự tin.

B. Mỗi khi công việc không thuận lợi, mẹ thường cáu gắt và đánh, mắng Lan.

C. Bác sĩ bảo An cởi áo để khám ngực khi có cả mẹ bạn ở đó.

D. Bố bắt Tâm phải nghỉ học để làm việc nhà.

Câu 6: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới hình thức để làm gì?

A. Không bị xâm hại tình dục, không bị bỏ rơi, bỏ mặc,…

B. Bị bóc lột sức lao động.

C. Bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

D. Bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Khi chú A gọi em sang nhà, cho em ăn rất nhiều món ngon, sau đó mở một bộ phim mà các diễn viên đều không mặc đồ, em phải làm gì?

A. Xem cùng chú.

B. Từ chối không xem và tránh xa chú.

C. Không xem và chỉ ngồi cùng chú.

D. Bảo chú rằng mình muốn xem phim hoạt hình.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em?

A. Tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân.

B. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.

C. Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

D. Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.

 

=> Giáo án Đạo đức 5 Chân trời bài 11: Em chủ động phòng, tránh xâm hại

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đạo đức 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay