Phiếu trắc nghiệm Đạo đức 5 chân trời Bài 8: Em bảo vệ môi trường
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Đạo đức 5 chân trời sáng tạo . Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Em bảo vệ môi trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án đạo đức 5 chân trời sáng tạo
BÀI 8: EM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG(16 CÂU)A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
(16 CÂU)A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Giờ Trái Đất là một sáng kiến do:
A. Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên khởi xướng.
B. Liên Hợp Quốc khởi xướng.
C. Tổ chức Y tế Thế giới khởi xướng.
D. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc khởi xướng.
Câu 2: Việt Nam tham gia Giờ Trái Đất từ năm bao nhiêu?
A. Năm 2009. | C. Năm 2011. |
B. Năm 2010. | D. Năm 2012. |
Câu 3: Việt Nam tham gia Giờ Trái Đất với khẩu hiệu:
A. Tiết kiệm năng lượng. | C. Vì một tương lai xanh. |
B. Bảo vệ sự sống. | D. Tắt đèn bật tương lai. |
Câu 4: Năm bao nhiêu Giờ Trái Đất tại Việt Nam đánh dấu hành trình 15 năm kết nối và lan tỏa?
A. Năm 2024. | C. Năm 2022. |
B. Năm 2023. | D. Năm 2021. |
Câu 5: Giờ Trái Đất khuyến khích các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt các thiết bị điện không ảnh hưởng đến sinh hoạt trong:
A. 60 phút, từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng Ba hằng năm.
B. 60 phút, từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút ngày thứ Sáu cuối cùng của tháng Ba hằng năm.
C. 60 phút, từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút ngày thứ Năm cuối cùng của tháng Ba hằng năm.
D. 60 phút, từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút ngày Chủ nhật cuối cùng của tháng Ba hằng năm.
Câu 6: Ngày Trái Đất là:
A. Là ngày vận động mọi người nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị môi trường sống.
B. Là ngày vận động mọi người nâng cao nhận thức và hành động nhằm phát triển kinh tế cá nhân.
C. Là ngày vận động mọi người nâng cao sức khỏe cho bản thân và gia đình.
D. Là ngày mọi người phòng, tránh biến đổi khí hậu trên toàn thế giới.
Câu 7: Ngày Trái Đất được đề xuất lần đầu ở đâu?
A. Đức. | B. Mỹ. | C. Hoa Kỳ. | D. Trung Quốc. |
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói đến Chiến dịch Giờ Trái Đất?
A. Là một sáng kiến do Liên Hợp Quốc khởi xướng.
B. Nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
C. Ứng phó với biến đổi khí hậu trên toàn thế giới.
D. Được diễn ra vào ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng Ba hằng năm.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về Ngày Trái Đất?
A. Là ngày vận động mọi người nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị môi trường sống.
B. Được đề xuất lần đầu ở Mỹ năm 1971, năm 2009 đã được Liên Hợp Quốc công nhận.
C. Được tổ chức vào ngày 23 tháng 4 hằng năm.
D. Nhằm khuyến khích các phong trào hoạt động bảo vệ môi trường trên toàn thế giới.
Câu 3: Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động hưởng ứng Ngày Trái Đất?
A. Trồng cây xanh.
B. Thu gom rác thải.
C. Tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường sống.
D. Đốt rơm rạ ở ngoài đồng.
Câu 4: Hành động nào sau đây không giúp bảo vệ môi trường?
A. Sử dụng năng lượng mặt trời.
B. Không săn bắt, buôn bán tráui phép động vật hoang dã.
C. Đổ rác không đúng nơi quy định.
D. Mang theo bình nước đi học.
Câu 5: Hành động nào sau đây biết bảo vệ môi trường sống?
A. Bác của My thường xuyên phun thuốc trừ sâu.
B. Bin vứt túi ni-lông xuống biển.
C. Ở quê Nam, mọi người thường đốt rơm rạ ở ngoài đồng.
D. Lan có thói quen tái sử dụng các đồ dùng.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Việc đốt rác ở đường làng mang lại hậu quả gì?
A. Gây ô nhiễm môi trường nước.
B. Gây ô nhiễm môi trường không khí nặng nề.
C. Gây ô nhiễm môi trường đất.
D. Gây ảnh hưởng các loài vật dưới đất.
Câu 2: Theo em, việc nuôi lợn, trâu thả rông quanh nhà gây ô nhiễm môi trường như thế nào?
A. Ảnh hưởng quá trình phát triển của các loài cây xung quanh.
B. Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế của người dân.
C. Ảnh hưởng môi trường sống dân cư, phát sinh dịch bệnh, sức khỏe cộng đồng,…
D. Ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ, gây ra ô nhiễm nguồn nước.
=> Giáo án Đạo đức 5 Chân trời bài 8: Em bảo vệ môi trường