Giáo án Đạo đức 5 Chân trời bài 11: Em chủ động phòng, tránh xâm hại

Giáo án bài 11: Em chủ động phòng, tránh xâm hại sách Đạo đức 5 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Đạo đức 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án đạo đức 5 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án đạo đức 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 11: EM CHỦ ĐỘNG PHÒNG, TRÁNH XÂM HẠI

(3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em.

  • Thực hiện được một số kĩ năng để phòng, tránh xâm hại.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác:. Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong xử lí tình huống; ứng xử khéo léo để chủ động phòng, tránh xâm hại.

  • Giải quyết vấn đề sáng tạo: Biết một số kĩ năng để phòng, tránh xâm hại.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực phát triển bản thân: Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em; thực hiện được một số kĩ năng để phòng, tránh xâm hại.

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em và một số kĩ năng phòng, tránh xâm hại; tự đánh giá được những hành vi xâm hại và không xâm hại trong các tình huống khác nhau; thực hiện được một số kĩ năng phòng, tránh xâm hại.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: Tự giác, chủ động trong việc phòng, tránh xâm hại.

  • Trung thực: Mạnh dạn nói lên ý kiến của mình để phòng, tránh xâm hại hiệu quả. 

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1.  Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, VBT (nếu có).

  • Giấy A4 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp).

  • Bút viết, bảng con và phấn/bút lông viết bảng.

  • Bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu.

  • Các hình ảnh minh họa tình huống về một số kĩ năng phòng, tránh xâm hại.

2. Đối với học sinh

  • SHS Đạo đức 5.

  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. 

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS nghe, vận động theo bài hát Năm ngón tay xinh (Nhạc và lời: Đoàn Ngô Tình).

https://youtu.be/oRMbqZVN5jA 

- Sau khi kết thúc bài hát, GV nêu yêu cầu: Nêu cách sử dụng quy tắc năm ngón tay mà bài hát nhắc đến.

- Sau khi HS chia sẻ xong, GV ghi nhận thông tin và tổng kết hoạt động để kết nối vào bài học.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Cơ thể em là của em và không ai được đụng chạm vào cơ thể em nếu em chưa cho phép. Quy tắc năm ngón tay là bí quyết hàng đầu giúp em luôn chủ động nhận biết và phòng, tránh xâm hại. Trong bài học “Em chủ động phòng, tránh xâm hại”, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em và một số kĩ năng để phòng, tránh xâm hại.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu

a. Mục tiêu: HS nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em. 

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc thành 4 nhóm, đọc thông tin 1 – 4 (SGK tr.53 - 54) trả lời nhanh yêu cầu: Nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em.

Tech12h
Tech12h
Tech12h
Tech12h

- GV yêu cầu HS các nhóm trình bày theo dạng sơ đồ tư duy. 

- GV mời đại diện 4 HS trình bày. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và ghi nhận đáp án hợp lí: 

Tech12h
Tech12h
Tech12h
Tech12h

- GV cho HS xem video “Nâng cao hiệu quả phòng chống xâm hại trẻ em”

https://youtu.be/H3FvU18KZN0 

- GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận:

+ Pháp luật đã được thực thi như thế nào đối với các đối tượng xâm hại trẻ?

+ Để đẩy mạnh việc phòng, tránh và bảo vệ trẻ trước hành vi xâm hại cần có các giải pháp nào?

- GV mời HS cả lớp phát biểu ý kiến. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án hợp lí:

+ Pháp luật đã thực thi đúng người đúng tội thể hiện sự nghiêm minh, răn đe đối với tội phạm và sự công bằng, bảo vệ lẽ phải đối với các nạn nhân. 

+ Để đẩy mạnh việc phòng, tránh và bảo vệ trẻ trước hành vi xâm hại cần có sự giáo dục từ gia đình, nhà trường về các biện pháp ứng phó khi trẻ bị xâm hại đồng thời phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật siết chặt các quy định về xử lí đối tượng xâm hại và các cơ quan hỗ trợ trẻ em ở các địa phương. 

Hoạt động 2: Quan sát tranh và nêu các bước phòng, tránh xâm hại

a. Mục tiêu: HS nhận biết được các bước phòng, tránh xâm hại trẻ em. 

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS quan sát 4 tranh SGK tr.55: 

Tech12h

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 HS đọc trả lời câu hỏi: 

+ Tin đã làm gì để phòng, tránh xâm hại? 

+  Nêu các bước để phòng, tránh xâm hại. 

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

- GV nêu kết luận: 

+ Tranh 1: Khi em cảm thấy không thoải mái vì bị người lạ đụng chạm vào cơ thể, hoặc khi em phát hiện những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm như: người lạ nhìn chằm chằm vào vùng riêng tư trên cơ thể em, nói những lời tục tĩu hoặc dụ dỗ, đến gần nói chuyện,...

+ Tranh 2: Kiên quyết nói không, xua tay từ chối hoặc la hét to để mọi người xung quanh chú ý.

+ Tranh 3: Chạy khỏi, đi khỏi người lạ hoặc nơi không an toàn thật nhanh. 

+ Tranh 4: Kể, chia sẻ thông tin hoặc cảm xúc của em về tình huống nguy hiểm vừa trải qua với người lớn đáng tin cậy như: bố mẹ, thầy cô giáo, cô chú bảo vệ, cô chú công an,...

- GV chốt lại 4 bước phòng, tránh xâm hại:

+ Bước 1: Nhận diện tình huống nguy hiểm.

+ Bước 2: Từ chối, nói không.

+ Bước 3: Nhanh chóng rời khỏi tình huống nguy hiểm.

+ Bước 4: Chia sẻ với người lớn đáng tin cậy. 

 - GV yêu cầu HS xem video “Phòng tránh xâm hại trẻ em- Quy tắc 06 cánh hoa”

https://youtu.be/wTlwvPfnHsc 

- GV giới thiệu cho HS “5 vòng tròn giúp trẻ giữ khoảng cách an toàn”

Tech12h

https://youtu.be/S7CvkW1VHC0 

- GV cho HS hát và vận động theo ca khúc “Bài hát 5 ngón tay xinh - Dạy bé tự bảo vệ mình khỏi xâm hại tình dục”

Hoạt động 3: Đọc các trường hợp và cho biết cách thực hiện một số kĩ năng phòng, tránh xâm hại

a. Mục tiêu: HS thực hiện được một số kĩ năng phòng, tránh xâm hại. 

b. Cách tiến hành

- GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:

+ Nhóm 1: Đọc và xử lí trường hợp 1 

+ Nhóm 2: Đọc và xử lí tình huống 2 

+ Nhóm 3: Đọc và xử lí trường hợp 3 

- GV mời đại diện 3 nhóm trình bày cách xử lí. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, nhận xét:

+ Trường hợp 1: 

  • Tin bị yêu cầu giữ bí mật nhưng em cảm thấy lo lắng và hành động này có động chạm đến cơ thể Tin. Cho nên bí mật này là bí mật xấu.

  • Tin cần ngay lập tức chia sẻ điều này với bố mẹ hoặc người thân đáng tin cậy để đưa ra sự bảo vệ, lời khuyên và giải quyết vấn đề Tin gặp phải. 

  • Tin đã phân biệt bí mật “tốt” và bí mật “xấu”.

+ Trường hợp 2:

  • Na đã cảnh giác và xác định được người lạ mặt kia có những lời nói, hành vi gây nguy hiểm đến cho em. 

  • Na đã nói lời từ chối dứt khoát 

  • Na và nhanh chóng rời khỏi nơi có người lạ mặt đi thông báo cho cô giáo.

  • Na đã áp dụng quy tắc “Nói không – Rời khỏi – Chia sẻ”.

+ Trường hợp 3: 

  • Cốn đã vẽ bàn tay và ghi tên, số điện thoại của người thân và đường dây nóng, địa chỉ của bản thân để đem theo bên mình. 

…………………

 

 

 

 

- HS xem và hát theo giai điệu bài hát. 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện. 

 

- HS trình bày. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video. 

 

 

 

- HS lắng nghe. 

 

 

 

- HS thảo luận. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm. 

 

 

 

- HS trình bày kết quả thảo luận. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ. 

……………………

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án kì I
  • Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -12 phiếu
  • Một số đề kiểm tra giữa kì I

Phí giáo án

1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh

  • Giáo án word: 450k/môn
  • Giáo án Powerpoint:  500k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 900k/môn

2. Với các môn còn lại

  • Giáo án word: 300k/môn
  • Giáo án Powerpoint: 350k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì

  • Giáo án word: 1500k
  • Giáo án Powerpoint: 1700k
  • Trọn bộ word + PPT: 2500k

=> Lưu ý: Khi đặt chỉ gửi trước 1200k đến lúc nhận học kì 1 gửi số còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án đạo đức 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ĐẠO ĐỨC 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐẠO ĐỨC 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chat hỗ trợ
Chat ngay