Phiếu trắc nghiệm Địa lí 11 cánh diều ôn tập chương 1: Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 1: Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI (PHẦN 2)

 

Câu 1: Nguyên nhân các hoạt động thương mại trên thế giới ngày càng tự do hơn là do:

  1. tự do hóa di chuyển các luồng vốn quốc tế, xây dựng hiệp định.
  2. cắt giảm dần thuế quan và đảm bảo tính cạnh tranh công bằng.
  3. chiếm thị phần lớn trong nền kinh tế, mở rộng quan hệ quốc tế.
  4. thúc đẩy tự do hóa thương mại, đa dạng hóa các ngành dịch vụ.

Câu 2: Một số tổ chức có vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực trên thế giới hiện nay là:

  1. IMF, WTO.
  2. WFP, APEC.
  3. FAO, WFP.
  4. EU, ASEAN.

Câu 3: Khu vực có tuổi thọ trung bình của người dân thấp nhất thế giới là:

  1. Bắc Âu, Bắc Mĩ.
  2. Đông Á, Tây Nam Á.
  3. Bắc Mĩ, Trung Mĩ.
  4. Tây Phi, Đông Phi.

Câu 4: Cơ cấu kinh tế là tập hợp:

  1. các ngành, lĩnh vực và bộ phận kinh tế.
  2. các vùng, lĩnh vực và bộ phận kinh tế.
  3. các ngành, khu vực và lĩnh vực kinh tế.
  4. các vùng, các ngành và bộ phận kinh tế.

Câu 5: Lĩnh vực nào sau đây thuộc an ninh phi truyền thống?

  1. Chiến tranh cục bộ.
  2. Xung đột sắc tộc.
  3. Dịch bệnh toàn cầu.
  4. Khủng bố vũ trang.

Câu 6: Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người) có ý nghĩa phản ánh:

  1. Mức độ ảnh hưởng của tư bản tài chính ở một quốc gia và giữa các quốc gia
  2. Sự hiện thực hoá tri thức vào nền kinh tế, cho thấy tốc độ phát triển của một quốc gia.
  3. Trình độ phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống của mỗi người dân ở từng quốc gia.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Theo tiêu chí phân nhóm nước của Liên hợp quốc năm 2020, nhóm nước có mức thu nhập (USD/người) là bao nhiêu thì được coi là nhóm nước có thu nhập cao?

  1. Từ 4046 đến 12535
  2. Trên 12535
  3. Trên 25758
  4. Trên 50000

Câu 8: Đâu không phải một tiêu chuẩn phổ biến cho thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế?

  1. Tiêu chuẩn quản lí chất lượng.
  2. Tiêu chuẩn quản lí môi trường.
  3. Tiêu chuẩn quản lí năng lượng.
  4. Tiêu chuẩn chính trị trong sạch.

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về biểu hiện của khu vực hoá kinh tế?

  1. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 24 tổ chức liên kết kinh tế khu vực có quy mô lớn với những mức độ quan hệ khác nhau.
  2. Mỗi quốc gia chỉ được phép là thành viên của một tổ chức liên kết kinh tế.
  3. Trong các tổ chức liên kết kinh tế khu vực ngày càng có nhiều hiệp định về kinh tế, chính trị, môi trường,... được kí kết.
  4. Thương mại nội vùng giữa các quốc gia trong cùng khu vực ngày càng tăng.

Câu 10: Việt Nam là thành viên chính thức của UN từ năm:

  1. 1945
  2. 1954
  3. 1975
  4. 1977

Câu 11: Tổ chức Thương mại Thế giới (The World Trade Organization - WTO) được thành lập vào:

  1. 07/1965
  2. 09/1969
  3. 02/1984
  4. 01/1995

Câu 12: An ninh lương thực được hiểu là:

  1. Khả năng sản xuất lương thực ở mỗi quốc gia và sự dư thừa về lương thực, chứng minh cho sự dồi dào của một quốc gia về lương thực.
  2. Sự bảo đảm của mỗi quốc gia và thế giới về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu.
  3. Tình trạng hấp thu dinh dưỡng từ lương thực, thực phẩm của người dân có được tốt hay không và sự tác động của chính quyền đến vấn đề đó.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Đâu là giải pháp để đảm bảo an ninh nguồn nước:

  1. Các tổ chức quốc tế thường xuyên phối hợp nghiên cứu, thảo luận, triển khai những sáng kiến hành động nhằm giải quyết các thách thức của vấn đề an ninh nguồn nước.
  2. Các quốc gia khan hiếm nước và các quốc gia trong cùng một lưu vực sông cần tăng cường hợp tác, chia sẻ và kiểm soát nguồn nước.
  3. Mỗi quốc gia đồng thời chủ động bảo vệ nguồn nước, khắc phục tình trạng ô nhiễm nước và đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi, công nghệ xử lí nước và tái sử dụng nước,... để đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Đâu không phải là khu vực có vị trí chiến lược về năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ?

  1. Bắc Âu.
  2. Tây Nam Á.
  3. Trung Á.
  4. Biển Đông.

Câu 15: Quan niệm an ninh phi truyền thống không bao gồm:

  1. An ninh quân sự.
  2. An ninh tài chính.
  3. An ninh năng lượng.
  4. An ninh nguồn nước.

Câu 16: Khủng hoảng an ninh lương thực có thể ảnh hưởng như thế nào?

  1. Làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người dân.
  2. Làm phức tạp hơn vấn đề xung đột, khủng bố của nhiều quốc gia và thế giới.
  3. Làm đứt gãy chuỗi cung ứng kinh tế toàn cầu.
  4. Cả A và B.

Câu 17: An ninh mạng là vấn đề mới của an ninh toàn cầu trong bối cảnh:

  1. Nhiều nhà khoa học ra đời.
  2. Bùng nổ công nghệ thông tin.
  3. Chiến tranh thế giới thứ ba có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
  4. Các quốc gia không có cách nào để kiểm soát các nội dung độc hại trên mạng.

Câu 18: Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại thành phố:

  1. Washington (Hoa Kỳ).
  2. New York (Hoa Kỳ).
  3. Paris (Pháp).
  4. Moscow (Nga).

Câu 19: Nước nào sau đây không phải thành viên của APEC?

  1. Ấn Độ.
  2. Nga.
  3. Papua New Guinea.
  4. Peru.

Câu 20: Về bản chất, toàn cầu hoá kinh tế là:

  1. Sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực, tạo nên sự tự chủ trong sản xuất và liên kết hợp tác trong thương mại giữa các quốc gia và các công ty lớn.
  2. Sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển, hướng tới một nền kinh tế thế giới hội nhập và thống nhất.
  3. Việc đưa tất cả các nước trên thế giới vào làm kinh tế, không để cho mỗi quốc gia hoạt động theo các chính sách của riêng mình, hướng tới một nền kinh tế thế giới hội nhập và thống nhất.
  4. Việc tạo nên sự công bằng và thúc đẩy lẫn nhau trong hoạt động kinh tế giữa các nước.

Câu 21: Cơ cấu giá trị thương mại của nhóm các nước phát triển năm 2020 so với toàn thế giới là bao nhiêu?

  1. 25 %
  2. 41.3 %
  3. 58.7 %
  4. 90.7%

Câu 22: Câu nào sau đây không đúng về các chỉ số của Việt Nam?

  1. GDP ước tính năm 2022 là 4080.9 tỉ USD.
  2. Thu nhập bình quân đầu người ước tính năm 2022 là 4122 USD.
  3. Chỉ số Gini năm 2018 là 35.7.
  4. Chỉ số HDI năm 2021 là 0.703.

Câu 23: Đâu là một tác động tích cực của toàn cầu hoá kinh tế?

  1. Quá trình toàn cầu hoá hạn chế chuyển dịch cơ cấu kinh tế song lại thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, phát triển sản xuất, tăng trưởng nhanh kinh tế toàn cầu.
  2. Quá trình toàn cầu hoá diễn ra tạo nhiều cơ hội giao lưu và học tập, tiếp thu những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại.
  3. Toàn cầu hoá kinh tế tạo cơ sở vững chắc cho các công ty, tập đoàn lớn; kìm hãm ảnh hưởng của các công ty nhỏ.
  4. Cả A và B.

Câu 24: Câu nào sau đây không đúng về hệ quả của khu vực hoá kinh tế?

  1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự do hoá thương mại, đầu tư dịch vụ giữa các quốc gia và giữa các khu vực với nhau.
  2. Lợi ích kinh tế của các nước thành viên được bảo đảm trong các tổ chức khu vực.
  3. Khu vực hoá kinh tế thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường ở các quốc gia, tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn, là nền tảng cho quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới.
  4. Xu hướng khu vực hoá kinh tế góp phần giải quyết các vấn đề như tính tự chủ về kinh tế, vấn đề cạnh tranh giữa các khu vực,...

Câu 25: Bản đồ nào sau đây thể hiện được các thành viên của IMF?

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay