Phiếu trắc nghiệm địa lí11 cánh diều bài 5: Phiếu trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Phiếu trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: An ninh lương thực được hiểu là:

  1. Khả năng sản xuất lương thực ở mỗi quốc gia và sự dư thừa về lương thực, chứng minh cho sự dồi dào của một quốc gia về lương thực.
  2. Sự bảo đảm của mỗi quốc gia và thế giới về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu
  3. Tình trạng hấp thu dinh dưỡng từ lương thực, thực phẩm của người dân có được tốt hay không và sự tác động của chính quyền đến vấn đề đó.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Tình trạng mất an ninh lương thực là:

  1. Vấn đề của các nước châu Phi
  2. Vấn đề của các nước Trung Đông
  3. Vấn đề toàn cầu
  4. Cả A và B.

Câu 3: Đâu không phải là khu vực chịu tác động mạnh nhất của nạn đói?

  1. Đông Phi
  2. Trung Phi
  3. Đông Á
  4. Nam Á

Câu 4: An ninh nguồn nước được hiểu là:

  1. Sự bảo đảm về trữ lượng nước, chất lượng nước để phục vụ cho sinh kế, hoạt động sản xuất, môi trường sinh thái
  2. Sự bảo đảm được bảo vệ trước các dịch bệnh, thiên tai liên quan đến nước, bảo tồn hệ sinh thái trong môi trường hoà bình và ổn định chính trị
  3. Sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước đối với việc sử dụng và sản xuất nước sạch ở mỗi quốc gia.
  4. Cả A và B.

Câu 5: Đâu là giải pháp để đảm bảo an ninh nguồn nước:

  1. Các tổ chức quốc tế thường xuyên phối hợp nghiên cứu, thảo luận, triển khai những sáng kiến hành động nhằm giải quyết các thách thức của vấn đề an ninh nguồn nước.
  2. Các quốc gia khan hiếm nước và các quốc gia trong cùng một lưu vực sông cần tăng cường hợp tác, chia sẻ và kiểm soát nguồn nước.
  3. Mỗi quốc gia đồng thời chủ động bảo vệ nguồn nước, khắc phục tình trạng ô nhiễm nước và đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi, công nghệ xử lí nước và tái sử dụng nước,... để đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: An ninh năng lượng được hiểu là:

  1. Việc duy trì các nguồn cung cấp năng lượng, giá cả hợp lí, đồng thời phải tiến hành công tác bảo vệ môi trường và cung cấp khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
  2. Khả năng tối ưu hoá việc sử dụng năng lượng và sản xuất năng lượng, sao cho các nước luôn được tự chủ về vấn đề năng lượng.
  3. Công việc điều phối hoạt động sản xuất dầu khí phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị thế giới.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Đâu không phải là khu vực có vị trí chiến lược về năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ?

  1. Bắc Âu
  2. Tây Nam Á
  3. Trung Á
  4. Biển Đông

Câu 8: An ninh mạng được hiểu là:

  1. Sự quản lí chặt chẽ của nhà nước ở mỗi quốc gia đối với cách hoạt động của Internet và việc sử dụng Internet của người dân.
  2. Sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
  3. Sự phòng chống các tệ nạn có thể gây ra cho người dùng Internet như tin giả, video, hình ảnh khiêu dâm, trò chơi bạo lực,…
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Các quốc gia đã có hoạt động nào để giải quyết vấn đề an ninh mạng?

  1. Các quốc gia, tổ chức, liên minh quốc tế đã cùng nhau xây dựng các chiến lược, luật an ninh mạng
  2. Các quốc gia, tổ chức, liên minh quốc tế đã tăng cường phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách về an ninh mạng, phòng chống khủng bố mạng, tội phạm mạng,...
  3. Nhiều quốc gia đã tiến hành đầu tư đào tạo ngành an ninh mạng, tăng cường phòng thủ an ninh mạng, các tiêu chuẩn an ninh kĩ thuật số, luật an toàn dữ liệu, thành lập đơn vị an ninh mạng quốc gia
  4. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (8 câu)

Câu 1: Quan niệm an ninh phi truyền thống không bao gồm:

  1. An ninh quân sự
  2. An ninh tài chính
  3. An ninh năng lượng
  4. An ninh nguồn nước

Câu 2: Năm 2021, thế giới có khoảng bao nhiêu người bị đói, thiếu dinh dưỡng?

  1. 750 triệu người
  2. 1.4 tỉ người
  3. 2.3 tỉ người
  4. 3.7 tỉ người

Câu 3: Một số nguyên nhân gây mất an ninh lương thực như các cuộc xung đột vũ trang, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh,... làm:

  1. Gián đoạn nguồn cung và khả năng tiếp cận nguồn lương thực, thực phẩm
  2. Gia tăng sự lệ thuộc của người dân vào thực phẩm
  3. Tình hình kinh tế ở những nơi gặp an ninh lương thực trở nên hỗn loạn.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Khủng hoảng an ninh lương thực có thể ảnh hưởng như thế nào?

  1. Làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người dân
  2. Làm phức tạp hơn vấn đề xung đột, khủng bố của nhiều quốc gia và thế giới
  3. Làm đứt gẫy chuỗi cung ứng kinh tế toàn cầu
  4. Cả A và B.

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Năng lượng là nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế – xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế.
  2. Các cuộc xung đột ở thế kỉ XX đều liên quan đến vấn đề năng lượng và an ninh năng lượng.
  3. Tình trạng này ngày càng rõ nét và căng thẳng hơn trong quan hệ quốc tế ở đầu thế kỉ XXI.
  4. Thế giới vẫn phụ thuộc nhiều vào năng lượng hạt nhân, trong khi đó, trữ lượng các nguyên liệu để làm ra loại năng lượng này có xu hướng giảm, đối mặt với nguy cơ cạn kiệt trong tương lai.

Câu 6: Trong cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới, năng lượng tái tạo chiếm bao nhiêu %?

  1. 0.5%
  2. 5.3%
  3. 24.7%
  4. 31.2%

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về an ninh mạng?

  1. Các hoạt động gây mất an toàn an ninh mạng trên thế giới ngày càng nhiều và diễn biến nhanh, phức tạp, tinh vi hơn.
  2. Các cuộc tấn công an ninh mạng trong một quốc gia có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng, gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế toàn cầu.
  3. Các cuộc tấn công hệ thống hạ tầng thông tin, truyền thông quốc gia có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, hoà bình thế giới.
  4. Đảm bảo an ninh mạng và làm chủ không gian mạng đã trở thành một trong những nhiệm vụ cấp bách được nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm.

Câu 8: An ninh mạng là vấn đề mới của an ninh toàn cầu trong bối cảnh:

  1. Nhiều nhà khoa khọc ra đời
  2. Bùng nổ công nghệ thông tin
  3. Chiến tranh thế giới thứ ba có thể bùng phát bất cứ lúc nào
  4. Các quốc gia không có cách nào để kiểm soát các nội dung độc hại trên mạng.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?

  1. An ninh toàn cầu hiện đang là thách thứcđặt ra đối với toàn thế giới.
  2. Có nhiều quan niệm và cách phân chia khác nhau về vấn đề an ninh toàn cầu.
  3. Từ đầu thế kỉ XXI, thuật ngữ an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống được sử dụng phổ biến trong các hội nghị; diễn đàn khu vực, quốc tế; hợp tác song phương, đa phương giữa các quốc gia,...
  4. An ninh truyền thống là khái niệm đồng nghĩa với khái niệm an ninh chính trị, tức là sự đảm bảo quyền lực cho các tầng lớp lãnh đạo trong xã hội, hạn chế dân chủ, tạo sức ép về quyền lực lên nhứng người dưới quyền.

 -----------Còn tiếp --------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay