Phiếu trắc nghiệm Địa lí 11 cánh diều ôn tập chương 1: Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 1: Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI (PHẦN 3)

Câu 1: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các nước ta đã nhanh chóng nắm bắt được cơ hội nào dưới đây nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội?

  1. Nhận chuyển giao các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm.
  2. Đón đầu được công nghệ hiện đại và áp dụng vào sản xuất.
  3. Mở rộng thị trường buôn bán với nhiều nước trên thế giới.
  4. Phá bỏ hàng rào thuế quan, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

Câu 2: Nhân tố có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới là:

  1. nguồn nước.
  2. nguồn vốn.
  3. năng lượng.
  4. thị trường.

Câu 3: Các cuộc xung đột ở thế kỉ XX liên quan đến vấn đề nào sau đây?

  1. An ninh năng lượng.
  2. Thiếu nguồn nước.
  3. Tranh giành đất đai.
  4. Xung đột tộc người.

Câu 4: Toàn cầu hoá là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới không phải về:

  1. kinh tế.
  2. văn hoá.
  3. khoa học.
  4. chính trị.

Câu 5: Tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu?

  1. ASEAN.
  2. EU.
  3. NAFTA.
  4. MERCOSUR.

Câu 6: Các ngân hàng lớn của các quốc gia kết nối cùng nhau, tạo nên:

  1. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
  2. Một mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu.
  3. Hệ thống các công ty đa quốc gia.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Biểu hiện nào sau đây không đúng về toàn cầu hoá kinh tế?

  1. Thương mại thế giới phát triển.
  2. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
  3. Tăng cường vai trò của các công ty đa quốc gia.
  4. Giảm thiểu và tự do hoá các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu.

Câu 8: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (The International Monetary Fund – IMF) được thành lập vào:

  1. 12/1945
  2. 06/1980
  3. 07/1994
  4. 01/2000

Câu 9: Đâu không phải là khu vực chịu tác động mạnh nhất của nạn đói?

  1. Đông Phi.
  2. Trung Phi.
  3. Đông Á.
  4. Nam Á.

Câu 10:An ninh nguồn nước được hiểu là:

  1. Sự bảo đảm về trữ lượng nước, chất lượng nước để phục vụ cho sinh kế, hoạt động sản xuất, môi trường sinh thái.
  2. Sự bảo đảm được bảo vệ trước các dịch bệnh, thiên tai liên quan đến nước, bảo tồn hệ sinh thái trong môi trường hoà bình và ổn định chính trị.
  3. Sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước đối với việc sử dụng và sản xuất nước sạch ở mỗi quốc gia.
  4. Cả A và B.

Câu 11: An ninh mạng được hiểu là:

  1. Sự quản lí chặt chẽ của nhà nước ở mỗi quốc gia đối với cách hoạt động của Internet và việc sử dụng Internet của người dân.
  2. Sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  3. Sự phòng chống các tệ nạn có thể gây ra cho người dùng Internet như tin giả, video, hình ảnh khiêu dâm, trò chơi bạo lực,…
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Các quốc gia đã có hoạt động nào để giải quyết vấn đề an ninh mạng?

  1. Các quốc gia, tổ chức, liên minh quốc tế đã cùng nhau xây dựng các chiến lược, luật an ninh mạng.
  2. Các quốc gia, tổ chức, liên minh quốc tế đã tăng cường phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách về an ninh mạng, phòng chống khủng bố mạng, tội phạm mạng,...
  3. Nhiều quốc gia đã tiến hành đầu tư đào tạo ngành an ninh mạng, tăng cường phòng thủ an ninh mạng, các tiêu chuẩn an ninh kĩ thuật số, luật an toàn dữ liệu, thành lập đơn vị an ninh mạng quốc gia.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Một số nguyên nhân gây mất an ninh lương thực như các cuộc xung đột vũ trang, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh,... làm:

  1. Gián đoạn nguồn cung và khả năng tiếp cận nguồn lương thực, thực phẩm.
  2. Gia tăng sự lệ thuộc của người dân vào thực phẩm.
  3. Tình hình kinh tế ở những nơi gặp an ninh lương thực trở nên hỗn loạn.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Trong cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới, năng lượng tái tạo chiếm bao nhiêu %?

  1. 0.5%
  2. 5.3%
  3. 24.7%
  4. 31.2%

Câu 15: UN được thành lập nhằm mục tiêu hàng đầu là:

  1. Thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội đồng đều giữa các nước.
  2. Ngăn chặn nguy cơ bùng phát Thế chiến thứ ba.
  3. Duy trì một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: APEC có nhiệm vụ:

  1. Thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư trong khu vực.
  2. Khuyến khích hợp tác kinh tế – kĩ thuật giữa các thành viên; điều chỉnh các quy định và tiêu chuẩn trên toàn khu vực.
  3. Phối hợp trong xây dựng và triển khai các sáng kiến hành động dựa trên những chính sách, thoả thuận đạt được trong khu vực.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 17: AIMF có trụ sở chính tại:

  1. Washington (Hoa Kỳ)
  2. New York (Hoa Kỳ)
  3. London (Anh)
  4. Bắc Kinh (Trung Quốc)

Câu 18: Đâu là một biểu hiện về thương mại thế giới của toàn cầu hoá kinh tế?

  1. Tốc độ tăng trưởng của thương mại tăng nhanh và luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới.
  2. Tốc độ tăng trưởng của thương mại tăng chậm và luôn chậm hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới.
  3. Thương mại thế giới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ thiên tai và biến đổi khí hậu toàn cầu.
  4. Thương mại thế giới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các vấn đề văn hoá – xã hội ở mỗi quốc gia.

Câu 19: Hoạt động thương mại trên thế giới ngày càng tự do hơn thông qua việc:

  1. Cắt giảm dần thuế quan, tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan.
  2. Cắt giảm dần thuế quan, tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử.
  3. Cắt giảm dần thuế quan, tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử, tăng cường sự quản lí của nhà nước.
  4. Cắt giảm dần thuế quan, tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử, tăng cường sự quản lí của nhà nước và của các tổ chức kinh tế toàn cầu.

Câu 20: Đâu là một liên kết tam giác phát triển?

  1. Tam giác tăng trưởng Indonesia – Malaysia – Việt Nam (IMV-GT)
  2. Tam giác biển Nhật Bản – Hàn Quốc – Trung Quốc (JKC)
  3. Liên kết vùng Maas Rhein giữa Bỉ - Đức – Hà Lan (EMR)
  4. Liên kết vùng Caribbean giữa Mexico – Haiti – Cuba

Câu 21: Câu nào sau đây không đúng về APEC?

  1. APEC là một diễn đàn liên chính phủ dành cho 21 nền kinh tế thành viên ở Vành đai Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy thương mại tự do trên toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
  2. Để tiếp nối thành công của hàng loạt cuộc cải cách ở các nước châu Á vào giữa những năm 1980, APEC được thành lập vào năm 1989, nhằm đáp ứng sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng của các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương và sự ra đời của các khối thương mại khu vực ở các nơi khác trên thế giới.
  3. APEC nhằm mục đích thiết lập thị trường mới cho các sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu thô bên ngoài châu Âu.
  4. Có trụ sở chính tại Singapore, APEC được công nhận là một trong những khối đa phương cấp cao nhất, diễn đàn lâu đời nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn cầu.

Câu 22: Câu nào sau đây không đúng về các giải pháp để giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu?

  1. Khẩn cấp cung cấp lương thực và cứu trợ nhân đạo cho những vùng có nguy cơ cao nhất.
  2. Các nước lớn cần đẩy mạnh tăng gia sản xuất nông nghiệp, sản xuất ồ ạt góp phần đắc lực trong việc hỗ trợ các nước mất an ninh lương thực.
  3. Tăng cường phát huy vai trò của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Chương trình Lương thực thế giới trong sản xuất và phân phối lương thực toàn cầu.
  4. Các nước chủ động đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, bằng nhiều biện pháp như phát triển sản xuất lương thực, bình ổn giá lương thực, chính sách thương mại ưu tiên nhóm hàng lương thực – thực phẩm,...

Câu 23: Đâu không phải một nhiệm vụ của WTO?

  1. Tổ chức diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại đa phương.
  2. Hỗ trợ các quốc gia thành viên xây dựng dự toán ngân sách hằng năm.
  3. Giải quyết các tranh chấp thương mại; giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia.
  4. Thúc đẩy việc thực hiện những hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO.

Câu 24: Đâu không phải một nhiệm vụ của UN?

  1. Đảm bảo an ninh tài chính toàn cầu.
  2. Bảo vệ quyền con người.
  3. Cung cấp viện trợ nhân đạo.
  4. Hỗ trợ phát triển bền vững và hành động vì khí hậu.

Câu 25: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) là kiểu liên kết nào?

  1. Liên kết tam giác phát triển.
  2. Liên kết khu vực.
  3. Liên kết liên khu vực.
  4. Liên kết xuyên đại dương.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay