Phiếu trắc nghiệm địa lí 11 cánh diều bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1: Khu vực Đông Nam Á hiện nay có bao nhiêu quốc gia?

  1. 9
  2. 10
  3. 11
  4. 12

Câu 2: Diện tích đất của khu vực Đông Nam Á là:

  1. Khoảng 2 triệu km2
  2. Khoảng 4.5 triệu km2
  3. Khoảng 9 triệu km2
  4. Khoảng 13 triệu km2

Câu 3: Đâu không phải một biển ở Đông Nam Á?

  1. Biển Đông
  2. Biển Chết
  3. Biển Sulawesi
  4. Biển Java

Câu 4: Câu nào sau đây đúng về vị trí của lãnh thổ Đông Nam Á?

  1. Hầu như nằm trong khu vực nội chí tuyến của hai bán cầu (phần lãnh thổ đất liền và hải đảo kéo dài từ khoảng vĩ độ 28°B đến khoảng vĩ độ 10°N)
  2. Hầu như nằm trong khu vực khí hậu gió mùa châu Á
  3. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa lục địa Á – Âu với lục địa Australia.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đâu là một đồng bằng châu thổ có diện tích lớn ở khu vực Đông Nam Á?

  1. Đồng bằng sông Mê Nam
  2. Đồng bằng duyên hải Atlantic
  3. Đồng bằng Hoa Bắc
  4. Đồng bằng Limagne

Câu 6: Khu vực Đông Nam Á có hai nhóm đất chính là:

  1. Đất feralit phân bố ở khu vực Đông Nam Á hải đảo và đất phù sa ở phần lục địa.
  2. Đất feralit phân bố ở khu vực Đông Nam Á lục địa còn đất phù sa ở phần hải đảo
  3. Đất feralit phân bố ở khu vực đồi núi và đất phù sa phân bố ở khu vực đồng bằng
  4. Đất feralit phân bố ở khu vực đồng bằng và đất phù sa phân bố ở khu vực đồi núi

Câu 7: Đâu không phải một con sông lớn trong khu vực Đông Nam Á?

  1. Sông Mê Công
  2. Sông Cầu
  3. Sông Irrawaddy
  4. Sông Capua

Câu 8: Một vấn đề cần chú ý khi khai thác tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Đông Nam Á là:

  1. Hạn chế gây ô nhiễm môi trường
  2. Khai thác ở số lượng ít nhất có thể
  3. Khai thác đồng thời, một loạt tất cả các tài nguyên
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Đâu không phải một siêu đô thị ở khu vực Đông Nam Á?

  1. Hồ Chí Minh
  2. Manila
  3. Vientiane
  4. Bangkok

Câu 10: Khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp, đó là:

  1. Sự đa dạng về các dạng địa hình, khí hậu
  2. Đất đai màu mỡ, diện tích mặt nước lớn
  3. Nguồn lao động dồi dào
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Cây trồng nào là cây trồng truyền thống, quan trọng bậc nhất, được trồng ở hầu khắp các quốc gia trong khu vực?

  1. Lúa gạo
  2. Ngô
  3. Cà phê
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Sân bay Changi ở nước nào?

  1. Thái Lan
  2. Malaysia
  3. Singapore
  4. Indonesia

2. THÔNG HIỂU (12 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây là đúng về tài nguyên biển ở khu vực Đông Nam Á?

  1. Đông Nam Á có vùng biển rộng lớn, thông ra Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
  2. Các biển nằm trong khu vực nội chí tuyến, đường bờ biển nhiều vũng, vịnh, đầm phá, tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú,...
  3. Việc thắt chặt các chính sách trên biển của ASEAN là điều kiện thuận lợi để Đông Nam Á phát triển các ngành kinh tế biển như nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển,...
  4. Trong quá trình phát triển các ngành kinh tế này cần chú ý khai thác nhiều và triệt để, tránh lãng phí nguồn tài nguyên biển.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về công nghiệp của khu vực Đông Nam Á?

  1. Khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện để phát triển ngành công nghiệp như vị trí nằm trên đường giao thông quốc tế, nguồn nhân lực chất lượng cao, nguyên liệu nhập khẩu giá rẻ, tự do đi lại giữa các nước,…
  2. Sự phát triển ngành công nghiệp góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế; cung cấp nguồn hàng xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ của một số nước; giải quyết việc làm cho người lao động,...
  3. Trong cơ cấu kinh tế của khu vực, ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng khá cao. Tuy nhiên, nền công nghiệp của nhiều quốc gia vẫn còn phụ thuộc bên ngoài về vốn, quy trình công nghệ,...
  4. Ngành công nghiệp đang chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học – công nghệ cao.

Câu 3: Hình máy bay trong phần bản đồ sau đây biểu thị điều gì?

  1. Sân bay
  2. Ngành chế tạo và sản xuất máy bay
  3. Cục hàng không và kiểm soát không lưu toàn cầu
  4. Không quân

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về công nghiệp điện tử – tin học của khu vực Đông Nam Á?

  1. Đây là ngành công nghiệp lâu đời, phát triển nhanh nhờ có lợi thế về sự tiện lợi trong lao động, sự tự động hoá và nguồn tài nguyên dồi dào.
  2. Một số sản phẩm điện tử – tin học phổ biến là máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính, điện tử dân dụng, thiết bị truyền thông,...
  3. Hiện nay, các nước trong khu vực đang tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực điện tử – tin học.
  4. Công nghiệp điện tử – tin học thường phân bố ở các thành phố lớn. Các nước dẫn đầu là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia,..

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm của khu vực Đông Nam Á?

  1. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có cơ cấu đa dạng, như dệt – may, da giày, văn phòng phẩm,... Trong đó, ngành dệt – may giữ vai trò chủ đạo, đang áp dụng công nghệ cao, công nghệ tự động trong quá trình sản xuất, nhất là ở các cơ sở sản xuất lớn.
  2. Công nghiệp thực phẩm là ngành chủ đạo ở nhiều nước Đông Nam Á.
  3. Công nghiệp thực phẩm hiện nay đang ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ vào quá trình chế biến và bảo quản. Một số sản phẩm nông sản chế biến xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, cao su, rau củ quả, hải sản đông lạnh, hải sản đóng hộp,...
  4. Công nghiệp thực phẩm phân bố ở khắp các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là các vùng nông thôn vì nơi đây gần nguồn nguyên liệu.

Câu 6: Ngành nông nghiệp ở khu vực Đông Nam Á phát triển không góp phần vào việc:

  1. Đưa nông nghiệp lên vị trí thống trị cơ cấu kinh tế quốc gia; phát triển nông nghiệp theo Công nghệ 4.0.
  2. Khai thác các lợi thế sẵn có của khu vực; đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm
  3. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; tạo nguồn thu ngoại tệ
  4. Giải quyết việc làm và sinh kế cho người dân; đảm bảo sự cân bằng sinh thái và môi trường trong khu vực

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về ngành trồng trọt của khu vực Đông Nam Á?

  1. Khu vực Đông Nam Á không có điều kiện thuận lợi về địa hình, khí hậu, đất đai,... để trồng các lương thực nhưng lại rất thích hợp để trồng cây công nghiệp nhiệt đới.
  2. Cây cao su được trồng nhiều ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
  3. Cây cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều ở Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan.
  4. Cây cọ dầu được trồng nhiều ở Malaysia, Indonesia.

Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về ngành chăn nuôi của khu vực Đông Nam Á?

  1. Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, cơ sở thức ăn phong phú, sự phát triển của công nghiệp thực phẩm,... ngành chăn nuôi đang ngày càng phát triển ở khu vực Đông Nam Á.
  2. Các vật nuôi phổ biến trong khu vực là trâu, bò, lợn, gia cầm (gà, vịt).
  3. Nhiều nước trong khu vực đã ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ vào chăn nuôi, như công nghệ lai tạo giống vật nuôi, hệ thống kiểm soát hoạt động và sức khoẻ vật nuôi,...
  4. Cùng với việc phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, chăn nuôi theo hướng vô cơ hoá cũng đang là xu hướng phát triển chung của khu vực.

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản của khu vực Đông Nam Á?

  1. Khu vực Đông Nam Á có diện tích mặt nước lớn, bờ biển nhiều vũng, vịnh nên thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
  2. Những nước có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản lớn trong khu vực là Lào, Brunei, Singapore, Đông Timor.
  3. Đánh bắt thuỷ sản đang chuyển từ các vùng biển gần bờ sang vùng biển xa bờ và tăng cường ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào khai thác.
  4. Bên cạnh những thuận lợi, hoạt động đánh bắt thuỷ sản cũng gặp nhiều khó khăn như sự suy giảm nguồn lợi sinh vật biển, thiếu vốn đầu tư phương tiện và thiết bị đánh bắt xa bờ, thiên tai,...

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về ngành giao thông vận tải của khu vực Đông Nam Á?

  1. Với đặc điểm địa hình đa dạng, khu vực Đông Nam Á phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải như đường ô tô, đường sắt, đường sông, hồ, đường biển, đường hàng không,...
  2. Giao thông vận tải đường bộ và đường sắt đóng vai trò quan trọng giúp kết nối khu vực với thế giới.
  3. Một số tuyến giao thông vận tải quan trọng trong khu vực là tuyến đường biển từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, tuyến đường ô tô xuyên Á kết nối Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar,...
  4. Hiện nay, các thành tựu khoa học – công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành giao thông vận tải, như công nghệ xây dựng cầu đường, công nghệ thông minh trong điều phối và giám sát giao thông, phát triển phương tiện không người lái,...

Câu 11: Câu nào sau đây không đúng về ngành thương mại của khu vực Đông Nam Á?

  1. Ngành thương mại của khu vực Đông Nam Á không ngừng phát triển. Ngành thương mại bao gồm hoạt động nội thương và ngoại thương.
  2. Các hoạt động nội thương nhộn nhịp ở khu vực có dân số đông và kinh tế phát triển, cụ thể là sự mở rộng mạng lưới chợ truyền thống và hệ thống siêu thị tại các thành phố lớn.
  3. Trong hoạt động ngoại thương, tổng trị giá xuất, nhập khẩu của Đông Nam Á không ngừng gia tăng, từ 1 468.1 tỉ USD (năm 2005) lên 3 202.9 tỉ USD (năm 2020).
  4. Đông Nam Á có quan hệ kinh tế với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nhiên liệu tinh luyện, năng lượng xanh, máy móc, thiết bị, dược phẩm, xe có động cơ, máy tính, điện tử và sản phẩm quang học,…

Câu 12: Câu nào sau đây không đúng về ngành du lịch của khu vực Đông Nam Á?

  1. Khu vực Đông Nam Á có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, với nhiều di sản thế giới.
  2. Hệ thống cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch ngày càng hoàn thiện.
  3. Các quốc gia dẫn đầu khu vực về số lượt khách du lịch quốc tế đến tham quan là Lào, Campuchia, Myanmar, Brunei,…
  4. Hiện nay, ngành du lịch đang ứng dụng các công nghệ hiện đại trong phương thức quản lí và kinh doanh, phát triển du lịch theo hướng bền vững đồng thời hợp tác quốc tế về du lịch,...

3. VẬN DỤNG (8 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Đông Nam Á còn là nơi có các tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua và là nơi giao thoa của các nền văn hoá lớn trên thế giới.
  2. Đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí góp phần tạo nên sự đa dạng về địa hình, khí hậu, hệ động, thực vật, khoáng sản,…; tạo điều kiện thuận lợi để hầu hết các nước trong khu vực phát triển các ngành kinh tế biển.
  3. Vị trí địa lí của Đông Nam Á góp phần tạo nên sự năng động về kinh tế, sự đa dạng về văn hoá, xã hội của khu vực.
  4. Đông Nam Á là khu vực có nhiều thiên tai xảy ra nhưng tác động chỉ ở mức nhỏ. Đây cũng là khu vực ít chịu ảnh hưởng của các cường quốc.

 -----------Còn tiếp --------

=> Giáo án Địa lí 11 cánh diều Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay