Phiếu trắc nghiệm địa lí 11 cánh diều bài 23: Kinh tế Nhật Bản

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 23: Kinh tế Nhật Bản. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản chịu hậu quả gì?

  1. Không phải chịu hậu quả gì.
  2. Bị tàn phá nặng nề.
  3. Mọi thứ đều trở về thời kì đồ đá, không có cách nào khôi phục.
  4. Cả B và C.

Câu 2: Quy mô GDP của Nhật Bản năm 2020 đứng sau?

  1. Hoa Kỳ và Anh
  2. Hoa Kỳ và Nga
  3. Trung Quốc và Đức
  4. Hoa Kỳ và Trung Quốc

Câu 3: Ở lĩnh vực công nghiệp, hiện nay, Nhật Bản tập trung vào phát triển các ngành:

  1. Công nghệ và kĩ thuật cao
  2. Truyền thống
  3. Khai khoáng, chế biến
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đâu không phải một hãng điện tử lớn của Nhật Bản?

  1. Hitachi
  2. Toshiba
  3. Sony
  4. Huawei

Câu 5: Ngành điện tử - tin học không phát triển mạnh ở trung tâm công nghiệp nào sau đây?

  1. Hiroshima
  2. Tokyo
  3. Yokohama
  4. Sendai

Câu 6: Ngành hàng không vũ trụ phát triển ở trung tâm công nghiệp nào sau đây?

  1. Tokyo
  2. Osaka
  3. Morioka
  4. Không có trung tâm nào

Câu 7: Các cây trồng chính của Nhật Bản là:

  1. Lúa mạch, lúa mì, lạc vừng, cây công nghiệp lâu năm.
  2. Các cây lấy gỗ, cây công nghiệp và cây dược liệu.
  3. Lúa gạo, lúa mì, đậu tương, củ cải đường, chè, cây ăn quả.
  4. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về ngành công nghiệp của Nhật Bản?

  1. Nhật Bản là nước có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.
  2. Nhật Bản vừa giàu về tài nguyên thiên nhiên lại có thế mạnh như lực lượng lao động có trình độ cao, công nghệ hiện đại, thị trường tiêu thụ lớn,... Đây chính là động lực mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản.
  3. Năm 2020, ngành công nghiệp đóng góp khoảng 29% trong cơ cấu GDP và sử dụng khoảng 25% lực lượng lao động.
  4. Cơ cấu ngành công nghiệp rất đa dạng, trong đó công nghiệp chế tạo là ngành giữ vị trí quan trọng và chiếm khoảng 40% tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về ngành công nghiệp sản xuất rô-bốt của Nhật Bản?

  1. Công nghiệp sản xuất rô-bốt là một trong những ngành công nghiệp lâu đời nhưng rất được coi trọng và đầu tư của chính phủ Nhật Bản.
  2. Xuất khẩu rô-bốt của Nhật Bản chiếm khoảng 60% thị phần toàn cầu.
  3. Hiện nay, Nhật Bản áp dụng nhiều công nghệ hiện đại cho ra đời những loại rô-bốt thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo với thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt, hỗ trợ trong sản xuất, quản lí cũng như trong đời sống nhằm thay thế sức lao động của con người.
  4. Sản phẩm rô-bốt nổi tiếng của Nhật Bản là người máy Asimo.

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về ngành chăn nuôi/thuỷ sản của Nhật Bản?

  1. Ngành chăn nuôi được chú trọng phát triển nên tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu nông nghiệp Nhật Bản.
  2. Ngành chăn nuôi nhờ được áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến, công nghệ hiện đại nên sản lượng tạo ra đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
  3. Nhật Bản là nước có ngành thuỷ sản phát triển lâu đời, giữ một vai trò quan trọng trong đời sống người dân Nhật Bản.
  4. Khai thác thuỷ sản chiếm ưu thế với sản lượng đánh bắt hằng năm lớn (hơn 3 triệu tấn năm 2020) nhưng có xu hướng giảm. Các loại thuỷ sản khai thác chủ yếu là cá ngừ, cá thu, cá tuyết, cá mòi, mực,...

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về ngành thuỷ sản/lâm nghiệp của Nhật Bản?

  1. Nuôi trồng thuỷ sản ngày càng được chú trọng, các loại thuỷ sản nuôi trồng như cá hồi, cá chép, lươn, ngọc trai, rong biển,...
  2. Ngành thuỷ sản Nhật Bản đang đứng trước nhiều khó khăn do thiếu lực lượng lao động, nguồn tài nguyên thuỷ sản ngày càng cạn kiệt,...
  3. Lâm nghiệp là ngành được chú trọng phát triển ở Nhật Bản. Nhật Bản có diện tích rừng lớn, khoảng 25 triệu km2 (năm 2020) và ổn định trong nhiều năm.
  4. Rừng trồng chiếm khoảng 40% tổng diện tích rừng với trữ lượng gỗ ngày càng tăng. Ngành khai thác và chế biến gỗ của Nhật Bản đang có sự tăng trưởng nhanh, đáp ứng nhu cầu gỗ trong nước.

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về ngành giao thông vận tải của Nhật Bản?

  1. Ngành giao thông vận tải ở Nhật Bản phát triển nhanh, chất lượng tốt, sở hữu công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới ở loại hình đường sắt vào đường hàng không còn các loại hình giao thông khác thì tương đối kém ổn định.
  2. Đường sắt là phương tiện chiếm ưu thế trong vận tải hành khách nội địa của Nhật Bản, chiếm khoảng 80% khối lượng hành khách vận chuyển (năm 2020).
  3. Mạng lưới đường sắt phân bố tập trung ở các thành phố lớn và các vùng đô thị của Nhật Bản.
  4. Shinkansen, hệ thống tàu cao tốc nổi tiếng của Nhật Bản, có tốc độ tối đa khoảng 320 km/h. Tàu Shinkansen rất chính xác về thời gian, mang lại cảm giác thoải mái, mức độ an toàn cao.

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về ngành du lịch của Nhật Bản?

  1. Đất nước có nhiều phong cảnh đẹp, các công trình kiến trúc độc đáo, với lịch sử, văn hoá có từ lâu đời,... tạo điều kiện cho Nhật Bản phát triển ngành du lịch.
  2. Du lịch trong nước của Nhật Bản rất phát triển, thu hút phần lớn lượng khách cũng như doanh thu cho ngành du lịch.
  3. Trong những năm gần đây, du lịch quốc tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Lượng khách quốc tế đến Nhật Bản tăng nhanh, từ hơn 6 triệu lượt khách (năm 2011) và đạt gần 31,8 triệu lượt khách (năm 2019).
  4. Khách du lịch quốc tế đến Nhật Bản chủ yếu từ các nước phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ, Đức,... (chiếm khoảng 54,1% tổng lượng khách du lịch quốc tế).

Câu 7: Đâu là hình ảnh ở Nhật Bản?

B.

C.

D.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973 là do một số nguyên nhân sau đây. Ý nào không đúng?

  1. Tận dụng mọi mối quan hệ với Liên Xô và Hoa Kỳ. Áp dụng mô hình chủ nghĩa xã hội hiện đại.
  2. Chú trọng đầu tư, hiện đại hoá công nghiệp, tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ khoa học – kĩ thuật.
  3. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các công ty lớn có kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, lượng vốn đầu tư lớn vừa phát triển các công ty nhỏ, truyền thống.
  4. Mở rộng thị trường trong nước và đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

 -----------Còn tiếp --------

=> Giáo án Địa lí 11 cánh diều Bài 23: Kinh tế Nhật Bản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay