Phiếu trắc nghiệm địa lí 11 cánh diều bài 12: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 12: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào và ở đâu?

  1. 08/1967, tại Bangkok
  2. 08/1967, tại Jakarta
  3. 05/1978, tại Singapore
  4. 05/1978, tại Kuala Lumpur

Câu 2: 5 quốc gia thành viên ban đầu của ASEAN là:

  1. Việt Nam Cộng hoà, Indonesia, Malaysia, Thái Lan
  2. Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei (thuộc Anh)
  3. Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan
  4. Lào, Myanmar, Campuchia, Việt Nam Cộng hoà, Đông Timor.

Câu 3: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào?

  1. 1984
  2. 1995
  3. 1997
  4. 1999

Câu 4: Hội đồng Điều phối ASEAN có nhiệm vụ gì?

  1. Chuẩn bị các cuộc họp Cấp cao ASEAN
  2. Điều phối việc thực hiện các thoả thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN
  3. Xem xét và theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của ASEAN
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN không bao gồm:

  1. Hội đồng Cộng đồng Chính trị – An ninh ASEAN
  2. Hội đồng Cộng đồng kinh tế ASEAN
  3. Hội đồng Công nghệ cao ASEAN
  4. Hội đồng Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN

Câu 6: ASEAN đã đạt được thành tựu gì về kinh tế?

  1. ASEAN đã xây dựng được các cơ chế hợp tác, mở rộng hợp tác giữa các nước thành viên trong khối, cũng như giữa ASEAN với các nước ngoài khối.
  2. Các nền kinh tế trong khu vực đã có sự liên kết, hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực.
  3. Trong giai đoạn 2000 – 2020, tổng GDP của khu vực tăng từ 614.7 tỉ USD lên 3 083.3 tỉ USD, tăng trưởng GDP trung bình năm đạt 5.3%.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Đại hội thể thao Đông Nam Á viết tắt tiếng Anh là gì?

  1. SEA Games
  2. SEA Sport Events
  3. SEA Championship
  4. Carabao Cup

2. THÔNG HIỂU (8 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về ASEAN?

  1. Đến năm 2021, ASEAN có 11 thành viên.
  2. Ngày 22/11/2015, trong cuộc họp thượng đỉnh tại thủ đô Kuala Lumpur, lãnh đạo các quốc gia ASEAN đã kí kết tuyên bố chung, chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.
  3. Cộng đồng ASEAN đã chính thức trở thành một thực thể pháp lí vào ngày 31/12/2015.
  4. Hiện nay, ASEAN đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới dựa trên cơ sở pháp lí là Hiến chương ASEAN (có hiệu lực từ ngày 15–12–2008).

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về cơ quan “Cấp cao ASEAN”?

  1. Là cơ quan đại diện cho thủ tướng của các nước thành viên, có quyền lực cao nhất trong Hiệp hội.
  2. Cơ quan này xem xét, đưa ra các chỉ đạo về chính sách và quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN, đến lợi ích của các quốc gia thành viên.
  3. Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức hai lần một năm.
  4. Hội nghị Cấp cao ASEAN do quốc gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì tổ chức và có thể được triệu tập khi cần thiết.

Câu 3: Cơ quan nào có nhiệm vụ thực hiện những thoả thuận và quyết định của Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức trách để hỗ trợ liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN?

  1. Tổng Thư kí ASEAN và Ban thư kí ASEAN
  2. Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN
  3. Uỷ ban Đại diện thường trực bên cạnh ASEAN
  4. Ban thư kí ASEAN quốc gia; Cơ quan Nhân quyền ASEAN; Quỹ ASEAN

Câu 4: Đâu không phải một hoạt động hợp tác ngoại khối về kinh tế của ASEAN?

  1. Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng
  2. Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Đông Timor
  3. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản
  4. Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – EU

Câu 5: Cơ chế hợp tác phát triển văn hoá trong khối ASEAN không thông qua:

  1. Các diễn đàn như Diễn đàn Văn hoá Thanh niên ASEAN
  2. Các hội nghị như Hội nghị Bộ trưởng Văn hoá ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN (ASCC)
  3. Các dự án hợp tác như Dự án hợp tác văn hoá đa dân tộc ASEAN
  4. Các chương trình nâng cao chất lượng giáo dục ở những vùng kém phát triển, đẩy lùi hủ tục.

Câu 6: Đâu không phải diễn đàn mà Việt Nam và ASEAN hợp tác?

  1. Diễn đàn Kinh tế ASEAN
  2. Diễn đàn Không quân ASEAN
  3. Diễn đàn Văn hoá Thanh niên ASEAN
  4. Diễn đàn Du lịch ASEAN

Câu 7: Các ý dưới đây nêu mục đích của các hiệp định, diễn đàn,… nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa các nước ASEAN và/hoặc thế giới về kinh tế. Ý nào không đúng?

  1. Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA): đưa ASEAN thành khu vực sản xuất cạnh tranh trên thị trường thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN, tăng tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài.
  2. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): tạo ra một thị trường chung ASEAN, thông qua việc thúc đẩy tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và lao động trong khu vực.
  3. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP): hướng tới hình thành Hiệp định Thương mại Tự do Đông Nam Á – Thái Bình Dương (CEPEA).
  4. Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA): tăng cường các kết nối về kinh tế; tạo ra thị trường và quy mô dịch vụ lớn hơn; giảm các rào cản, tăng tính dự báo về thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ; tăng cường hợp tác và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên.

Câu 8: Các ý dưới đây nêu mục đích của các hiệp định, diễn đàn,… nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa các nước ASEAN và/hoặc thế giới về văn hoá. Ý nào không đúng?

  1. Uỷ ban liên Chính phủ ASEAN về Giáo dục (AICE): thúc đẩy nhận thức và bảo vệ các quyền con người trong các tầng lớp nhân dân ASEAN, tăng cường hợp tác giữa chính phủ các nước thành viên.
  2. Đại hội Thể thao Đông Nam Á: nhằm tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và không ngừng nâng cao thành tích, kĩ thuật, chiến thuật các môn thể thao để có cơ sở tham gia các đại hội thể thao lớn hơn.
  3. Chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP): nhằm tăng cường mối quan hệ giao lưu, hữu nghị giữa thanh niên các nước ASEAN và thanh niên Nhật Bản.
  4. Các hội nghị bộ trưởng như: Hội nghị Bộ trưởng Thể thao ASEAN (AMMS), Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN (ASED), Hội nghị Bộ trưởng Thanh niên ASEAN (AMMY), Hội nghị Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN (AMMW),... thường xuyên được diễn ra, nhằm củng cố và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên trên mọi lĩnh vực.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Màu vàng trong biểu tượng ASEAN biểu trưng cho điều gì?

  1. Hoà bình và ổn định
  2. Dũng khí và sự năng động
  3. Sự thuần khiết
  4. Sự thịnh vượng

Câu 2: Bó lúa trong biểu tượng ASEAN là tượng trưng cho:

  1. Ước mơ của các thành viên sáng lập ASEAN về một ASEAN bao gồm tất cả các nước ở Đông Nam Á trong tình hữu nghị và đoàn kết
  2. Sự đói nghèo của các nước trong ASEAN.
  3. Truyền thống ngàn đời của mọi dân tộc ở Đông Nam Á.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 -----------Còn tiếp --------

=> Giáo án Địa lí 11 cánh diều Bài 12: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay