Phiếu trắc nghiệm Hoá học 7 kết nối Ôn tập Chương 1: Nguyên tử. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Hoá học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 1: Nguyên tử. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng

  1. Hạt nhân gồm các hạt n, e
  2. Hạt nhân gồm các hạt p, e
  3. Lớp vỏ gồm các hạt n, p
  4. Lớp vỏ gồm các hạt e

Câu 2: Nguyên tố hóa học có kí hiệu Fl là

  1. Chlorine
  2. Nitrogen
  3. Fluor
  4. Calcium

Câu 3: Đáp án nào sau đầy gồm các hạt mang điện

  1. p,e
  2. n, e
  3. n, p
  4. n, p, e

Câu 4: Đâu là ký hiệu của Magnesi

  1. Cl
  2. Mg
  3. Fe
  4. Fl

Câu 5: Nguyên tố hóa học nằm ở ô số 46 trên bảng tuần hoàn là:

  1. Palladium
  2. Silver
  3. Technetium
  4. Palladium

Câu 6: Chuyển hoá cơ bản là gì?

  1. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực
  2. năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực.
  3. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.
  4. năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.

Câu 7: Thành phần nào dưới đây là chất thải của hệ hô hấp?

  1. Nước tiểu
  2. Mồ hôi
  3. Khí ôxi
  4. Khí cacbonic

Câu 8: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, (1)……… về điện. Nguyên tử gồm (2)……… mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang (3)…………..”

  1. (1) trung hòa; (2) một hay nhiều electron; (3) không mang điện.
  2. (1) không trung hòa; (2) hạt nhân; (3) điện tích dương.
  3. (1) trung hòa; (2) hạt nhân; (3) điện tích âm.
  4. (1) trung hòa; (2) một hay nhiều electron; (3) điện tích âm.

Câu 9: Trừ hạt nhân của nguyên tử hydrogen, hạt nhân của các nguyên tử khác gồm

  1. Các hạt proton và electron.
  2. Các hạt electron và neutron.
  3. Các hạt proton và neutron.
  4. Các hạt electron và proton.

Câu 10: Số hiệu nguyên tử là

  1. Tổng số hạt trong nguyên tử.
  2. Số neuton trong hạt nhân nguyên tử.
  3. Số proton trong hạt nhân nguyên tử.
  4. Tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử.

Câu 11: Chọn đáp án đúng

  1. Số hiệu nguyên tử là số neutron trong hạt nhân.
  2. Nhiều nguyên tố hóa học có thể có cùng một số hiệu nguyên tử.
  3. Mỗi nguyên tố hóa học chỉ có duy nhất một số hiệu nguyên tử.
  4. Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố luôn có số neutron bằng nhau.

Câu 12: Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn do Men-đê-lê-ép xây dựng được sắp xếp theo nguyên tắc

  1. Tăng dần bán kính nguyên tử.
  2. B. Tăng dần điện tích hạt nhân.
  3. Tăng dần khối lượng nguyên tử.
  4. Tăng dần độ âm điện.

Câu 13: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay được xây dựng theo nguyên tắc:

  1. Các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
  2. Các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử.
  3. Các nguyên tố trong cùng cột có tính chất gần giống nhau.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?

  1. trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò đảm bảo cho sinh vật tồn tại.
  2. Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải.
  3. Chuyển hoá năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
  4. Mọi cơ thể sống đều không ngừng trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng với môi trường, khi trao đổi chất dừng lại thì sinh vật sẽ sinh sản.

Câu 15: Cho mô hình nguyên tử helium, hãy chọn đáp án đúng

  1. Nguyên tử Helium có 4 neutron.
  2. Nguyên tử Helium có 2 proton.
  3. Nguyên tử Helium có 4 electron.
  4. Tổng số hạt trong nguyên tử Helium là 7.

Câu 16: Cho mô hình nguyên tử helium, hãy chọn đáp án đúng

  1. Nguyên tử Helium luôn có 4 proton trong hạt nhân.
  2. Số hiệu của nguyên tử Helium là 2.
  3. Nguyên tử Helium luôn có 3 electron.
  4. Tổng số hạt trong nguyên tử Helium luôn bằng 6.

Câu 17: Dựa vào bảng tuần hoàn hóa học, hãy cho biết tên nguyên tố, kí hiệu hóa học của nguyên tố ở ô 5

  1. Boron, B.
  2. Boron, Bo.
  3. Beryllium, B.
  4. Beryllium, Be.

Câu 18: Sự biến đổi nào sau đây là chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật?

  1. Quang năng – Hóa năng
  2. Điện năng – Nhiệt năng
  3. Hóa năng – Nhiệt năng
  4. Điện năng – Cơ năng

Câu 19: Trong nguyên tử X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Số hạt proton trong nguyên tử là

  1. 11.
  2. 12.
  3. 13.
  4. 14.

Câu 20: So sánh khối lượng của nguyên tử sodium và nguyên tử helium

  1. Nguyên tử sodium nặng hơn nguyên tử helium.
  2. Nguyên tử sodium nhẹ hơn nguyên tử helium.
  3. Nguyên tử sodium nặng bằng nguyên tử helium.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 21: Biết nguyên tử của nguyên tố X có số đơn vị điện tích hạt nhân là 12. Không dùng bảng tuần hoàn, hãy cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn

  1. Chu kì 3, nhóm IIA.
  2. Chu kì 3, nhóm IIIA.
  3. Chu kì 2, nhóm VA.
  4. Chu kì 2, nhóm IVA.

Câu 22: Cho các yếu tố như sau

 Thức ăn, oxygen, carbon dioxide, nhiệt năng, chất thải, chất hữu cơ, ATP. Xác định những yếu tố mà cơ thể người lấy vào, thải ra và tích luỹ trong cơ thể.

  1. Yếu tố lấy vào là carbon dioxide, oxygen. Yếu tố thải ra/giải phóng là thức ăn, nhiệt năng, chất thải. Yếu tố tích lũy là chất hữu cơ, ATP.
  2. Yếu tố lấy vào là chất hữu cơ, thức ăn, oxygen. Yếu tố thải ra/giải phóng là nhiệt năng, chất thải. Yếu tố tích lũy là carbon dioxide, ATP.
  3. Yếu tố lấy vào là thức ăn, oxygen. Yếu tố thải ra/giải phóng là carbon dioxide, nhiệt năng, chất thải. Yếu tố tích lũy là chất hữu cơ, ATP.
  4. Yếu tố lấy vào là thức ăn, oxygen. Yếu tố thải ra/giải phóng là carbon dioxide, nhiệt năng, chất thải. Yếu tố tích lũy là chất hữu cơ, ATP.

Câu 23: Cho khối lượng xấp xỉ của nguyên tử X bằng 39 amu. Biết rằng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 18. Số lớp electron của nguyên tử X là

  1. 4.
  2. 3.
  3. 2.
  4. 1.

Câu 24: Cho điện tích hạt nhân của nguyên tử X là 19+. Biết rằng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 18.  Xác định nguyên tố và cho biết số neutron

  1. Kali, 20.
  2. Kali, 21.
  3. Calcium, 19.
  4. Calcium, 20.

Câu 25: Trong nguyên tử thuộc nguyên tố X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 24. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8 hạt. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

  1. Chu kì 3, nhóm VA.
  2. Chu kì 2, nhóm VIA.
  3. Chu kì 3, nhóm IIB.
  4. Chu kì 2, nhóm IIIA.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoá học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay