Phiếu trắc nghiệm khoa học 5 kết nối Bài 20: vi khuẩn gây bệnh ở người và cách phòng tránh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm khoa học 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 20: vi khuẩn gây bệnh ở người và cách phòng tránh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức
BÀI 20: VI KHUẨN GÂY BỆNH Ở NGƯỜI VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
(16 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Nếu không được điều trị, lỗ sâu răng lớn có thể gây ra hậu quả gì?
- Hỏng răng, vỡ răng, mất răng.
- Đau nướu.
- Hôi miệng.
- Nhiệt miệng.
Câu 2: Nguyên nhân gây bệnh tả là gì?
- Do vi-rút tả.
- Do vi khuẩn tả.
- Do vi khuẩn lắc-tíc.
- Do ăn uống không vệ sinh.
Câu 3: Vì sao lỗ sâu răng gây đau răng?
- Do viêm tủy răng.
- Do răng bị vỡ.
- Do men răng bị yếu.
- Do viêm ngà răng.
Câu 4: Đâu là biểu hiện của bệnh tả?
- Đau bụng âm ỉ kéo dài, đi ngoài, nôn mửa.
- Đầy bụng, sôi bụng, đi ngoài, nôn mửa.
- Táo bón, nôn mửa, ợ hơi.
- Đau răng, đầy bụng, đi ngoài, nôn mửa.
Câu 5: Nguyên nhân gây bệnh sâu răng là gì?
- Do viêm tủy.
- Do di truyền.
- Do vi-rút.
- Do vi khuẩn.
Câu 6: Bệnh tả có thể lây qua đường
- hô hấp.
- tình dục.
- tiêu hóa.
- niêm mạc.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải biểu hiện của người bị bệnh sâu răng?
- Răng ê buốt khi nhai.
- Nôn mửa liên tục.
- Răng ê buốt khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh.
- Răng đau nhức thường xuyên.
Câu 2: Đâu không phải nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh sâu răng?
- Ăn, uống nhiều đồ ngọt.
- Thức ăn bám trên răng.
- Chải răng đúng cách hằng ngày.
- Ăn, uống đồ lạnh.
Câu 3: Nguyên nhân nào sau đây không gây bệnh tả?
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không đeo khẩu trang, găng tay khi chăm sóc người bị bệnh tả.
- Dùng tay bị nhiễm vi khuẩn tả tiếp xúc trực tiếp với thức ăn.
- Ruồi mang theo vi khuẩn tả tiếp xúc với thức ăn.
Câu 4: Đi ngoài liên tục, nhiều lần, khó kiềm chế có thể là dấu hiện của bệnh gì?
- Sâu răng.
- Táo bón.
- Bệnh tả.
- Cúm A.
Câu 5: Cấu tạo của răng không bao gồm
- men răng.
- ngà răng.
- tủy răng.
- nướu.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải cách phòng tránh bệnh sâu răng?
- Dùng kem đánh răng có chứa chất ngăn ngừa sâu răng.
- Chải răng đúng cách sau khi ăn.
- Ăn đồ ngọt, nước uống có ga.
- Khám răng và lấy cao răng định kì.
=> Giáo án Khoa học 5 Kết nối bài 20: Vi khuẩn gây bệnh ở người và cách phòng tránh