Giáo án Khoa học 5 kết nối Bài 3: Hỗn hợp và dung dịch

Giáo án Bài 3: Hỗn hợp và dung dịch sách Khoa học 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 3: HỖN HỢP VÀ DUNG DỊCH

(2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:

  • Hỗn hợp và dung dịch.

  • Thực hành tách muối ra khỏi dung dịch muối. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực, chủ động tìm hiểu về các thí nghiệm tạo ra dung dịch và hỗn hợp qua các hoạt động: sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, vật thật để tiến hành thí nghiệm,... 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm, chia sẻ, trình bày kết quả nhóm.

Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Phân biệt được hỗn hợp và dung dịch từ các ví dụ đã cho.

  • Thực hành tách muối ra khỏi dung dịch muối. 

3. Phẩm chất

  • Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

  • Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.

  • Trách nhiệm: Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm theo phân công nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên:

  • Giáo án, máy tính, máy chiếu.

  • Hình ảnh, video liên quan đến bài học. 

  • Dụng cụ thí nghiệm. 

  • Phiếu thí nghiệm.

2. Đối với học sinh:

  • SHS.

  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS tham gia trò chơi kết nối vào bài học.

b. Cách tiến hành: 

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà ẩm thực thông thái”:

+ GV đưa ra 4 loại nước: nước đường, nước biển, nước coca, nước khoáng đựng trong 4 chai bịt kín giống nhau. 

+ GV đố HS tìm được chai chứa nước biển.

- GV nhận xét, khen HS tham gia chơi. 

- GV đặt câu hỏi: Vì sao nước biển có vị mặn? Em có nhìn thấy muối trong nước biển không?  

 

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong cuộc sống, có rất nhiều hỗn hợp và dung dịch. Làm thế nào để phân biệt được? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài Bài 3 – Hỗn hợp và dịch  – Tiết 1. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. PHÂN BIỆT HỖN HỢP VÀ DUNG DỊCH

- GV mời 1 HS đọc khung thông tin SGK trang 14. 

Hoạt động 1: Thí nghiệm tạo hỗn hợp và dung dịch

a. Mục tiêu: HS thực hiện được thí nghiệm tạo hỗn hợp và dung dịch. 

b. Cách tiến hành: 

- GV yêu cầu các nhóm báo việc chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm theo phân công.

- GV nhận xét việc chuẩn bị của các nhóm. 

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Quan sát hình 1 và hình 2.

+ Tiến hành làm thí nghiệm.

+ Dựa vào thông tin trả lời câu hỏi: Thí nghiệm nào tạo ra hỗn hợp? Thí nghiệm nào tạo ra dung dịch? Vì sao? 

- GV quan sát, hướng dẫn, góp ý với từng nhóm để hoàn thiện phiếu thí nghiệm của nhóm. 

- GV mời đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung. 

- GV đặt câu hỏi:

+ Nhận xét về tính chất của muối và hạt tiêu sau khi trộn vào nhau trong thí nghiệm 1. 

+ Nhận xét về tính chất của muối và nước sau khi khuấy tan vào nhau trong thí nghiệm 2.

 

 

- GV chốt kiến thức: Hỗn hợp được tạo thành từ hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau. Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan, phân bố đều vào nhau tạo thành dung dịch. Dung dịch là một trường hợp đặc biệt của hỗn hợp.  

Hoạt động 2: Phân biệt hỗn hợp và dung dịch từ các ví dụ

a. Mục tiêu: HS phân biệt được hỗn hợp và dung dịch từ các ví dụ đã cho. 

b. Cách tiến hành: 

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm:

 Quan sát hình 3 và cho biết hỗn hợp nào là dung dịch. Giải thích.

- GV mời đại diện 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét. 

 

 

 

- GV kết luận: Trong cuộc sống có rất nhiều các hỗn hợp và dung dịch được tạo ra từ các chất. Hỗn hợp hay dung dịch được phân biệt dựa vào độ hòa tan và phân bố đều của các chất trong đó. 

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS nêu được một số ví dụ về hỗn hợp và dung dịch trong cuộc sống. 

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS: Lấy thêm ví dụ về hỗn hợp, dung dịch trong cuộc sống mà em biết. 

 

 

 

 

 

- GV đọc thêm mục “Em có biết” SGK trang 4. 

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học theo nội dung Em đã học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ                                                     

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Về nhà tìm hiểu cách tách muối ra khỏi dung dịch.  

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn cách chơi và tham gia.

 

 

 

 

- HS lắng nghe. 

- HS trả lời: Nước biển mặn vì có muối, không thể nhìn thấy muối trong nước biển. 

- HS lắng nghe, ghi bài. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc khung thông tin.

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm báo cáo. 

 

- HS lắng nghe.  

- Các nhóm tiến hành thí nghiệm. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm hoàn thành phiếu thí nghiệm. 

 

 

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. 

 

- HS trả lời:

+ Trong hỗn hợp ở thí nghiệm 1, sau khi trộn vào nhau muối và hạt tiêu giữ nguyên tính chất của nó.

+ Trong dung dịch ở thí nghiệm 2, sau khi khuấy muối vào nước thì hòa tan, phân bố đều vào nhau. 

- HS lắng nghe và ghi nhớ kiến thức. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm. 

 

 

 

 

- Đại diện nhóm trình bày: 

 Hỗn hợp hình 3c, 4d là dung dịch vì cốc trong suốt và không nhìn thấy giấm, đường ở trong cốc sau khi khuấy đều và để vài phút. 

- HS lắng nghe, ghi nhớ kiến thức. 

 

 

 

 

 

- HS nêu ví dụ:

+ Hỗn hợp: nước cam có tép cam, gia vị muối tiêu, gói ngũ cốc,...

+Dung dịch: rượu hòa tan vào nước, thực phẩm màu hòa tan trong nước, nước mắm hòa tan trong nước,... 

- HS đọc mục “Em có biết”

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ. 

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện. 

- HS lắng nghe và chuẩn bị cho tiết học sau. 

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS tham gia trò chơi kết nối vào bài học

b. Cách tiến hành: 

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Siêu đầu bếp nhí”

+ GV đưa ra tên một số món ăn, thức uống: nước cam có cả tép cam, nước cốt chanh pha nước đường, gia vị muối tiêu, trà sữa chân trâu, nước mắm hòa tan trong nước, mì trộn, cơm rang thập cẩm, salad rau củ, nước muối.

+ GV yêu cầu HS cho biết món nào là dung dịch, món nào là hỗn hợp. 

- GV nhận xét, khen ngợi HS tham gia trò chơi. 

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Làm thế nào để tách muối ra khỏi nước biển? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở Bài 3 – Hỗn hợp và dung dịch – Tiết 2. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tham gia trò chơi:

+ Dung dịch: nước cốt chanh pha nước đường, nước mắm hòa tan trong nước, nước muối. 

+ Hỗn hợp: nước cam có cả tép cam, gia vị muối tiêu, trà sữa trân châu, mì trộn, cơm rang thập cẩm, salad rau củ. 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, ghi tên bài mới. 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Bộ giáo án có đầy đủ các môn lớp 5 chương trình mới. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Xem chi tiết

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay