Giáo án Khoa học 5 kết nối Bài 5: Sự biến đổi hoá học của chất
Giáo án Bài 5: Sự biến đổi hoá học của chất sách Khoa học 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Khoa học 5 kết nối Bài 5: Sự biến đổi hoá học của chất
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 5: SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC CỦA CHẤT
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:
Một số ví dụ đơn giản gần gũi với cuộc sống về biến đổi hóa học.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực, chủ động tìm hiểu về sự biến đổi hóa học qua một số ví dụ đơn giản.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm, chia sẻ ý kiến, trình bày kết quả nhóm.
Năng lực khoa học tự nhiên:
Trình bày được một số ví dụ đơn giản gần gũi với cuộc sống về biến đổi hóa học (ví dụ: đinh bị gỉ, giấy cháy, than cháy,...).
3. Phẩm chất:
Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
Trách nhiệm: Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm theo phân công nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
Giáo án, máy tính, máy chiếu.
Hình ảnh, video liên quan đến bài học.
Dụng cụ thí nghiệm.
Phiếu bài tập.
2. Đối với học sinh:
SHS.
Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 | ||||||||||
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS hứng thú bắt đầu vào bài học thông qua trò chơi. b. Cách tiến hành: - GV chiếu các hình ảnh: Nước đường Ca-ra-men Đường kính - GV đặt câu hỏi: Những thứ trong hình trên có chung nguyên liệu gì?
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Để tạo hương vị cho bánh kẹo như bánh flan, người ta thêm ca-ra-men. Dù được nấu từ đường có màu trắng và vị ngọt nhưng ca-ra-men lại có màu nâu, vị đắng và ngọt dịu. Vậy biến đổi nào đã xảy ra, chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài Bài 5 – Sự biến đổi hóa học của chất – Tiết 1. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. BIẾN ĐỔI HÓA HỌC - GV yêu cầu HS đọc thầm khung thông tin SGK trang 21 rồi trả lời câu hỏi sau: + Biến đổi hóa học xảy ra khi nào? + Người ta có thể nhận ra sự biến đổi này nhờ vào đâu? Hoạt động 1: Biến đổi hóa học là biến đổi chất a. Mục tiêu: HS xác định được biến đổi hóa học là biến đổi chất. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4, quan sát hình 2 và xem video thí nghiệm đốt giấy, thảo luận và trả lời các câu hỏi vào phiếu bài tập: + Màu sắc và hình dạng mẩu giấy trước và sau khi đốt thay đổi như thế nào? + Biến đổi nào đã xảy ra? - GV mời đại diện 2 nhóm trình bày câu trả lời, các nhóm khác lắng nghe và nhận xét.
- GV nhận xét, chốt kiến thức: Ban đầu: màu trắng, hình chữ nhật; Sau khi đốt cháy: màu đen, không có hình dạng xác định. Biến đổi hóa học đã xảy ra. Hoạt động 2: Sự biến đổi hóa học của đường a. Mục tiêu: HS trình bày được sự biến đổi hóa học của đường b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 6, xem video thí nghiệm về sự biến đổi hóa học của đường, thảo luận: + Nhận xét sự biến đổi màu của đường dưới tác dụng của nhiệt. + Hiện tượng gì xảy ra nếu tiếp tục đun? - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm còn lại lắng nghe và bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kiến thức: Sự biến đổi của đường khi bị đun nóng là biến đổi hóa học. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Vận dụng 1 – SGK trang 22 a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức về biến đổi hóa học để giải thích hiện tượng than đốt biến thành tro. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học để trả lời: Quan sát than củi trước và sau khi cháy một thời gian và cho biết biến đổi nào đã xảy ra. Vì sao? - GV mời đại diện 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chốt kiến thức: Khi đốt than củi thành tro đã xảy ra biến đổi hóa học. 2. Vận dụng 2 – SGK trang 22 a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức về biến đổi hóa học để giải thích hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi: Quan sát hình 5, cho biết trường hợp nào là biến đổi hóa học và giải thích. - GV tổ chức cho lớp chơi trò “Ai đúng, ai sai” để chữa bài. HS nào trả lời và giải thích đúng, rõ ràng sẽ nhận được phần thưởng.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học theo nội dung Em đã học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Về nhà tìm ví dụ trong thực tế về sự biến đổi hóa học. |
- HS quan sát hình ảnh.
- HS trả lời: Những thứ đó có chung nguyên liệu là đường nhưng ở dạng khác nhau: đường hòa tan, đường được đun thành ca-ra-men, đường nguyên chất. - HS lắng nghe, ghi tên bài mới.
- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi: + Biến đổi hóa học xảy ra khi có sự tạo thành chất mới. + Người ta có thể nhận ra sự biến đổi này nhờ vào sự thay đổi tính chất của chất.
- HS làm việc nhóm, thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- HS trình bày:
- HS lắng nghe và ghi nhớ kiến thức.
- HS hoạt động nhóm, xem video, thảo luận trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời: + Dưới tác dụng của nhiệt, đường biến đổi từ màu trắng chuyển dần sang màu nâu rồi thành màu đen. + Nếu tiếp tục đun thì đường sẽ dần biến hoàn toàn thành màu đen và có mùi khét bốc lên. - HS lắng nghe và ghi nhớ kiến thức.
- HS suy nghĩ, quan sát tranh và dựa vào kiến thức đã học để trả lời.
- HS trả lời: Than củi trước và sau khi cháy một thời gian đã xảy ra biến đổi hóa học. Than bị cháy thành tro dưới tác dụng của ngọn lửa. - HS lắng nghe và ghi nhớ kiến thức.
- HS hoạt động nhóm đôi, phân biệt và giải thích.
- HS trả lời: + Hình 5a: Biến đổi hóa học. Gỗ bị cháy chuyển thành chất khác có màu đen. + Hình 5b: Không phải biến đổi hóa học. Trộn hỗn hợp xi măng và cát vẫn chỉ bao gồm xi măng và cát, không xuất hiện chất mới. + Hình 5c: Không phải biến đổi hóa học. Dù trạng thái lỏng hay khí thì nước vẫn chỉ là nước. + Hình 5d: Không phải biến đổi hóa học. Dù trạng thái rắn hay lỏng nến vẫn là nến. + Hình 5e: Biến đổi hóa học. Trộn hỗn hợp xi măng, cát, nước sẽ tạo ra vữa xi măng là một chất có tính chất khác hẳn chất ban đầu (có khả năng kết dính gạch và giữ nguyên hình dạng khi khô). - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS lắng nghe và chuẩn bị cho tiết học sau. | |||||||||
TIẾT 2 | ||||||||||
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS tham gia trò chơi kết nối vào bài học b. Cách tiến hành:
|
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 650k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây