Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Hình thức thực hiện pháp luật nào yêu cầu cá nhân, tổ chức kiềm chế không thực hiện những điều pháp luật cấm?
A. Thi hành pháp luật
B. Sử dụng pháp luật
C. Tuân theo pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
Câu 2: Minh đang đi xe máy trên đường, khi đến ngã tư, dù không có cảnh sát giao thông nhưng Minh vẫn dừng đèn đỏ theo đúng quy định. Hành vi của Minh thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Tuân theo pháp luật
B. Sử dụng pháp luật
C. Áp dụng pháp luật
D. Thi hành pháp luật
Câu 3: Nếu một văn bản luật có nội dung trái với Hiến pháp, văn bản đó sẽ bị xử lý như thế nào?
A. Được tiếp tục áp dụng nếu có lợi cho nhà nước
B. Vẫn có thể áp dụng nếu được Thủ tướng phê duyệt
C. Bị bãi bỏ hoặc sửa đổi để phù hợp với Hiến pháp
D. Không ảnh hưởng vì Hiến pháp và luật có giá trị như nhau
Câu 4: Theo Hiến pháp năm 2013, nền tảng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là liên minh giữa các giai cấp nào?
A. Giai cấp công nhân và doanh nhân
B. Giai cấp công nhân, nông dân và trí thức
C. Giai cấp công nhân và địa chủ
D. Giai cấp nông dân và thương nhân
Câu 5: “Điều 16 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định về nội dung nào sau đây?
A. Quyền có nơi ở hợp pháp
B. Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc
C. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật
D. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
Câu 6: Theo Hiến pháp năm 2013, kinh tế nhà nước giữ vai trò gì trong nền kinh tế Việt Nam?
A. Vai trò chủ đạo
B. Vai trò bổ trợ
C. Vai trò thứ yếu
D. Vai trò bình đẳng như các thành phần khác
Câu 7: Theo Hiến pháp năm 2013, sự gắn kết giữa phát triển kinh tế và văn hóa có ý nghĩa gì?
A. Đảm bảo sự phát triển toàn diện, bền vững
B. Giúp kinh tế có thể thay thế hoàn toàn văn hóa
C. Văn hóa phải phục vụ cho kinh tế
D. Phát triển văn hóa không ảnh hưởng đến kinh tế
Câu 8: Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan nào?
A. Chính phủ
B. Quốc hội
C. Tòa án nhân dân tối cao
D. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Câu 9: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về vai trò của Chủ tịch nước trong bộ máy nhà nước?
A. Thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại
B. Quyết định mọi vấn đề kinh tế của đất nước
C. Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
D. Trực tiếp giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân
Câu 10: Ông T gửi đơn tố cáo Công ti Z thường xuyên xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường. Ông T đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
Câu 11: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Hiến pháp - đạo luật có giá trị pháp lí cao nhất có nguồn gốc từ các quy định của các hoàng đế La Mã cổ đại.
B. Chỉ ở những quốc gia nào cách mạng tư sản thành công thì Hiến pháp mới được ban hành.
C. Hiến pháp chỉ được ban hành ở những quốc gia có cách mạng tư sản không thành công.
D. Hiến pháp - đạo luật có giá trị pháp lí cao nhất ra đời trong các cuộc cách mạng tư sản.
Câu 12: Nếu một văn bản luật có quy định khác với Hiến pháp thì nội dung của văn bản luật sẽ được xử lí như thế nào?
A. Sửa đổi, bổ sung.
B. Thay thế.
C. Xóa bỏ.
D. Giữ nguyên.
Câu 13: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. Nhà nước xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
B. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Nhân dân, vì Nhân dân.
C. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
D. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân.
Câu 14: Quyền con người là
A. những quyền tự nhiên, vốn có và không thể bị tước bỏ bởi bất kì cá nhân, tổ chức nào.
B. những quyền tự nhiên, vốn có của con người.
C. những quyền không thể bị tước bỏ của con người.
D. những quyền dược Nhà nước trao cho các cá nhân trong xã hội.
Câu 15: Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
A. quyền công dân không tách rời khỏi nghĩa vụ công dân.
B. công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ.
C. công dân Việt Nam là người sinh ra tại Việt Nam, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam.
D. mọi người có quyền bầu cử, ứng cử.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho tình huống sau:
Em Duy là sinh viên khoa môi trường và vừa tham gia một dự án nghiên cứu về công nghệ tái chế. Trong dự án, em được hỗ trợ tài chính từ một quỹ nghiên cứu của nhà nước, đồng thời nhận được sự khuyến khích từ các tổ chức xã hội và doanh nghiệp.
a. Việc nhận hỗ trợ tài chính từ quỹ nghiên cứu của nhà nước và sự khuyến khích từ các tổ chức xã hội và doanh nghiệp là phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, vì nhà nước và toàn xã hội đều có trách nhiệm tạo điều kiện cho việc phát triển khoa học và công nghệ.
b. Dự án nghiên cứu về công nghệ tái chế của em Duy hỗ trợ bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức về việc sử dụng tài nguyên hiệu quả, điều này đồng thời thực hiện đúng mục tiêu của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên.
c. Việc em Duy nhận hỗ trợ tài chính từ quỹ nghiên cứu không liên quan đến trách nhiệm của nhà nước trong việc phát triển khoa học và công nghệ, vì quỹ nghiên cứu chỉ là nguồn tài trợ cá nhân.
d. Dự án của em Duy không cần sự khuyến khích từ các tổ chức xã hội và doanh nghiệp vì Hiến pháp chỉ yêu cầu nhà nước phải đầu tư vào khoa học và công nghệ.
Câu 2: Đọc các tình huống dưới đây:
Chị Lan là một cán bộ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nhận được một yêu cầu từ Hội đồng nhân dân huyện để tổ chức một cuộc họp nhằm báo cáo về các hoạt động tài chính của năm qua. Chị Lan biết rằng Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính địa phương và cần phải thực hiện các quyết định và chỉ đạo từ Hội đồng nhân dân.
a. Chị Lan phải tổ chức cuộc họp và báo cáo đầy đủ về các hoạt động tài chính cho Hội đồng nhân dân vì Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng.
b. Cuộc họp và báo cáo của chị Lan cần được chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong việc trình bày các hoạt động tài chính, vì đây là yêu cầu quan trọng của Hội đồng nhân dân.
c. Chị Lan không cần phải tổ chức cuộc họp về tài chính nếu thấy không cần thiết vì Hội đồng nhân dân không có quyền yêu cầu các báo cáo từ Ủy ban nhân dân.
d. Ủy ban nhân dân không cần phải thực hiện bất kỳ yêu cầu nào từ Hội đồng nhân dân vì hai cơ quan này hoạt động độc lập hoàn toàn.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................