Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 chân trời Ôn tập giữa kì 1 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 05:
Câu 1: Một nhà máy sản xuất nước đóng chai quyết định mở rộng thị phần bằng cách ký hợp đồng với các siêu thị lớn để bán sản phẩm của mình. Đây là một ví dụ của hoạt động nào?
A. Sản xuất
B. Phân phối
C. Tiêu dùng
D. Tích trữ
Câu 2: Chủ thể sản xuất trong nền kinh tế có vai trò chính là gì?
A. Tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cá nhân
B. Kết nối giữa người tiêu dùng và người sản xuất
C. Tạo ra hàng hoá, dịch vụ để phục vụ nhu cầu xã hội
D. Điều tiết thị trường và ban hành các chính sách kinh tế
Câu 3: Chức năng điều tiết của thị trường thể hiện ở điểm nào?
A. Kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng
B. Quy định giá cả hàng hóa
C. Giúp doanh nghiệp có lợi nhuận cao hơn
D. Giảm cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
Câu 4: Trong cơ chế thị trường, yếu tố nào quyết định giá cả hàng hóa?
A. Sở thích cá nhân của người bán
B. Sự quy định trực tiếp từ Nhà nước
C. Giá trị sản xuất cố định từ đầu
D. Quan hệ cung - cầu trên thị trường
Câu 5: Khi cầu tăng mạnh nhưng cung không thay đổi, giá cả thị trường sẽ có xu hướng:
A. Giảm xuống
B. Không thay đổi
C. Tăng lên
D. Biến động không xác định
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG đúng về ngân sách nhà nước?
A. Là kế hoạch tài chính của toàn quốc gia
B. Phải được Quốc hội thông qua trước khi thực hiện
C. Hoạt động thu, chi ngân sách không cần sự giám sát của bất kỳ cơ quan nào
D. Được thực hiện nhằm đảm bảo lợi ích chung cho quốc gia
Câu 7: Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng dựa vào
A. Sự tăng đầu tư, khai thác tài nguyên, sức lao động giá rẻ và một số yếu tố lợi thế khác.
B. Trình độ công nghệ, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.
C. Trình độ quản lý, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.
D. Trình độ công nghệ và quản lý, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Câu 8: Nhóm chi nào sau đây không được tính vào nhóm chi của ngân sách nhà nước?
A. Nhóm chi thường xuyên nhằm duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước như lương, công tác, hội họp, công tác phí,...
B. Nhóm chi đầu tư phát triển nhằm tăng cường cơ sở vật chất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho doanh nghiệp.
C. Nhóm chi trả nợ và viện trợ để Nhà nước trả các khoản vay và thanh toán làm nghĩa vụ quốc tế.
D. Nhóm chi dự trữ quốc gia phục vụ việc dự trữ cho các biến động bất ngờ như dịch bệnh, thiên tai,...
Câu 9: Hành vi nào thể hiện đầy đủ nhất trách nhiệm của chủ thể tiêu dùng khi tham gia trong nền kinh tế?
A. Anh K thường ưu tiên hàng hóa có giá rẻ mà không cần quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm.
B. Chị A lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; phê phán hành vi trái pháp luật trong hoạt động kinh tế.
C. Cơ sở sản xuất kinh doanh của anh H tạo ra của cải vật chất, sản phẩm cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
D. Ứng dụng mua bán hàng trực tuyến S kết nối thông tin trong các quan hệ mua-bán, tạo cơ hội làm tăng giá trị hàng hóa và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng.
Câu 10: Hoạt động trao đổi có tác động gì đến sản xuất?
A. Giúp người sản xuất bán được sản phẩm, duy trì và phát triển hoạt động sản xuất.
B. Không có tác động gì đến sản xuất.
C. Làm chậm quá trình sản xuất vì phải mất thời gian trao đổi.
D. Giúp giảm nhu cầu tiêu dùng trong xã hội.
Câu 11: Hành vi của chủ thể kinh tế nào dưới đây không đúng khi tham gia vào thị trường?
A. Doanh nghiệp bán lẻ X tăng giá các mặt hàng thực phẩm khi chi phí vận chuyển tăng cao.
B. Công ty H giảm giá mua thanh long do đối tác ngừng hợp đồng thu mua.
C. Giá rau ở chợ M tăng đột biến do rau khan hiếm, nhập về ít.
D. Trạm xăng dầu B đóng cửa không bán vì giá xăng tăng lên vào ngày mai.
Câu 12: Nhà nước có thể sử dụng giá cả thị trường để điều tiết nền kinh tế bằng cách nào?
A. Quy định cứng giá bán cho mọi mặt hàng
B. Áp dụng các chính sách thuế, trợ giá và kiểm soát giá
C. Cấm các doanh nghiệp điều chỉnh giá sản phẩm
D. Để giá cả hoàn toàn tự do không can thiệp
Câu 13: Chủ thể kinh tế nào dưới đây không tôn trọng quy luật khách quan của cơ chế thị trường?
A. Công ti R cung cấp mặt hàng thịt bò đông lạnh cho hệ thống siêu thị C theo đúng yêu cầu
B. Do nhu cầu đi lại của người dân trong dịch Tết tăng cao, Công ti A đã tăng số chuyến xe trong ngày
C. Hộ kinh doanh T đã hạ giá thu mua thanh long tại vườn do thị trường xuất khẩu đóng cửa vì dịch bệnh.
D. Công ti H đã chế tạo bao bì sản phẩm bánh kẹo nhái thương hiệu nổi tiếng để bán ra thị trường.
Câu 14: Trong đợt dịch COVID-19, giá khẩu trang y tế tăng vọt do nhu cầu tăng cao, nhưng sau khi dịch lắng xuống, giá khẩu trang giảm mạnh. Điều này thể hiện đặc điểm nào của cơ chế thị trường?
A. Nhà nước kiểm soát hoàn toàn giá cả
B. Giá cả biến động theo cung - cầu
C. Doanh nghiệp quyết định giá cả mà không phụ thuộc vào thị trường
D. Giá cả luôn cố định trong mọi hoàn cảnh
Câu 15: Vào những ngày cuối tuần, mọi người được nghỉ nên nhu cầu xem phim để giải trí thường tăng cao cho nên giá vé xem phim vào cuối tuần thường cao hơn ngày thường. Yếu tố nào của thị trường tác động đến giá vé?
A. Tiền tệ thế giới.
B. Mục tiêu lợi nhuận của nhà sản xuất.
C. Xu hướng phim được chiếu.
D. Nhu cầu của khách hàng.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................