Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 11 cánh diều ôn tập chủ đề 5: Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858) (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 5: Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858)(P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5: MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858) (PHẦN 2)

Câu 1: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng?

  1. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối
  2. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước được củng cố, thống nhất
  3. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các quý tộc và quan văn nắm giữ
  4. Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành

 

Câu 2: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, bộ máy chính quyền ở mỗi đạo thừa tuyên gồm 3 ty là:

  1. Pháp ty; Đô ty và Hiến ty
  2. Thừa ty; Đô ty và Pháp ty
  3. Đô ty; Thừa ty và Hiến ty
  4. Pháp ty, Hiến ty và Thừa ty

 

Câu 3: Nội dung nào sau đây phản ánh sự khủng hoảng, suy yếu về kinh tế của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?

  1. Nhà nước thực hiện nghiêm ngặt chính sách “bế quan tỏa cảng”
  2. Thiên tai (hạn hán, bão, lụt,…), mất mùa thường xuyên xảy ra
  3. Ruộng đất tư bị thu hẹp; diện tích ruộng đất công được mở rộng
  4. Các đô thị (Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà,…) dần lụi tàn

 

Câu 4: Từ sau cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông, hình thức tuyển chọn nhân sự chủ yếu cho bộ máy chính quyền các cấp thời Lê sơ là:

  1. Tiến cử
  2. Nhiệm cử
  3. Khoa cử
  4. Bảo cử

Câu 5: Sau cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mệnh, cả nước Việt Nam được chia thành:

  1. 7 trấn và 4 doanh
  2. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên
  3. 4 doanh và 23 trấn
  4. 13 đạo thừa tuyên

Câu 6: Mặc cho đời sống của nhân dân sa sút nghiêm trọng, vua và tầng lớp quý tộc, quan lại cuối nhà Trần:

  1. Ngày càng chuyên quyền, độc đoán, muốn phát động chiến tranh với phương Bắc
  2. Ngày càng mở rộng các loại hình kinh tế thay thế cho làm nông nghiệp truyền thống
  3. Ngày càng sa vào những thú ăn chơi, hưởng lạc
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Khi vua Lê Thánh Tông lên ngôi, ở cấp trung ương, sự tập trung quyền lực chủ yếu trong tay:

  1. Các quan đại thần – những võ quan, công thần trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
  2. Các hoạn quan
  3. Hậu cung
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 8: Câu nào sau đây đúng về Chế độ đình nghị ở thời vua Minh Mạng?

  1. Chế độ đình nghị được cải tồ từ Hội đồng đình thần đã được lập dưới thời Gia Long, mở rộng thành phần tham dự nghị bàn đến chức Tham hiệp trở lên
  2. Với chế định này, Hội đồng giống như một chính phủ mở rộng, tư vấn cho nhà vua
  3. Các phiên đình nghị được ấn định vào các ngày chẵn 2, 8, 16 và 24 âm lịch hằng tháng để nghị bàn về các công việc liên quan đến chính trị, hành chính
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Đâu là kết quả cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ?

  1. Đưa được đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, củng cố quyền lực của chính quyền trung ương
  2. Đã biến Đại Việt trở thành một cường quốc khi đó với nhiều mặt quân sự, giáo dục, thể chế chính trị hiện đại
  3. Phần lớn là thất bại do không tạo được lòng tin cho nhân dân
  4. Cả A và B

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về cải cách của vua Lê Thánh Tông?

  1. Trong thiết chế quân chủ thời Lê sơ, nhà vua trực tiếp điều khiển triều đình, chức Tể tướng và một số chức danh đại thần khác bị bãi bỏ
  2. Lê Thánh Tông ban hành luật quốc tính (ban họ vua), quý tộc tôn thất được phép lập phủ đệ và quân đội riêng
  3. Vua Lê Thánh Tông tổ chức tuyển chọn bộ máy quan lại ở trung ương qua chế độ khoa cử Nho học nhằm hạn chế phe cánh và sự thao túng quyền lực của các công thần
  4. Ở các địa phương, đặt các chức Tổng binh, Đô ty quản lí, đổi chức xã quan thành xã trưởng

Câu 11: Cơ quan quản lí cấp tỉnh nào phụ trách đinh, điền, hộ tịch?

  1. Bố chánh sứ ty
  2. Án sát sứ ty
  3. An phủ sứ
  4. Tri châu

Câu 12: Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã tiến hành một cuộc cải cách khá hệ thống trên hầu hết các lĩnh vực, nhằm:

  1. Củng cố chế độ quân chủ tập quyền
  2. Giải quyết các mâu thuẫn về kinh tế, xã hội xuất hiện cuối thời Trần
  3. Đưa nước Đại Việt đi theo mô hình của phương Tây, chú trọng phát triển kinh tế, giáo dục
  4. Cả A và B

Câu 13: Vùng Hưng Hoá ở thời vua Lê Thánh Tông nay là:

  1. Vùng Tây Bắc
  2. Vùng Đông Bắc
  3. Vùng xung quanh kinh thành Thăng Long
  4. Vùng trước kia gọi là Thuận Hoá

Câu 14: Câu nào sau đây là đúng?

  1. Năm 1810, triều Nguyễn được thành lập, đóng đô ở Thăng Long, đất nước là một dải dài từ vùng núi phía bắc đến vùng biển phía nam
  2. Năm 1810, Nguyễn Huệ nhường ngôi cho Nguyễn Ánh, lập ra triều Nguyễn, đóng đô ở Gia Định
  3. Năm 1802, triều Nguyễn được thành lập, cai quản đất nước rộng lớn, kéo dài từ Bắc vào Nam
  4. Năm 1802, triều Nguyễn được thành lập, đất nước rộng lớn, kéo dài từ vùng núi Bắc Bộ đến đồng bằng Đông Nam Bộ hiện nay, nhưng quyền lực thực tế chỉ có ở vùng miền Trung, nơi triều Nguyễn đóng đô

Câu 15: Câu nào sau đây không đúng về cải cách của Hồ Quý Ly?

  1. Hồ Quý Ly là vị vua Việt Nam đầu tiên dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hoá dân tộc.
  2. Năm 1404, nhà Hồ quy định thêm kì thi viết chữ và làm toán
  3. Hồ Quý Ly đã soạn sách Minh đạo gồm 14 thiên (năm 1392), biên chép thiên “Đại thành Toán pháp” và dịch ra chữ Nôm đề dạy vua (năm 1395); làm sách “Tam tòng tứ đức” và bài tựa để dạy hậu phi và cung nhân (năm 1396)
  4. Những cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ còn nhiều chủ quan, nóng vội, một số cải cách còn bộc lộ hạn chế, không triệt để. Việc dùng pháp luật để cưỡng chế thực hiện các mục tiêu cải cách gây mất lòng dân nên đã không tránh khỏi sự thất bại

 

Câu 16: Câu nào sau đây không đúng về cải cách của vua Lê Thánh Tông?

  1. Thể lệ thuế khoá (thuế đinh, thuế ruộng, thuế đất bãi trồng dâu) được nhà nước quy định theo quy mô sản xuất và doanh thu của mỗi hộ gia đình hoặc hộ kinh doanh
  2. Việc canh nông được khuyến khích
  3. Nhà nước đặt Hà đê quan và Khuyến nông quan để quản lí việc đê điều, nông nghiệp, đặt Đồn điền quan để khuyến khích việc khẩn hoang, mở rộng diện tích
  4. Vua Lê Thánh Tông có lệnh dụ các quan địa phương "Lễ nghĩa để sửa tốt lòng dân, nông tang để có đủ cơm áo. Hai điều đó là việc cần kíp của chính sự, là chức trách của các quan nuôi giữ dân”

Câu 17: Nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo, Hồ Quý Ly đã đưa ra cải cách gì?

  1. Chỉ giữ lại một số chùa quan trọng còn lại thì dẹp tất
  2. Tổ chức thi sát hạch thường xuyên và chỉ giữ lại một số ít người giỏi
  3. Bắt các nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 18: Nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo, Hồ Quý Ly đã đưa ra cải cách gì?

  1. Chỉ giữ lại một số chùa quan trọng còn lại thì dẹp tất
  2. Tổ chức thi sát hạch thường xuyên và chỉ giữ lại một số ít người giỏi
  3. Bắt các nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 19: Vua Minh Mạng thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương thông qua hoạt động của:

  1. Đô sát viện và lục Tự
  2. Đô sát viện và lục Khoa
  3. Quốc tử giám, Hàn lâm viện
  4. Hàn lâm viện và lục Tự

Câu 20: Đâu không phải cải cách về quân sự của triều Hồ?

  1. Hồ Quý Ly và triều Hồ đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường lực lượng quân đội chính quy và phòng thủ ở những nơi hiểm yếu
  2. Triều Hồ bỏ rất nhiều tiền mua các loại chiến thuyền, xe tăng, súng đạn hiện đại của phương Tây, đồng thời cũng nghiên cứu chế tạo
  3. Triều Hồ cho biên hết vào sổ các nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên. Khi làm xong, số lượng binh lính trong quân đội tăng lên nhiều lần
  4. Triều Hồ cho xây dựng nhiều thành lũy kiên cố như Tây Đô (Thanh Hoá), Đa Bang (Hà Nội),...

 

Câu 21: Trước khi vua Lê Thánh Tông lên ngôi, ở địa phương, việc đất nước rộng lớn nhưng chỉ được chia thành 5 đạo đã khiến cho:

  1. Nước ta bị ngầm chia thành 5 nước nhỏ, nguy cơ nội chiến là rất cao
  2. Việc quản lí hành chính ở mỗi địa phương trở nên khó khăn gấp bội
  3. Quyền lực của những người đứng đầu mỗi đạo rất lớn, là mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 22:  “Cho ban hành tiền giấy thay thế tiền đồng, gọi là Thông bảo hội sao” là cải cách của vị vua nào?

  1. Hồ Quý Ly
  2. Lê Thánh Tông
  3. Nguyễn Hoàng
  4. Minh Mạng

Câu 23: Sau cải cách của vua Minh Mạng, hai cơ quan tham mưu và tư vấn tối cao của hoàng đế về hành chính, chính trị và an ninh, quân sự là:

  1. Nội các và Cơ mật viện
  2. Văn thư phòng và Bộ Quân cơ
  3. Phòng tham mưu và Cơ mật viện
  4. Ban tham mưu và Lục bộ

Câu 24: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Chính sách hạn điền, hạn nô đã làm suy yếu thế lực của tầng lớp quý tộc, tôn thất triều Trần, đồng thời tăng nguồn thu nhập cho Nhà nước, tăng cường quyền lực của Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền
  2. Những cải cách trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục của Hồ Quý Ly và triều Hồ thể hiện tư tưởng tiến bộ nhằm xây dựng một nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc
  3. Cuộc cải cách có ý nghĩa trong việc bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực của đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm
  4. Những cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ đều đi trước thời đại và mang tính dân chủ cao nên đạt được nhiều kết quả tốt

Câu 25: Đâu là kết quả cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông?

  1. Cuộc cải cách đã làm cho bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ, để cao quyền hành toàn diện của hoàng đế
  2. Các chức danh được quy định rõ ràng, hệ thống giám sát được tăng cường, hạn chế sự tập trung quyền lực dẫn đến chuyên quyền và nguy cơ cát cứ
  3. Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông “khiến cho quan to, quan nhỏ đều ràng buộc với nhau. Chức trọng, chức khinh cùng kiềm chế lẫn nhau. Uy quyền không bị lợi dụng, thế nước vậy là khó lay”
  4. Tất cả các đáp án trên

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay