Giáo án Lịch sử và địa lí 5 Chân trời bài 13: Cách mạng tháng Tám năm 1945

Giáo án bài 13: Cách mạng tháng Tám năm 1945 sách Lịch sử và Địa lí 5 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử và Địa lí 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử và địa lí 5 Chân trời bài 13: Cách mạng tháng Tám năm 1945

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 13: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

(3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Sưu tầm một số tư liệu (câu chuyện, văn bản, tranh ảnh,...) kể lại được thắng lợi ở một số địa phương lớn: Hà Nội, Huế, Sài Gòn,... trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

  • Kể lại được một số câu chuyện về Hồ Chí Minh khi hoạt động ở Pác Bó, Tân Trào, khi viết và đọc Tuyên ngôn Độc lập; chuyện về Kim Đồng, Võ Nguyên Giáp.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: có ý thức học tập những tấm gương anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp vào nửa đầu thế kỉ XX: Hồ Chí Minh, Kim Đồng, Võ Nguyên Giáp.. 

Năng lực riêng: 

  • Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí:: 

+ Trình bày được một số nét chính về Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.

+ Trình bày được một số câu chuyện về Hồ Chí Minh khi hoạt động ở Pác Bó, Tân Trào, khi viết và đọc Tuyên ngôn Độc lập; chuyện về Kim Đồng, Võ Nguyên Giáp.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận xét về công lao của các anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp vào nửa đầu thế kỉ XX: Hồ Chí Minh, Kim Đồng, Võ Nguyên Giáp.

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Kế hoạch bài dạy, bài trình chiếu powerpoint.

  • Lược đồ, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.

  • SGK Lịch sử và Địa lí 5 – bộ sách Chân trời sáng tạo 

  • Bảng con, giấy A4, bút viết,...

2. Đối với học sinh

  • SHS Lịch sử và Địa lí 5 bộ sách Chân trời sáng tạo 

  • Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua Hoạt động, HS: 

- Nhận biết được các mục tiêu của bài học.

- Tạo hứng thú trong học tập. 

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc lời bài hát trong SGK tr.51.

“...Mười chín tháng Tám, ánh sao tự do đưa tới.

Cờ bay nơi nơi, muôn ánh sao vàng.

Mười chín tháng Tám, chớ quên là ngày khởi nghĩa.

Hạnh phúc sáng tỏ, non sông Việt Nam.”

(Xuân Oanh, Mười chín tháng Tám, 1945) 

- GV đặt câu hỏi cho HS: Hãy cho biết lời bài hát trên nhắc đến sự kiện lịch sử nào ở Việt Nam. Em biết gì về sự kiện đó?

- GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu bằng cách gợi ý một số chi tiết trong lời bài hát như: “Mười chín tháng Tám”, “tự do”, “ánh sao vàng”, “khởi nghĩa”,...

- GV mời 1 – 2 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Bài hát nhắc đến Cách mạng tháng Tám, cụ thể là ngày 19-8-1945. Ngày 19-8 hằng năm là ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám thành công. 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để hiểu rõ hơn về nội dung, sự kiện được đề cập đến trong bài thơ, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay - Bài 13: Cách mạng tháng Tám năm 1945.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về Cách mạng tháng Tám năm 1945 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: 

- Trình bày được thắng lợi ở một số địa phương trong Cách mạng tháng Tám. 

- Nêu được ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám đối với Việt Nam và thế giới.  

b. Cách tiến hành

GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, đọc thông tin mục 1 và quan sát các hình 1 và 2 SGK tr.52 thực hiện nhiệm vụ: Hãy cho biết thắng lợi ở một số địa phương lớn như Hà Nội, Huế, Sài Gòn trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra như thế nào? 

Tech12h

-  GV mời đại diện 2 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

+ Hà Nội: Ngày 19/8/1945, nhân dân Hà nội và các tỉnh lân cận mít tinh rộng khắp. Đại diện Uỷ ban khởi nghĩa đọc lời kêu gọi nhân dân đứng lên giành chính quyền, lần lượt chiếm các cơ quan đầu não của địch. Tối cùng ngày cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn. 

+ Sau thắng lợi ở Hà Nội, nhân dân địa phương cả nước cùng lần lượt khởi nghĩa và giành thắng lợi nhanh chóng trong 15 ngày, tiêu biểu là Huế ngày 23/8 và Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) ngày 25/8. 

- GV đặt câu hỏi gợi mở: Vì sao Đảng và Bác Hồ quyết định phát động toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền vào tháng 8-1945?

- GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: Đảng và Bác Hồ quyết định phát động toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền vào tháng 8-1945 vì khi này Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh. 

- GV trao đổi, cung cấp thêm cho HS một số thông tin cụ thể diễn biến tại các địa phương lớn:

+ Tại Hà Nội

  • Tối 14, rạng sáng 15-8-1945, mặc dù chưa nhận được Chỉ thị từ Ban Thường vụ Trung ương Đảng nhưng với tinh thần yêu nước, nhận thấy tình thế cách mạng đã đến, Xứ uỷ Bắc Kỳ đã nhóm họp tại làng Vạn Phúc (Hà Nội) để lên kế hoạch khởi nghĩa.

  • Ngày 18-8-1945, cờ đỏ sao vàng xuất hiện trên đường phố Hà Nội. Ngày 19-8-1945, Uỷ ban Quân sự Cách mạng Hà Nội quyết định phát động khởi nghĩa dưới hình thức biểu tình quần chúng. 

  • Tối cùng ngày, cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội đã giành thắng lợi hoàn toàn, cổ vũ mạnh mẽ nhân dân cả nước cùng đấu tranh chống xâm lược. 

Tech12h

Hình ảnh: Nhân dân Hà Nội chiếm Phủ Khâm sai – cơ quan đầu não của chính quyền bù nhìn. 

+ Tại Huế: 

  • Ngày 20-8-1945, hay tin thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội, Uỷ ban lâm thời tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập, thông qua kế hoạch khởi nghĩa. 

  • Ngày 23-8-1945, cuộc mít tinh của nhân dân đã diễn ra và kết thúc thắng lợi hoàn toàn.

Tech12h

Hàng vạn người dân Thừa Thiên Huế và các Đội Cứu quốc quân tiến về sân vận động Huế

Tech12h

Nhân dân Thừa Thiên Huế tham gia giành chính quyền và kéo vào cửa Thượng Tứ Huế

+ Tại Sài Gòn

  • Tối 24-8-1945, Xứ uỷ Nam Kỳ quyết định phát lệnh khởi nghĩa. 

  • Sáng 25-8-1945, nhân dân các tỉnh Tây Nguyên, Tây Nam Kỳ kéo về trung tâm thành phố để mít tinh. 

  • Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi ở Sài Gòn, thúc đẩy phong trào khởi nghĩa của các tỉnh còn lại ở Nam Bộ. 

Tech12h

Nhân dân Sài Gòn biểu dương lực lượng ngày 25/8/1945.

Tech12h

Nhân dân với tầm vông vạt nhọn kéo vào nội thành tham gia Tổng khởi nghĩa ở Sài Gòn

+ Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam là các tỉnh giành chính quyền sớm nhất ngày 18-8-1945. 

+ Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là hai địa phương giành chính quyền muộn nhất ngày 28-8-1945.

- GV cho HS xem video “Kí ức về ngày 19/08/1945 tại Hà Nội”

https://youtu.be/fCqgLY4QqeE 

- GV đặt câu hỏi mở rộng:

+ Thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn đã có tác dụng gì đối với cuộc Tổng khởi nghĩa trong cả nước?

+ Nêu ý nghĩa chiến thắng của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: 

+ Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn đã có tác dụng cổ vũ nhân dân các địa phương khác đứng lên giành chính quyền, và chỉ trong vòng nửa tháng các địa phương trong cả nước đã giành được chính quyền về tay nhân dân.

+ Ý nghĩa chiến thắng của Cách mạng tháng Tám năm 1945:

  • Đối với Việt Nam: Cuộc cách mạng đã lật đổ ách thống trị kéo dài hơn 80 năm của thực dân Pháp và gần 5 năm của phát xít Nhật, đồng thời, lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hơn nghìn năm ở Việt Nam. Mở ra trang sử mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

  • Đối với thế giới: Cách mạng tháng Tám cổ vũ tInh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc trên thế giới. Nhà sử học Na Uy Xanh Tân-nơ-sân khẳng định: “Việt Nam đứng ở tuyến đầu của phong trào chống thực dân trên toàn thế giới dẫn đến sự sụp đổ của một số đế quốc ở châu Âu. Điều đó đã đẩy mạnh sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc, biến thế giới của các vua chúa, các thuộc địa thành những nhà nước dân tộc”.

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh lễ Thoái vị của vị Hoàng đế cuối cùng của Việt Nam:

Tech12h

Vua Bảo Đại trao lại ấn, kiếm cho đồng chí Trần Huy Liệu - đại diện của Chính phủ nhân dân cách mệnh lâm thờ.

Tech12h

Ấn Hoàng Đế Chi Bảo vua Bảo Đại trao lại tại lễ thoái vị

Tech12h

Lầu Ngũ Phụng (Ngọ Môn) nơi diễn ra lễ thoái vị

Tech12h

Mô hình tái hiện khung cảnh trao ấn kiếm của Vua Bảo Đại tại Bảo tàng lịch sử Huế

- GV cung cấp thông tin cho HS:

+ Chiều 30-8-1945, vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của Triều Nguyễn - đọc Chiếu thoái vị.

+ Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Hoạt động 2: Tìm hiểu và kể lại một số câu chuyện lịch sử

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể lại được câu chuyện lịch sử về sự kiện liên quan đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.  

…………………..

 

 

 

 

 

- HS đọc bài hát. 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi. 

 

- HS lắng nghe. 

 

 

- HS trả lời câu hỏi. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

-  HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các HS trả lời câu hỏi. 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi. 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp nhận thông tin. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

- HS lắng nghe. 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh. 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe. 

…………………

------------------------------

----------------- Còn tiếp ------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 650k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: NHỮNG QUỐC GIA ĐẦU TIÊN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: NHỮNG QUỐC GIA ĐẦU TIÊN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

Chat hỗ trợ
Chat ngay