Giáo án Lịch sử và địa lí 5 Kết nối bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long

Giáo án bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long sách Lịch sử và Địa lí 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử và Địa lí 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử và địa lí 5 Kết nối bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức đủ cả năm

BÀI 9: TRIỀU LÝ VÀ VIỆC ĐỊNH ĐÔ Ở THĂNG LONG

(3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Sưu tầm và giới thiệu được một số tư liệu lịch sử (câu chuyện, văn bản, tranh ảnh,...) liên quan đến Triều Lý.

  • Trình bày được một số nét chính về lịch sử Việt Nam thời nhà Lý thông qua các câu chuyện về một số nhân vật lịch sử như: Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Nguyên phi Ỷ Lan, Từ Đạo Hạnh,...

  • Đọc và nêu nhận xét về nội dung, ý nghĩa của Chiếu dời đô

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết vấn đề; sưu tầm tư liệu lịch sử liên quan đến Triều Lý. 

Năng lực riêng:  

  • Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc sưu tầm và giới thiệu được một số tư liệu lịch sử (câu chuyện, văn bản, tranh ảnh,...) liên quan đến triều Lý; trình bày được một số nét chính về lịch sử Việt Nam thời nhà Lý.

  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc nhận xét nội dung và ý nghĩa của Chiếu dời đô, đánh giá đóng góp của nhân vật lịch sử của Triều Lý đối với lịch sử dân tộc.

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc; có trách nhiệm thông qua việc giữ gìn, phát huy những di sản của thời Lý.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 5.

  • Tranh ảnh, câu chuyện và tư liệu liên quan đến các nhân vật thời nhà Lý: Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Nguyên phi Ỷ Lan, Từ Đạo Hạnh...

  • Văn bản, tác phẩm Chiếu dời đô.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SHS Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức với cuộc sống.

  • Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.  

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. 

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình 1 SGK tr.40.

- GV yêu cầu HS giới thiệu công trình trong hình theo gợi ý:

+ Bức ảnh chụp công trình kiến trúc nào?

+ Công trình đó có gì đặc biệt?

+ Công trình đó được xây dựng vào thời đại nào trong lịch sử Việt Nam? 

- GV mời 2 -3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét. 

- GV nhận xét, chốt đáp án 

+ Bức ảnh chụp Chùa Một Cột (Hà Nội).

+ Công trình có kiến trúc đặc biệt nhất Việt Nam khi ngôi chùa được xây dựng trên một cột gỗ giữa một hồ sen. Công trình được ví như một bông sen nở rộ giữa hồ sen. 

+ Chùa Một Cột là công trình kiến trúc tiêu biểu của Triều Lý. 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Triều đại nhà Lý không chỉ đưa đất nước đi tới phát triển cực thịnh mà còn là triều đại đánh dấu bước ngoặt lịch sử của dân tộc. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay: Bài 9  –  Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu việc định đô ở Thăng Long của Triều Lý. 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được nội dung và ý nghĩa của Chiếu dời đô.

- Nêu được đóng góp của Lý Công Uẩn đối với dân tộc. 

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Nêu nội dung và ý nghĩa của Chiếu dời đô. 

- GV dẫn dắt: Năm 1009, vua Lê Long Đĩnh mất, các quan trong Triều Tiền Lê đã tôn Lý Công Uẩn lên làm vua (tức vua Lý Thái Tổ), lập ra Triều Lý. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội) và đổi tên là Thăng Long. 

- GV yêu cầu HS quan sát hình 2 SGK tr.41 và đọc Tư liệu. 

- GV giới thiệu cho HS về hình 2:Bản Chiếu dời đô trên bức bình phong tại Đền Đô (Bắc Ninh) 

+ Cao 3,5 m, rộng hơn 8 m, được ghép lại từ 214 chữ Hán làm bằng gốm Bát Tràng.

+ Bức cuốn thư Chiếu dời đô ở Đền Đô được coi là bức chiếu bằng gốm lớn nhất Việt Nam. 

+ Phần chính của bức cuốn thư là “Thiên đô chiếu” (Chiếu dời đô) do vua Lý Thái Tổ viết năm 1010 về việc chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội).

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Nêu nội dung chính và ý nghĩa của Chiếu dời đô.

- GV gọi 1 – 2 HS trình bày trước lớp. Các bạn khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức:

+ Nội dung của Chiếu dời đô đã nêu lí do, mục đích của việc dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Thăng Long). Việc dời đô dựa trên đánh giá khách quan của vua Lý Thái Tổ về điều kiện tự nhiên của thành Đại La với vị trí ở giữa đất trời, chính giữa nam bắc, đông tây, rộng, bằng phẳng, cao, sang sủa, xứng đáng là nơi “thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.

+ Ý nghĩa của Chiếu dời đô: Thể hiện tầm nhìn sáng suốt của vua Lý Thái Tổ, đồng thời mở ra thời kì phát triển mới của đất nước. 

- GV cho HS xem video “Thăng Long Kinh đô rồng bay”

https://youtu.be/WUt818TEkmA (3:29 đến 6:49) 

- GV đặt câu hỏi mở rộng cho HS: 

+ Trên đường dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, vua Lý Thái Tổ đã thấy điều gì kì lạ?

+ Vì sao thành Đại La lại được đổi tên thành Thăng Long. Cái tên đó có ý nghĩa gì? 

- GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ Trên đường dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, vua Lý Thái Tổ đã thấy những đám mây hình rồng vàng bay lên cho nên đã đổi tên thành Đại La thành Thăng Long. 

+ Thăng Long với ý hiểu là rồng bay lên. 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu công lao của Lý Công Uẩn đối với dân tộc. 

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình 3 SGK tr.41 và giới thiệu nội dung hình ảnh:

+ Tượng đài vua Lý Thái Tổ (Hà Nội) được đặt tại vườn hoa Lý Thái Tổ, đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

+ Tượng đài được khởi công xây dựng và khánh thành trong năm 2004. Đây là bức tượng bằng đồng nguyên chất, đúc liền khối, nặng 34 tấn, cao 10,10 m.

+ Tượng đài khắc vua Lý Thái Tổ, đầu đội mũ bình thiên, tay phải cầm Chiếu dời đô, tay trái chỉ xuống nơi định đô.

+ Tượng được đặt trên đài hình bát giác (tượng trưng cho tám hướng), phần trên đài cách điệu hình bốn cổng thành Hà Nội, phần bệ gồm ba bậc thềm tượng trưng cho thiên thời – địa lợi – nhân hoà, những yếu tố làm cơ sở để vua Lý Thái Tổ đặt niên hiệu Thuận Thiên.

- GV cho HS hoạt động theo nhóm (4 HS), đọc nội dung mục Câu chuyện lịch sử SGK tr.41 và Nêu những đóng góp của Lý Công Uẩn đối với dân tộc. 

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả làm việc. HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, công bố đáp án: Công lao của vua Lý Thái Tổ:

+ Sáng lập ra Triều Lý.

+ Dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (Hà Nội).

+ Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước. 

- GV cho HS xem video “Tầm nhìn của vua Lý Thái Tổ về việc dời đô” 

https://youtu.be/WUt818TEkmA (0:00 đến 3:27)

- GV đặt câu hỏi mở rộng:

+ Trên đường đi, vua Lý Thái Tổ đã chứng kiến cảnh tượng gì?

+ Vua đã làm gì để giúp người dân? 

+ Vua Lý Thái Tổ đã ban lệnh gì khi lên ngôi?

+ Lý Thái Tổ là một vị vua như thế nào?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, kết luận:

+ Trên đường về thăm quê, vua Lý Thái Tổ chứng kiến cảnh tượng người dân đói khổ, đi xin ăn. 

+ Vua đã sai người chia tiền vàng cho mọi người để về quê cày cấy làm ăn. 

+ Vua Lý Thái Tổ đã ban lệnh miễn tô thuế, khuyến khích canh nông, phát chẩn cho dân nghèo. 

+ Vua Lý Thái Tổ được ngợi ca là “người khoan từ nhân thứ, tính ôn nhã, có lượng đế vương”. 

Hoạt động 2: Tìm hiểu công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của Triều Lý. 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS 

- Nắm được một số nét chính về công cuộc xây dựng vào bảo vệ đất nước của Triều Lý. 

- Nêu được đóng góp của Lý Thường Kiệt đối với dân tộc. 

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Nêu một số nét chính về công cuộc xây dựng vào bảo vệ đất nước của Triều Lý.

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, đọc thông tin SGK tr.42 và thực hiện các yêu cầu: Nêu một số nét chính về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của Triều Lý. 

- GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá kết quả: Một số việc làm của Triều Lý nhằm xây dựng và bảo vệ đất nước: 

+ Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. 

+ Chú trọng phát triển kinh tế, khuyến khích sản xuất nông nghiệp, nhờ đó mùa màng bội thu. 

+ Phật giáo phát triển.

+ Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Tống giành thắng lợi. 

- GV cho HS xem video “Văn hóa thời nhà Lý” 

https://youtu.be/hy_ElmKOC40 

- GV đặt câu hỏi cho HS: Em có nhận xét gì về đời sống, văn hóa, xã hội dưới Triều Lý? 

- GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, đánh giá, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ Về ruộng đất: được cải cách một cách triệt để so với các triều đại trước đó tạo ra một bước ngoặt mới trong việc sử dụng, phân chia ruộng đất, tạo sự công bằng và phát triển nông nghiệp. 

+ Về âm nhạc: Có sự phát triển mạnh mẽ của hai dòng nhạc cung đình và dân gian,  một số hình thức văn nghệ mới được ra đời, có sự giao lưu về văn hóa với các nước khác. 

+ Về đạo phật: Phát triển cực thịnh.

+ Về ngoại thương: Giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng qua đường bộ và đường biển.  

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đóng góp của các nhân vật lịch sử dưới Triều Lý đối với dân tộc. 

- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi thực hiện nhiệm vụ:

+ Kể chuyện về Nguyên phi Ỷ Lan hoặc Lý Thường Kiệt.

+ Nêu công lao của họ đối với đất nước. 

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình 4 SGK tr. 43 và giới thiệu:

 

+ Tượng được đúc bằng đồng nằm trong sân đền thờ Lý Thường Kiệt tại xã Tam Giang, huyện Yên Phong, Bắc Ninh. 

+ Địa danh này là một trong những nơi đã diễn ra các trận đánh quyết liệt nhất giữa các cánh quân của ta dưới sự chỉ đạo của Lý Thường Kiệt, góp phần tạo nên chiến thắng oanh liệt trước giặc Tống. 

+ Cũng chính tại nơi đây, để khích lệ tinh thần chiến sĩ đánh giặc, Lý Thường Kiệt đã cho người xướng lên bài thơ thần Nam quốc sơn hà, như là bản “Tuyên ngôn Độc lập” đầu tiên của dân tộc. 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS các nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ Công lao của Nguyên phi Ỷ Lan: giúp vua Lý Thánh Tông, vua Lý Nhân Tông trị nước. 

+ Công lao của Lý Thường Kiệt: lãnh đạo quân ta kháng chiến chống quân Tống giành thắng lợi, đặt dấu mốc quan trọng cho thời kì thịnh trị, tự chủ của triều đình phong kiến sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc.

- GV cho HS xem video:

+ Thái uý Lý Thường Kiệt kháng chiến chống tống

https://youtu.be/K-xBHK8iPH0 (19:50 đến 23:10)

+ Nguyên phi Ỷ Lan giúp vua Lý Thánh Tông cai quản đất nước

https://youtu.be/_uwWiMaPc58 (13:07 đến 19:48) 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại kiến thức và luyện tập. 

b. Cách tiến hành

 

 

 

 

 

- HS quan sát và lắng nghe. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS giới thiệu. 

 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 



 

- HS lắng nghe. 

 

 

 

 

- HS quan sát, đọc bài. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe nhiệm vụ. 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video. 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và lắng nghe. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm. 

 

 

- HS trình bày. 

 

- HS lắng nghe, nhận xét. 

 

 

 

 

- HS xem video. 

 

 

- HS lắng nghe. 

 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe. 

 

 

- HS trả lời. 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Bộ giáo án có đầy đủ các môn lớp 5 chương trình mới. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Tải về

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: NHỮNG QUỐC GIA ĐẦU TIÊN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: CHUNG TAY XÂY DỰNG THẾ GIỚI

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: NHỮNG QUỐC GIA ĐẦU TIÊN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: CHUNG TAY XÂY DỰNG THẾ GIỚI

Chat hỗ trợ
Chat ngay