Phiếu trắc nghiệm Mĩ thuật 12 Lí luận và Lịch sử mĩ thuật Kết nối Bài 1: Khái quát về hoạt động triển lãm mĩ thuật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Mĩ thuật 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Mĩ thuật 12 Lí luận và Lịch sử mĩ thuật Kết nối Bài 1: Khái quát về hoạt động triển lãm mĩ thuật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TRIỂN LÃM MĨ THUẬT

(23 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (11 CÂU)

Câu 1: Hoạt động triển lãm mĩ thuật là gì?

A. Hoạt động thường diễn ra tại một không gian xác định, là dạng thức giới thiệu tác giả, tác phẩm kết hợp với hoạt động tìm hiểu giá trị thẩm mĩ của các loại hình mĩ thuật truyền thống. 

B. Phương pháp giáo dục chủ yếu phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, giúp học sinh chủ động quan sát, phát huy tối đa trí tưởng tượng và sáng tạo thông qua việc trải nghiệm từ các tác phẩm mĩ thuật.

C. Dạng thức giới thiệu tác giả, tác phẩm kết hợp với hoạt động tìm hiểu giá trị thẩm mĩ của các loại hình thuộc nghệ thuật thị giác.

D. Hoạt động thưởng thức cái đẹp, phụ thuộc vào sự hiểu biết, khiếu thẩm mĩ và ý thích của riêng từng người.

Câu 2: Trong lĩnh vực mĩ thuật, công cụ truyền đạt thông tin, kích thích trí tưởng tượng, gợi mở những ý tưởng và thúc đẩy sự kết nối giữa người sáng tạo với công chúng và với sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật được gọi là:

A. Trưng bày. 

B. Truyền cảm hứng. 

C. Triển lãm.

D. Quảng bá. 

Câu 3: Trưng bày và giới thiệu sản phẩm mĩ thuật thường có mấy vai trò chính?

A. 6. 

B. 3. 

C. 4.

D. 5. 

Câu 4: Vai trò giáo dục của triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm là gì?

A. Thông tin về các vấn đề trong cuộc sống: văn hóa, lịch sử, khoa học,…và hiểu biết thêm về nghề thuật.

B. Giới thiệu đặc trưng, giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và các thông tin khác tới công chúng. 

C. Giúp công chúng có thể tiếp cận, thưởng thức và đánh giá sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

D. Tạo nguồn cảm hứng, thu hút, phát triển sự sáng tạo cho người xem. 

Câu 5: Mang tới sự hấp dẫn về hình ảnh, màu sắc và độc đáo về ý tưởng, đem tới cho người xem những trải nghiệm thú vị là vai trò gì của triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm?

A. Truyền thông, quảng bá. 

B. Giải trí.

C. Truyền cảm hứng.

D. Cảm thụ và phê bình nghệ thuật. 

Câu 6: Vai trò truyền cảm hứng của triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm là gì?

A. Giúp công chúng có thể tiếp cận, thưởng thức và đánh giá sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

B. Hình thức, ý tưởng trưng bày mới mẻ tạo nguồn cảm hứng, thu hút cũng như phát triển sự sáng tạo cho người xem. 

C. Thông tin về các vấn đề trong cuộc sống: văn hóa, lịch sử, khoa học,…và hiểu biết thêm về nghề thuật.

D. Giới thiệu đặc trưng, giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và các thông tin khác tới công chúng. 

Câu 7: Giới thiệu đặc trưng, giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và các thông tin khác tới công chúng là vai trò gì của triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm?

A. Giáo dục. 

B. Truyền cảm hứng.

C. Truyền thông quảng bá. 

D. Lí luận, phê bình mĩ thuật. 

Câu 8: Vai trò cảm thụ và phê bình nghệ thuật trong triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm là gì?

A. Giúp công chúng có thể tiếp cận, thưởng thức và đánh giá sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

B. Định hướng cho công chúng thưởng thức cái đẹp, đánh giá sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

C. Giúp công chúng phát huy tối đa trí tưởng tượng và sáng tạo thông qua việc trải nghiệm từ các tác phẩm mĩ thuật.

D. Định hướng cho công chúng tìm hiểu giá trị thẩm mĩ của các loại hình mĩ thuật truyền thống. 

Câu 9: Nội dung của hoạt động triển lãm mĩ thuật thường được tổ chức dựa trên bao nhiêu dự kiến?

A. 9. 

B. 6. 

C. 7.

D. 8. 

Câu 10: Triển lãm mĩ thuật thường được tổ chức theo hình thức nào?

A. Nhóm, cá nhân, khu vực, toàn quốc. 

B. Trực tiếp và trực tuyến.

C. Chuyên đề. 

D. Khu vực và thế giới. 

Câu 11: Đặc điểm của không gian trong lớp học trưng bày triển lãm sản phẩm mĩ thuật là gì?

A. Phù hợp tổ chức triển lãm, trưng bày theo sự kiện quan trọng của nhà trường, địa phương.

B. Hình thức trưng bày thường đặt trên các giá vẽ, sắp xếp khoa học, giúp người xem dễ dàng quan sát.

C. Mang tính chất giao lưu, phối hợp của các khối lớp, học sinh trong toàn trường.

D. Phù hợp tổ chức triển lãm, trưng bày sản phẩm mĩ thuật của lớp vào dịp tổng kết cuối kì học, năm học,…

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Hoạt động triển lãm mĩ thuật không bao gồm hoạt động nào dưới đây?

A. Tổ chức sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. 

B. Trưng bày sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. 

C. Giới thiệu sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. 

D. Kinh doanh sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động triển lãm mĩ thuật?

A. Giúp công chúng có thể tiếp cận, thưởng thức và đánh giá sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

B. Hình thức, ý tưởng trưng bày mới mẻ tạo nguồn cảm hứng, thu hút cũng như phát triển sự sáng tạo cho người xem. 

C. Thông tin về các vấn đề trong cuộc sống: văn hóa, lịch sử, khoa học,…và hiểu biết thêm về nghề thuật.

D. Định hướng cho công chúng thưởng thức cái đẹp, đánh giá sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật theo tư duy của nhà phê bình nghệ thuật. 

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hình thức trưng bày triển lãm mĩ thuật trực tiếp?

A. Diễn ra dưới dạng cố định như triển lãm nhóm, cá nhân.

B. Diễn ra dưới dạng cố định như triển lãm quy mô khu vực, toàn quốc. 

C. Diễn ra dưới dạng triển lãm theo chuyên đề.

D. Diễn ra dưới sự kết nối nhiều điểm ở các khu vực thông qua nền tảng internet. 

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hình thức trưng bày triển lãm mĩ thuật trực tuyến?

A. Sử dụng nền tảng internet.

B. Có thể kết nối với nhiều điểm ở các khu vực khác nhau. 

C. Bao gồm các buổi giới thiệu, đấu giá tác phẩm nghệ thuật, triển lãm trong khu vực và thế giới. 

D. Diễn ra dưới dạng cố định như triển lãm nhóm, cá nhân.

Câu 5: Đâu không phải là chủ đề phù hợp trong triển lãm mĩ thuật ở nhà trường?

A. Các sự kiện quan trọng của nhà trường, địa phương, những ngày lễ lớn. 

B. Các dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của địa phương. 

C. Dịp trưng bày cuối các kì học. 

D. Các sự kiện có tính chất phòng trào như bảo vệ môi trường, ngày đọc sách, từ thiện,...

Câu 6: Đâu không phải là một hình thức trưng bày triển lãm mĩ thuật trong nhà trường?

A. Triển lãm của một hoặc nhiều lớp học trong trường.

B. Triển lãm trực tuyến.

C. Triển lãm của một cá nhân yêu thích môn Mĩ thuật. 

D. Triển lãm giao lưu, phối hợp giữa các trường học trong tỉnh, thành phố. 

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Triển lãm mĩ thuật trong nhà trường là hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm mĩ thuật không dành cho đối tượng nào?

A. Học sinh. 

B. Sinh viên. 

C. Giáo viên. 

D. Phụ huynh học sinh. 

Câu 2: Triển lãm mĩ thuật trong nhà trường có vai trò gì?

A. Khuyến khích, động viên và tăng cường sự gắn kết giữa học sinh – giáo viên và cha mẹ học sinh. 

B. Giúp học sinh thể tiếp cận, thưởng thức và đánh giá sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

C. Phát triển sự sáng tạo, tạo nguồn cảm hứng, hứng thú với môn Mĩ thuật.

D. Mang tới trải nghiệm thú vị cho học sinh và giáo viên. 

Câu 3: Đâu không phải là một trong những nội dung của trưng bày triển lãm mĩ thuật?

A. Chủ đề nội dung, ý tưởng tổ chức.

B. Tên gọi, yêu cầu về lựa chọn tác phẩm. 

C. Tổ chức thông tin quảng bá cho hoạt động triển lãm. 

D. Giới thiệu, đấu giá tác phẩm nghệ thuật. 

Câu 4: Đặc điểm của triển lãm mĩ thuật trong nhà trường là gì?

A. Giới thiệu và trưng bày các sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện. 

B. Đấu giá các sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện. 

C. Đánh giá các sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện. 

D. Quảng bá các sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện. 

----------

---Còn tiếp-----

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm mĩ thuật 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay