Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 chân trời: Ôn tập cuối học kì I

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì I. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

A.   TRẮC NGHIỆM

PHẦN 1: VĂN BẢN

Câu 1: Đặc điểm nào là của thể loại tùy bút/ tản văn?

  1. Không có cốt truyện , giàu tính trữ tình và tính nhạc
  2. Lựa chọn bằng chứng phù hợp cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ
  3. Cốt truyện đơn giản nhân vật có chức năng tạo ra thế giới và con người.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 2: Đặc điểm của văn bản nghị luận là gì?

  1. Lựa chọn bằng chứng phù hợp cụ thể, tiêu biểu xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ.
  2. Cốt truyện kết cấu đơn giản, kết hợp tự sự và trữ tình phản ánh cuộc sống của nhân dân cũng như khát vọng về tinh yêu tự do và hạnh phúc, công lý
  3. Nhân vật chính thường có bản chất tốt đẹp có khát vọng vượt lên và thách thức số phận nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá
  4. Tất cả đáp án trên đều sai

Câu 3: Đặc điểm của truyện thơ dân gian là gì?

  1. Tự sự bằng thơ định hình từ thế kỉ XVII phát triển mạnh từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX
  2. Không co cốt truyện giàu tính trữ tình và tính nhạc
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

Câu 4: Đặc điểm của văn bản thông tin tổng hợp là gì?

  1. Sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều dạng trình bày (dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu….) nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận)
  2. Có cốt truyện đơn giản, nhân vật có chức năng tạo ra thế giới và con người
  3. Thường được triển khai theo cảm hứng chủ đạo một tư tưởng, chủ đề nhất định, ngôn ngữ giàu hình ảnh, chất thơ, chất suy tưởng, chính luận
  4. Cả A và B đều đúng

Câu 5: Đặc điểm của bi kịch là gì?

  1. Có cốt truyện đơn giản nhân vật thường có chức năng tạo ra thế giới và con người
  2. Nhân vật chính thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

Câu 6: Đặc điểm chung nổi bật của hai nhân vật Vũ Như Tô (trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài”) và Hăm-lét ( trích Hăm-lét) là gì?

  1. Đều hết mình đấu tranh cho lẽ sống nhưng không một ai thấu hiểu để rồi đều phải dẫn đến cái chết
  2. Bị sự hiểu lầm của mọi người
  3. Bị sự ghen ghét của con người
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Chỉ ra điểm giống nhau giữa hai thể loại Tùy bút và tản văn?

  1. Đều thuộc thể loại văn xuôi tự sự, trữ tình
  2. Đều mang tính chất hư cất: Viết trên cảm xúc có thật, người viết đã chứng kiến hoặc trải nghiệm qua cảm xúc ấy
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

Câu 8: Đâu là dòng nói đúng nhất về sự khác biệt của tùy bút và tản văn?

  1. Tản văn có đề tài nhỏ hẹp hơn so với tùy bút
  2. Tản văn có đề tài rộng lớn và bao quát hơn so với tùy bút
  3. Tản văn lấy hiệu quả từ tình tiết, nhân vật để khắc họa sự biết
  4. Tản văn yêu cầu tình cảm mãnh liệt như thơ, cái nhìn xuất phát từ chính tác giả

Câu 9: Ngôn ngữ văn học trong tác phẩm văn chương thường có đặc điểm gì?

  1. Có tính biểu cảm, truyền cảm
  2. Có tính đa nghĩa
  3. Có tính hình tượng và tính thẩm mỹ
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 10: Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự đưa vào văn bản nghị luận có chức năng gì?

  1. Giúp người đọc hiểu về nguồn gốc cấu tạo, vai trò, ý nghĩa của đối tượng cần bàn luận
  2. Thể hiện các đặc điểm, tính chất nổi bật của con người, đồ vật, cảnh sinh hoạt
  3. Tự thuật lại các sự việc liên quan đến luận đề, luận điểm, bằng chứng trong văn bản
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của thể loại truyện thơ dân gian?

  1. Cốt truyện đơn giản xoay quanh số phận của một vài nhân vật chính có sử dụng yếu tố kì ảo
  2. Nhân vật chính thường là những người có số phận ngang trái, bất hạnh trong cuộc sống
  3. Ngôn ngữ truyền khẩu, giàu chất trữ tình và mang âm hưởng của các làn điệu dân ca Việt Nam
  4. Tất cả các đáp án trên

PHẦN 2: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Câu 1: ngôn ngữ viết là?

  1. Là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác
  2. Khi viết người viết có điều kiện chọn lọc các phương tiện ngôn ngữ
  3. Cả hai đáp án trên đều đúng
  4. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 2: Đặc điểm của ngôn ngữ viết là:

  1. Được thể hiện bằng chữ viết hệ thống dấu câu các kí hiệu văn tự
  2. Sử dụng từ ngữ chọn lọc, phù hợp với từng phong cách
  3. Sử dụng câu dài nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. Có thể sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ…
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Phương tiện phi ngôn ngữ bao gồm:

  1. Nét mặt cử chỉ
  2. Các hình ảnh minh họa, sơ đồ, biểu đồ
  3. Ngữ điệu
  4. Tất cả các đáp án trên


Câu 4: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về đặc điểm của ngôn ngữ nói:

  1. Đa dạng về ngữ điệu góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của người nói
  2. Có thể kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như: ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ
  3. Cả hai đáp án trên đều đúng
  4. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 5; Có thể giải thích nghĩa của từ bằng:

  1. Phân tích nội dung nghĩa của từ và nếu cần có thể nêu phạm vi sử dụng kha năng kết hợp của từ
  2. Dùng một từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích
  3. Đối với từ ghép có thể giải nghĩa bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất về nghĩa của từ “đẫy đà”:

  1. To béo mập mạp
  2. Gầy ốm
  3. Phúc hậu
  4. Sắc sảo

Câu 7: Khi giải thích từ cần chú ý đến:

  1. Thành tố cấu tạo của từ
  2. Nghĩa gốc của từ
  3. Nghĩa chuyển của từ
  4. Cả B và C đều đúng

Câu 8: Từ “thảm” trong câu “Tôi yêu những thảm lá vàng tuyệt đẹp ở nơi này” là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

  1. Nghĩa gốc
  2. Nghĩa chuyển
  3. Không có nghĩa
  4. Tất cả đáp án trên đều không đúng

Câu 9: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói về đặc điểm diễn đạt là gì?

  1. Sử dụng các từ ngữ phù hợp với từng phong cách.
  2. Diễn đạt chặt chẽ, rõ ràng, trong sáng.
  3. Sử dụng câu dài với nhiều thành phần câu.
  4. Từ ngữ có tính biểu cảm cao.

Câu 10: Các sơ đồ có tác dụng gì trong bài viết?

  1. Giúp người đọc hình dung được các mối quan hệ giữa các phần, các ý và đặc điểm của tổng thể một đối tượng nào đó.
  2. Tạo nên điểm nhấn trong cách triển khai bài viết.
  3. Tạo sự hài hoà giữa nội dung văn bản và hình ảnh.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 --------------- Còn tiếp ---------------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay