Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo. Giáo án dạy thêm là giáo án ôn tập và củng cố kiến thức bài học cho học sinh. Phần này dành cho giáo viên dạy vào buổi chiều hoặc các buổi dạy tăng cường. Một số nơi gọi là giáo án buổi 2, giáo án buổi chiều.Hi vọng, giáo án mang tới sự hữu ích cho thầy cô dạy văn 11 chân trời sáng tạo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo

Bản xem trước: Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

TIẾT …: VĂN BẢN 1: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Ôn tập về thể loại tùy bút.
  • Cảm nhận về đặc sắc nội dung và nghệ thuật của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?
  • Hiểu được đặc trưng thể loại kí trong văn học Việt Nam hiện đại.
  • Hiểu được giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ văn bản.
  1. Năng lực chung

Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng biệt

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
  • Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
  • Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
  • Năng lực đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại: phân tích ý nghĩa hình tượng nghệ thuật, phân tích cái tôi tác giả trong văn bản; đánh giá những sáng tạo độc đáo của nhà văn.
  • Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng thể loại, cùng chủ đề.
  1. Về phẩm chất
  • Yêu mến, tự hào, trân trọng vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người.
  • Có cách ứng xử thân thiện, tích cực với môi trường.
  • Ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập;
  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.  TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?
  3. Nội dung:
  • GV cho HS xem video, hình ảnh về dòng sông Hương xứ Huế.

https://www.youtube.com/watch?v=2DHeMb9NL1Q

  • GV cho HS nêu cảm nhận về dòng sông Hương sau khi xem video, hình ảnh.
  1. c. Sản phẩm:
  • HS xem video, quan sát hình ảnh thủy trình sông Hương và nêu cảm nhận của bản thân.
  1. Tổ chức thực hiện
  • GV cho HS xem video, quan sát hình ảnh về thủy trình sông Hương.
  • GV gọi 1 – 2 HS phát biểu cảm nhận của bản thân về video.
  • GV dẫn dắt vào bài: Rất nhiều người trong chúng ta khắc sâu hình ảnh quê hương bằng dòng sông với muôn màu vẻ khác nhau, nhất là các nhà thơ, nhà văn. Dòng sông trong tim Tế Hanh là hình ảnh Nước gương trong soi tóc những hàng tre, trong Hoàng Cầm là Xanh xanh bãi mía bờ dâu”… Một dòng sông vừa hung bạo vừa trữ tình và đẹp như một người đàn bà kiều diễm làm chúng ta không thể nào quên được Nguyễn Tuân – nhà văn nổi tiếng với thể tùy bút. Hoàng Phủ Ngọc Tường, người con của xứ Huế cũng có những cảm xúc vừa sâu lắng, mãnh liệt, vừa tha thiết, chân thành về dòng sông Hương quê hương ông qua bút kí “Ai đã dặt tên cho dòng sông?”.
  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức chung về văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững kiến thức chung về thể loại, tác giả,… của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?
  2. Nội dung:
  • HS thảo luận nhóm 4 người: Lập bảng so sánh thể loại tùy bút và tản văn.
  • GV cho HS xem video về tiểu sử tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, sau đó trình bày những hiểu biết về tác giả.

https://www.youtube.com/watch?v=__KvXds0i0o (từ 0:24 đến 2:29)

  • GV nêu yêu cầu để HS trình bày những kiến thức chung về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?
  1. Sản phẩm:
  • Bảng so sánh thể loại tùy bút và tản văn.
  • Câu trả lời của HS về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?
  1. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về thể loại, tác giả, tác phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4 người: Lập bảng so sánh thể loại tùy bút và tản văn.

- GV cho HS xem video về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, đồng thời HS đọc lại thông tin trong SGK, kết hợp hiểu biết của bản thân để nêu những thông tin chính về tác giả.

 

- GV nêu câu hỏi:

+ Em hãy xác định thể loại và xuất xứ của văn bản.

+ Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm, lập bảng so sánh.

- HS xem video, trả lời các câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV bổ sung kiến thức bên ngoài:

 

 

 

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại tùy bút và tản văn

 

Tùy bút

Tản văn

Khái niệm

- Là tiểu loại thuộc loại hình kí, thường tập trung thể hiện cái “tôi” của tác giả, kết hợp giữa tự sự và trữ tình.

 

- Chi tiết, sự kiện là cái cớ, tiền đề để bộc lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh giá về con người và cuộc sống.

- Là một dạng văn xuôi gần với tùy bút, thường kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả thiên nhiên, khắc họa nhân vật.

- Chú trọng nêu lên được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ tình cảm, ý nghĩ của tác giả.

Sức hấp dẫn

Tính chất tự do, tài hoa trong liên tưởng gắn với cái “tôi” tác giả

- Khả năng phát hiện những nét đặc thù, đặc biệt của sự việc, đối tượng.

- Khả năng kết nối, xâu chuối các sự việc, đối tượng có vẻ rời rạc, nhỏ nhặt để hướng đến thể hiện chủ đề tác phẩm.

Yếu tố tự sự

Là yếu tố kể chuyện thể hiện qua việc ghi chép thuật lại các sự việc, câu chuyện, chuỗi tình tiết liên quan đến hành vi, diễn biến tâm trạng, tình cảm của nhân vật hay lịch sử, phong tục được đề cập trong tác phẩm.

Yếu tố trữ tình

Là yếu tố thể hiện trực tiếp tình cảm của cái tôi tác giả trong tùy bút hay của người kể chuyện, quan sát, miêu tả trong tản văn.

Ngôn ngữ

Mang sắc thái của ngôn ngữ văn học còn có thêm nét riêng của thể loại thường thấm đượm chất thơ và dấu ấn riêng của tác giả.

 

2. Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường (sinh năm 1937)

- Quê quán: quê gốc ở Quảng Trị nhưng sinh ra và lớn lên tại Huế.

- Ông là người có hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực đặc biệt nhất là sử học và địa lý, văn hóa ở Huế.

- Năm 2007 ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

- Phong cách sáng tác:

+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình.

+ Lối liên tưởng phóng khoáng, lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa.

3. Tác phẩm

- Thể loại: bút kí.

- Xuất xứ:

+ Tác phẩm được viết tại Huế ngày 04/01/1981, in trong tập sách cùng tên (NXB Thuận Hoá 1986).

+ Bài kí gồm 3 phần, đoạn trích trong SGK là phần đầu tiên của bài kí.

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến quê hương xứ sở” : Thủy trình của dòng Hương giang.

+ Phần 2: Còn lại: Sông Hương dưới cái nhìn lịch sử, văn hóa.

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Phân tích, cảm nhận được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật cũng như những đặc trưng của thể loại bút kí qua đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?
  2. Nội dung: GV cho HS thảo luận nhóm, vẽ sơ đồ dàn ý phân tích văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?
  3. Sản phẩm học tập: Sơ đồ dàn ý phân tích văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: HS phân tích được hình tượng con sông Hương trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp làm 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0.

- GV nêu nhiệm vụ học tập: Vẽ sơ đồ dàn ý phân tích hình tượng con sông Hương qua đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV lần lượt gọi các nhóm HS trình bày sản phẩ, của mình trước lớp, các nhóm HS còn lại lắng nghe, nhận xét và nêu ý kiến bổ sung.

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý đáp án.

Dàn ý phân tích hình tượng con sông Hương trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường:

+ Là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại.

+ Là nghệ sĩ tài hoa, mang đậm chất Huế, có nhiều thành tựu về thể kí.

- Giới thiệu chung về tác phẩm: Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí xuất sắc viết về vẻ đẹp sông Hương với bề dày lịch sử và văn hoá Huế.

- Dẫn dắt vào hình tượng sông Hương: Bài bút kí đã khắc họa hình tượng sông Hương với vẻ đẹp trữ tình, duyên dáng, đồng thời cũng là nhân chứng cho lịch sử, văn hóa dân tộc.

II. Thân bài

1. Khái quát đầu:

- Phong cách sáng tác của tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn có sở trường về bút kí và tùy bút, như Nguyễn Tuân từng ca ngợi, kí của ông có “rất nhiều ánh lửa” với lối hành văn hướng nội, súc tích, độc đáo và vô cùng tài hoa, uyên bác.

- Khái quát về tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông? viết tại Huế, in trong tập bút kí cùng tên. Bài bút kí lấy cảm hứng từ dòng sông Hương thơ mộng của Huế. Dòng sông quê hương được nhà văn soi chiếu từ nhiều góc độ của lịch sử, địa lí, văn hoá… Qua đó, dòng sông đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của vùng đất cố đô với lịch sử vẻ vang, thiên nhiên thơ mộng và tượng trưng cho văn hoá và tâm hồn con người xứ Huế.

2. Phân tích

2.1. Thủy trình của dòng Hương giang

Hình ảnh sông Hương được hiện lên dưới nhiều góc độ: khúc thượng nguồn, đồng bằng, khúc trong lòng cố đô và ở khúc biệt ly với Huế.

a. Sông Hương ở thượng nguồn

- Câu mở đầu: “Trong những dòng sông đẹp … thành phố duy nhất” à niềm tự hào sâu sắc khi đặt sông Hương ngang hàng với những dòng sông đẹp trên thế giới. Đồng thời khẳng định sự độc đáo của dòng sông quê hương.

- Hình ảnh so sánh:

+ Sông Hương “là bản trường ca của rừng già” à vẻ đẹp oai hùng, hung bạo, trữ tình.

+ Sông Hương “như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại” à Vẻ đẹp hoang dại, cuồng say, phóng khoáng và tự do, trong sáng.

- Hình ảnh nhân hóa: Sông Hương “trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở - đẹp dịu dàng, sâu lắng.

ð Dòng sông Hương khúc thượng nguồn mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt đầy cá tính, qua đó cho ta thấy cách cảm nhận suy tư có bề sâu trí tuệ của nhà văn.

b. Sông Hương ở vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố trước khi đến với Huế.

Trước khi đến với Huế, dòng sông Hương được ví von như “người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” được “người tình mong đợi” đến đánh thức.

- Hình ảnh sông Hương với vóc dáng mới một sức sống mới đầy khao khát lãng mạn “sông Hương chuyển dòng một cách liên tục”

+ Từ ngã ba Tuần chảy theo hướng nam bắc, qua Hòn Chén

+ Chuyển qua Tây bắc vòng qua Nguyệt Biều, Lương Quán.

+ Đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế.

à Như một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình đích thực của người con gái đẹp, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sử dụng lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ đa dạng giàu hình ảnh để miêu tả vẻ đẹp sự uốn lượn của dòng Hương giang trước khi vào với Huế.

- Dòng sông như phản chiếu những vẻ đẹp phong phú của cảnh sắc đôi bờ

+ Lượn quanh Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo để trở nên “mềm như tấm lụa”

+ Dòng nước phản quang nhiều màu sắc rực rỡ “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”

+ Vẻ đẹp “trầm mặc… như triết lí, như cổ thi”

è Vẻ đẹp của sông Hương chính là sự hắt bóng kì diệu của vẻ đẹp quần thể thiên nhiên thơ mộng xứ Huế.

c.  Hình ảnh sông Hương trong lòng cố đô

- Tìm đúng hướng về: “Vui tươi hẳn lên” giống như người con gái khi đã trải qua biết bao nhiêu chặng đường qua bao sự đổi thay, trưởng thành đã tìm đến với tình yêu, sánh đôi và quấn quýt bên người tình của mình.

- Dòng sông uốn mình chào thành phố:

+ “Uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến” à một cách bộc lộ tình tứ, kín đáo, dạt dào yêu thương mãnh liệt.

+ So sánh: “đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu” à dòng sông như một người tình dịu dàng, e ấp của Huế.

- Linh hồn dòng sông Hương như đồng điệu với linh hồn Huế không thể trộn lẫn.

- Sông Hương là bà mẹ của những khúc ca dạt dào dân ca xứ Huế.

è Sông Hương với Huế giống như cặp tình nhân lý tưởng của Truyện Kiều đang tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đam mê, thi ca và âm nhạc.

d. Sông Hương ở khúc biệt li với Huế

Sau khi đã hòa mình lại với nhau, tác giả chuyển sang những dòng miêu tả cảnh biệt li của dòng Hương với Huế:

- “Như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở gốc thị trấn Bao Vinh xưa cổ”

- So sánh: sông Hương, kinh thành Huế - nàng Kiều, Kim Trọng à Tình yêu đất nước, quê hương đằm thắm, thiêng liêng.

à An ủi người ta đừng quá sầu muộn về sự biến đổi vô thường của cuộc đời, về sự biến đổi chóng mặt của thời gian.

è Hoàng Phủ Ngọc Tường hình dung sông Hương như nàng Kiều trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước khi đi xa là một sự liên tưởng vô cùng độc đáo thú vị đậm màu sắc văn chương.

 

2.2. Vẻ đẹp của sông Hương dưới góc nhìn lịch sử, văn hóa

a. Hình ảnh dòng sông Hương dưới góc độ lịch sử

- Sông Hương là “dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu lá cỏ xanh biếc” à Sông Hương như một chứng nhân lịch sử. Nó đã chứng kiến tất cả những thăng trầm, đau thương của con người của dân tộc như một chứng nhân lịch sử.

è Sông Hương vì thế vừa sử thi vừa trữ tình, vừa là thiên anh hùng ca hào tráng vừa là khúc tình ca dịu dàng.

 

b. Vẻ đẹp dòng Hương giang dưới góc độ văn hóa

- Là dòng sông âm nhạc – người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya

+ Là nơi sinh ra toàn bộ nền âm nhạc cổ điển của Huế

+ Là cảm hứng để Nguyễn Du viết lên khúc đàn của Kiều

- Dòng sông gắn với những phong tục với nét đẹp tâm hồn của người dân xứ Huế

+ Màu sương khói trên sông Hương như màu điều lục, một sắc áo cưới của các cô dâu trẻ trong tiết sương giáng.

+ Vẻ trầm mặc sâu lắng của sông Huong cũng như một nét riêng trong vẻ đẹp của người dân xứ Huế rất dịu dàng và rất trầm tư.

c. Vẻ đẹp của dòng Hương giang qua góc độ thi ca

- Là dòng sông thi ca - dòng sông không lặp lại mình

+ Là vẻ đẹp mơ màng “dòng sông trắng lá cây xanh” trong thơ Tản Đà

+ Là vẻ đẹp hùng tráng “như kiếm dựng trời xanh” của Cao Bá Quát

+ Là nỗi quan hoài vạn cổ trong thơ Bà huyện Thanh Quan.

+ Là sức mạnh phục sinh tâm hồn trong thơ Tố Hữu.

à Đem lại nguồn cảm hứng bất tận, mới mẻ cho các thi nhân.

 

3. Khái quát cuối

- Nghệ thuật:

+ Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.

+ Sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hoá nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân.

+ Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu tư như: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ,...

+ Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương.

III. Kết bài

- Khẳng định ý nghĩa, vị trí tác phẩm:

+ Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương.

+ Bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.

à Là một trong những bài bút kí tiêu biểu và xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại.

- Liên hệ bản thân:

+ Thêm trân trọng những vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương, đất nước.

+ Ý thức giữ gìn, phát huy những truyền thống dân tộc.

 

Gợi ý sơ đồ phân tích văn bản:

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập luyện tập, vận dụng.
  3. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS làm các bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS thực hiện hoàn thiện bài tập trong PBT sau:

Nhiệm vụ 1. GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

Câu 1: Phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường là gì?

  1. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí…
  2. Xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới bằng những câu tự do, xóa bỏ mọi ràng buộc, khuôn sáo bằng nhịp điệu bất thường để mở đường cho một cơ chế liên tưởng phóng khoáng nhằm đem đến cho tác phẩm một mĩ cảm hiện đại với hệ thống hình ảnh và ngôn từ mới mẻ.
  3. Giàu chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sáng tạo hình ảnh đa dạng, phong phú, ngòi bút thông minh tài hoa.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

 

-------------Còn tiếp ------------------

Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo

GiÁO ÁN DẠY THÊM

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, giải chi tiết

Khi đặt:

  • Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 400k

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo

Từ khóa: giáo án dạy thêm ngữ văn 11 sách mới, giáo án dạy thêm chân trời ngữ văn 11, giáo án ngữ văn 11 dạy thêm cv 5512 sách mới, giáo án dạy thêm 5512 ngữ văn 11 sách chân trời

Giáo án lớp 11 mới cánh diều, kết nối, chân trời

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay