Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo (có đáp án)

Tổng hợp trọn bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 bộ sách mới Chân trời sáng tạo. Bộ đề kiểm tra 15 phút bao gồm: đề kiểm tra trắc nghiệm, đề kiểm tra tự luận, đề kiểm tra trắc nghiệm + tự luận. Tài liệu có đáp án kèm theofile word tải về chỉnh sửa được. Hi vọng bộ đề kiểm tra Ngữ văn 11 chân trời này giúp ích được cho thầy cô để ôn tập và đánh giá năng lực học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo (có đáp án)

Một số tài liệu quan tâm khác


ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

SỐNG HAY KHÔNG SỐNG – ĐÓ LÀ VẤN ĐỀ

( TRÍCH HĂM –LÉT – HAMLET)

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bi kịch của Uy-li-am Sếch-Xpia là:

  1. Chứa đựng những suy ngẫm mang tính nhân văn sâu sắc được thể hiện qua hình tượng nhân vật phóng khoáng, tự do, có tính cách mạnh mẽ.

  2. Qua lời thoại sắc sảo tinh tế, qua nghệ thuật triển khai đan xen các tuyến xung đột các tuyến hành động kịch mang tính chất dồn nén tập trung

  3. Cả hai đáp án trên đều đúng

  4. Cả hai đáp án trên đều sai

 

Câu 2: Bi kịch “Hăm-lét” dựa trên câu chuyện có thật trong lịch sử về:

  1. Câu chuyện về hoàng tử xứ Đan Mạch thời Trung cổ là Ăm-lét trả thù cho cha từng được ghi lại trong biên niên sử từ cuối thế kỉ XII của Xắc-cơ Gram-ma-ti-cut

  2. Câu chuyện không có thật mà do Uy-li-am Sếch-Xpia tự tưởng tượng ra

  3. Câu chuyện về một hoàng tử xứ Anh

  4. Tất cả các đáp án trên đều sai

 

Câu 3: Đoạn trích Sống hay không sống? Đó là vấn đề thuộc Hồi thứ mấy trong vở kịch Hamlet?

  1. Hồi I

  2. Hồi II

  3. Hồi III

  4. Hồi VI

 

Câu 4: Vì sao Hăm-lét quyết tâm nói lời tàn nhẫn với Ô-phê-li-a?

  1. Để nàng rời xa mình

  2. Để nàng hận mình rồi đi lấy chồng

  3. Để nàng thôi hi vọng vào mình

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 5: Sự khác biệt giữa lời Hăm-lét nói với Ô-phê-li-a trong độc thoại và đối thoại là gì?

  1. Độc thoại và đối thoại mâu thuẫn với nhau. Trong lòng dù còn yêu nhưng cố tình nói lời tàn nhẫn cốt để Ô-phê-li-a rời xa mình

  2. Dù không còn yêu nhưng vẫn cố tình nói lời yêu thương với Ô-phê-li-a

  3. Thể hiện tình yêu mãnh liệt với Ô-phê-li-a cùng những lời đường mật

  4. Tất cả các đáp án trên đều sai

 

Câu 6: Khi Ô-lê-phi-a và Hăm-lét đang nói chuyện thì nhà vua làm gì?

  1. Nấp đằng sau để nghe lén

  2. Nói xen ngang

  3. Đang đi về cùng Hoàng Hậu

  4. Đang ngự triều

 

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Xác định ý nghĩa lời thoại của các nhân vật trước khi Hamlet xuất hiện.

Câu 2 (2 điểm):  Nêu nhận xét chung về tâm trạng của Hamlet thể hiện qua lời độc thoại

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

A

C

A

A

A

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

– Lời thoại của các nhân vật trước khi Hamlet xuất hiện cho thấy rằng vua muốn biết Hamlet điên thật hay chỉ giả điên để xác định phương hướng thủ tiêu chàng. Điều đó được thể hiện qua việc vua và hoàng hậu hỏi chuyện dò la của Rosencrantz và Guildenstern; và việc vua cố tình để cho Hamlet gặp Ophelia trong khi mình và cận thần sẽ nghe lén.

– Lời thoại của vua cho thấy phần nào sự giả tạo, xấu xa. Ví dụ:

+ “để cho chuỗi ngày xanh êm đẹp bị tan nát vì những cơn điên dữ dội, hiểm nghèo hay sao?”

+ “Các khanh ạ, nên khuyến khích thêm thái tử vào những trò giải trí ấy”: vua muốn thái tử chơi bời hư hỏng.

+ “Ôi, đúng quá thật … gánh nặng của tội ác!”: lời bộc bạch tự thân

1

 

 

 

 

 

 

1

Câu 2

(2  điểm)

Nhận xét: tâm trạng của Hamlet dường như rất hỗn loạn. Chàng không biết mình nên đưa ra lựa chọn nào mới là tốt nhất, chính xác nhất.

2

 

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ý nghĩa lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm-lét xuất hiện là gì?

  1. Thể hiện thái độ của Hăm – lét với Ô-phê-li-a

  2. Thể hiện rõ thái độ của Hăm – lét với mọi người

  3. Thể hiện rõ thái độ của mọi người với Hăm - lét

  4. Thể hiện thái độ của Ô-phê-li-a với Hăm – lét

 

Câu 2: Lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm-lét xuất hiện cho thấy điều gì về bầu không khí xã hội bao quanh chàng?

  1. Rất vui vẻ chào đón Hăm-lét

  2. Quan tâm đến tình hình của Hăm-lét

  3. Ngụ ý thăm dò về tình trạng mất trí nhớ của Hăm-lét

  4. Tất cả đáp án trên đều đúng

 

Câu 3: Hăm-lét đã thể hiện mối quan hệ giữa đức hạnh và nhan sắc ra sao?

  1. Nhan sắc có mãnh lực biến đức hạnh thành phóng đãng, nhưng đức hạnh không thể khép nhan sắc vào khuôn khổ nết na.

  2. Không có mối quan hệ gì với nhau

  3. Là hai thứ đối nghịch nhau

  4. Là hai thứ có quan hệ mật thiết với nhau

 

Câu 4: Hăm-lét đã ngỏ ý mời Vua và Hoàng hậu đến ngự lãm điều gì?

  1. Một buổi đấu võ

  2. Một buổi trình diễn kịch

  3. Một buổi diễn xướng âm nhạc

  4. Không đáp án nào đúng

 

Câu 5: Hăm – lét mang trong mình tâm hồn và nội tâm như thế nào?

  1. Trái tim và tâm hồn chai sạn

  2. Trái tim yêu thương, tâm hồn nhạy cảm

  3. Trái tim tổn thương, tâm hồn nguội lạnh

  4. Đáp án khác

 

Câu 6: Lời nói của Ô-phê-li-a đối với Hăm – lét thể hiện thái độ gì?

  1. Quan tâm, lo lắng

  2. Thờ ơ, lạnh lùng

  3. Kinh miệt

  4. Yêu thương

 

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Theo mạch suy tưởng của Hamlet, lời độc thoại có thể chia làm mấy phần, nội dung của từng phần là gì?

Câu 2 (2 điểm): Có thể xác định cách hiểu của Hamlet về “sống” và “không sống” như thế nào?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

C

A

B

C

A

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

– Theo mạch suy tưởng của Hamlet, lời độc thoại có thể chia ra làm 3 phần:

+ Phần 1: Từ “Sống, hay không sống – đó là vấn đề… quý hơn?”

→ Đặt ra lời mở đầu cho màn độc thoại bằng một câu hỏi tu từ

+ Phần 2: Từ tiếp đến “chưa hề biết tới?”.

→ Định nghĩa khái niệm cái chết và những suy ngẫm về cuộc đời của Hamlet

+ Phần 3: Còn lại

→ Lời kết thể hiện rõ nội tâm đang giằng xé, đấu tranh kịch liệt của Hamlet trong hoàn cảnh éo le của chính mình.

2

Câu 2

(2 điểm)

– Theo cách hiểu của Hamlet, “sống” và “không sống” là 2 khái niệm trừu tượng. Đó là chấp nhận, chịu đựng tất cả những sự khổ đau, bất hạnh mà người khác ban lại, hay là chúng ta đấu tranh lại nó và kéo theo bao đau khổ cho người khác. Chọn sống hay không sông? Nhân vật đang rơi vào tình thế khó khăn khi không biết bản thân nên lựa chọn thế nào cho đúng, hợp đạo lý. Đây là một cách hiểu khá sáng tạo và mang theo tầm nhìn lớn, khi nhân vật đang đấu tranh tư tưởng giữa việc nên báo thù hay không.

2

 

Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo (có đáp án)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Mỗi bài học sẽ có 1 đề. File đề thi tải về là file word
  • Cấu trúc đề gồm có: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc kết hợp
  • Bộ tài liệu này có đủ đề kiểm tra các bài học trong SGK

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Văn, Toán phí : 250k/cả năm
  • Các môn còn lại: 200k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo

Từ khóa: Đề kiểm tra ngữ văn 11 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra 15 phút bộ ngữ văn 11 chân trời sáng tạo, bộ đề trắc nghiệm tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay