Trắc nghiệm bài 2 CTST: Một cây bút và một quyên sách có thể thay đổi thế giới
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Một cây bút và một quyên sách có thể thay đổi thế giới. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAIVĂN BẢN 1: MỘT CÂY BÚT VÀ MỘT QUYÊN SÁCH CÓ THỂ THAY ĐỔI THẾ GIỚI
A. TRẮC NGHIỆM
PHẦN 1: NHẬN BIẾT
Câu 1: Văn bản “Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới” của ai?
- Ma-la-la Diu-sa-phdai
- Martin Luther Kinh
- Puskin
- Tagor
Câu 2: Dòng nào phát biểu đúng nhất về Ma-la-la Diu-sa-phdai:
- Sinh năm 1997 là nhà hoạt động xã hội người Pa-kit-xtan
- Đã giành giải Nô-ben Hòa bình năm 2014
- Năm 2017 bị các tay súng Ta-li-ban bắn trọng thương do công khai lên tiếng phản đối việc cấm đoán phụ nữ đi học và phá hủy trường học dành cho trẻ em gái ở Pa-kít-xtan
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 3: Ngày Ma-la-la là ngày nào?
- Ngày 12/8
- Ngày 12/7
- Ngày 12/6
- Ngày 12/5
Câu 4: Ý nghĩa của ngày Ma-la-la là gì?
- Ngày mà Ma-la-la mất
- Ngày sinh của Ma-la-la
- Ngày Ma-la-la có bài phát biểu tại Liên hợp quốc để kêu gọi quyền tiếp cận giáo dục cho trẻ em gái trên toàn cầu.
- Tất cả đáp án trên đều sai
Câu 5: Nhan đề của văn bản có ý nghĩa gì?
- Đối tượng chủ yếu xuyên suốt của tác phẩm là một quyển sách và một cái bút – nó đại diện cho giáo dục với sức mạnh to lớn có thể thay đổi cả thế giới
- Thể hiện sức mạnh của giáo dục
- Thể hiện tầm quan trọng của việc đến trường
- Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 6: Vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn trích là gì?
- Nhằm mục đích phụ trợ giúp cho việc bàn luận vấn đề rõ hơn và thuyết phục hơn.
- Không có tác dụng gì nhiều
- Thể hiện sinh động dẫn chứng cho luận điểm
- Cả đáp án A và C đều đúng
Câu 7: Theo Ma-la-la Diu-sa-phdai vì sao những kẻ cực đoan rất sợ sách và bút?
- Vì chúng sợ sức mạnh của phụ nữ
- Vì chúng sợ sức mạnh của giáo dục
- Vì chúng sợ tiếng nói của phụ nữ
- Tất cả đáp án trên đều sai
Câu 8: Theo Ma-la-la Diu-sa-phdai thì muốn có giáo dục cần phải có gì?
- Có sách có bút
- Có chiến tranh
- Có hòa bình
- Có tiền
PHẦN 2: THÔNG HIỂU
Câu 1: Theo tác giả thì vấn đề cả nam và nữ giới đều phải đối mặt là gì?
- Đói nghèo, thất học
- Bất công, nạn phân biệt chủng tộc
- Sự tước đoạt các quyền cơ bản
- Tất cả các yếu tố trên
Câu 2: Việc lặp lại cấu trúc “Chúng tôi kêu gọi…” có vai trò gì?
- Nhấn mạnh đến đối tượng mà tác giả muốn truyền tải
- Thể hiện mong muốn tất cả mọi người hãy trả lại công bằng, trả lại sự bình đẳng cho trẻ em gái
- Cả A và B đều đúng
- Cả A và B đều sai
Câu 3: Theo tác giả chúng ta cần tiến hành một cuộc chiến toàn cầu để chống lại gì?
- Chống nạn mù chữ
- Chống nạn đói nghèo và khủng bố
- Cả A và B đều đúng
- Cả A và B đều sai
Câu 4: Theo tác giả điều gì có thê thay đổi thế giới
- Một đứa trẻ
- Một giáo viên
- Một cây bút và một cuốn sách
- Tất cả các đáp án trên
PHẦN 3; VẬN DỤNG
Câu 1: Để củng cố cho luận điểm “Tầm quan trọng của bút và sách” tác giả đã đưa ra những bằng chứng nào?
- Sức mạnh của giáo dục khiến những kẻ cực đoan cảm thấy sợ hãi
- Sức mạnh từ tiếng nói của phụ nữ khiến họ sợ hãi và là lí do khiến họ giết nhiều cô giáo và nhân viên y tế
- Muốn có giáo dục phải có hòa bình
- Tất cả đáp án trên
Câu 2: Ma-la-la Diu-sa-phdai là người nước nào?
- Afganistan
- Pakitstan
- Nigeria
- Việt Nam
PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Phần cuối bài phát biểu của mình tác giả cho rằng cái gì có vai trò quyết định có thể chấm dứt tất cả bất công, nghèo đói, phân biệt chủng tộc….?
- Tiền
- Chiến tranh
- Giáo dục
- Y tế