Kênh giáo viên » Ngữ văn 11 » Đề thi ngữ văn 11 chân trời sáng tạo có ma trận

Đề thi ngữ văn 11 chân trời sáng tạo có ma trận

Ma trận đề thi, đề kiểm tra hoá học 11 chân trời sáng tạo. Cấu trúc của đề thi gồm: tự luận, cấu trúc điểm, bảng ma trận và bảng đặc tả kĩ thuật. Bộ tài liệu có nhiều đề thi giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi tham khảo hoá học 11 chân trời sáng tạo này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề thi ngữ văn 11 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 11 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 11 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 11 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 11 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 11 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 11 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 11 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 11 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 11 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 11 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 11 chân trời sáng tạo có ma trận

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

 

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT ……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

NGỮ VĂN 11- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Cho đoạn văn sau:

Năm ngoái đây, cái trường vẫn thuê Điền dạy lớp nhất, lấy hai chục bạc một tháng, đột nhiên phải giẹp. Giẹp để nhường lại mấy căn nhà cho người ta dùng vào việc khác, cần cho lúc này hơn. Ông hiệu trưởng còn chịu của Điền nửa tháng lương. Tiền học tháng cuối cùng thì chưa thu được. Chỗ anh em biết tính thế nào cho tiện? Giá ông không xoay được. Mà chẳng lẽ Điền phải thiệt? Thôi thì… thôi thì….- biết nói sao bây giờ? – Ông cười một cách ngượng nghịu bảo Điền:

  • Thôi! Thế này, ông Điền ạ! Giá ông không ngại, thì ông đem bộ ghế mây về quê mà dùng. Lão hàng phở nó trả bảy hào một cái. Hôm nọ, chỉ căng mây lại cho hai cái cũng đã mất một đồng. Bán cho lão thì phí đi. Mà ở nhà ông chưa có ghế….

Lúc ấy, Điền phải cố giữ cái mặt mới không xị xuống. Thật ra thì Điền chán lắm. Điền chẳng muốn lấy bốn cái ghế tí nào. Chao ôi! Cũng mang tiếng là ghế mây!... Cái thì xộc xệch, cái thì bốn chân rúm lại, và chẳng cái nào nước sơn không róc ra như da thằng hủi. Trông đủ thảm. Điền phải bỏ bảy hào chịu lấy một cái vé tàu hỏa để tải mình về quê đã đủ xót ruột lắm rồi, còn phải nợ bỏ tiền ra tải bốn cái ghế già nua ấy nữa. nhưng từ chối thì không tiện. Ra sự rằng mình dỗi. Có thể tủi lòng ông hiệu trưởng. Ấy là một điều mà Điền chẳng muốn, bởi ông với Điền là chỗ bạn nghèo với nhau. Họ bị tủi vì người ngoài đã lắm. Chẳng nên để người nọ còn phải tủi vì người kia.

( Trích Giăng sáng, Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học, 1999, tr.309-310)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 2 (0.5 điểm): Ông hiệu trưởng đã bảo Điền làm gì khi còn chịu của Điền một nửa tháng lương?

Câu 3 (1 điểm): Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm trên và nêu tác dụng của nó?

Câu 4: (1 điểm): Nêu nhận xét của em về nhân vật Điền thể hiện ở đoạn cuối.

  1. PHẦN VIẾT (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Nhà thơ Tố Hữu từng viết:

“Đã là con chim, chiếc lá

Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”

Từ bài thơ hãy viết đoạn văn ngắn 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về quan niệm cho và nhận trong xã hội hiện nay?

   Câu 2. (5 điểm)

Phân tích vẻ đẹp của dòng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

BÀI LÀM:

         ……………………………………………………………………………………… 

         ……………………………………………………………………………………...

         ………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………......

         ………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………

        ………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG THPT........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

  1. A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

-   Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: tự sự

0.5 điểm

Câu 2

-   Ông hiệu trưởng đã bảo Điền đem bộ ghế mây về quê dùng khi chọn chịu của Điền nửa tháng tiền lương.

0.5 điểm

 

 

Câu 3

-   Biện pháp tu từ : nhân hóa “bốn cái ghế già nua”

-   Tác dụng: Nhấn mạnh sự cũ kĩ của nhũng chiếc ghế và thái độ chán nản của Điền. Đồng thời tăng tính sinh động cũng như giá trị biểu cảm cho đoạn trích.

0.5  điểm

 

0.5 điểm

Câu 4

-   Điền là một thầy giáo nghèo nhưng luôn đấu tranh nội tâm để cảm thông, bao dung cho những người cùng cảnh ngộ và luôn hướng tới những điều tốt đẹp.

1 điểm

 

  1. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

 

-       Trình bày suy nghĩ của em về cho nhận trong xã hội hiện nay :

+ Giải thích khái niệm “cho” - “nhận”

+ Mối quan hệ giữa “cho” - “nhận”

+ Liên hệ thực tế

 

2.0 điểm

Câu 2

a.     Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận

0.5 điểm

b.     Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích vẻ đẹp của dòng sông Hương qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Hướng dẫn chấm:

-        HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

c.      Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

-       Đặt vấn đề

-       Giải quyết vấn đề

+ Phân tích bài vẻ đẹp của dòng sông Hương qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

+ Thể hiện qua:

·      Vẻ đẹp tự nhiên của sông Hương

·      Vẻ đẹp sông Hương qua góc nhìn văn hóa

·      Vẻ đẹp của sông Hương qua góc nhìn lịch sử

Kết luận vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 1 điểm – 1,25 điểm.

3 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

1

 

 

0

1

 

 

 

 

2

Thực hành tiếng Việt

 

 

0

2

 

 

 

 

 

 

2

Viết

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

2

Tổng số câu TN/TL

0

1

0

2

0

1

0

2

0

6

10

Điểm số

0

0.5

0

1.5

0

1

0

7

0

10

10

Tổng số điểm

0.5 điểm

5%

1.5 điểm

15%

1 điểm

10%

7 điểm

70%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

4

0

 

 

 

 

 

 

1. ĐỌC HIỂU

Nhận biết

 

- Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

1

 

 

C1

 

Thông hiểu

 

- Ông hiệu trưởng đã bảo Điền làm gì khi vẫn còn chịu của Điền nửa tháng lương?

- Xác định biện pháp tu từ trong câu in đậm nêu tác dụng?

2

 

 

C2,3

Vận dụng

- Nêu nhận xét về nhân vật Điền qua đoạn cuối

1

 

 

C4

2. PHẦN VIẾT

2

0

 

 

 

Vận dụng

-    Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm cho và nhận trong xã hội hiện nay.

-    Phân tích vẻ đẹp của dòng sông Hương qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

2

 

 

C1,2 phần tự luận

          
Đề thi ngữ văn 11 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi ngữ văn 11 chân trời sáng tạo có ma trận

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo

Từ khóa: đề thi giữa kì 1 ngữ văn 11 chân trời sáng tạo, đề thi cuối kì 1 ngữ văn 11 chân trời sáng tạo, đề thi ngữ văn 11 sách chân trời sáng tạo, đề thi ngữ văn 11 sách chân trời sáng tạo mới

Tài liệu giảng dạy môn Ngữ văn THPT

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay