Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1

Đề số 04

Câu 1: Câu nào sau đây sử dụng cách dẫn trực tiếp?

A. Lan bảo rằng cô ấy sẽ đến muộn.

B. Nam nói: "Mình rất thích đọc sách của Nguyễn Nhật Ánh."

C. Minh nói rằng cậu ấy không thích học Toán.

D. Mai nhắn rằng sẽ gặp tôi lúc 7 giờ.

Câu 2: Điểm khác biệt cơ bản giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp là gì?

A. Cách dẫn trực tiếp giữ nguyên lời nói gốc, còn cách dẫn gián tiếp biến đổi phù hợp với ngữ cảnh.

B. Cách dẫn trực tiếp luôn đặt trong ngoặc kép, còn cách dẫn gián tiếp không cần.

C. Cách dẫn trực tiếp luôn sử dụng dấu hai chấm, còn cách dẫn gián tiếp thì không.

D. Cách dẫn gián tiếp luôn đi kèm với trạng ngữ chỉ thời gian.

Câu 3: Truyện "Người con gái Nam Xương" được trích từ tác phẩm nào?

A. Truyền kỳ mạn lục.

B. Lĩnh Nam chích quái.

C. Việt điện u linh.

D. Đại Việt sử ký toàn thư.

Câu 4: Theo Trần Văn Toàn, một tác phẩm viết cho thiếu nhi cần có đặc điểm gì?

A. Ngôn ngữ giản dị, nội dung gần gũi, giàu cảm xúc.

B. Cốt truyện phức tạp, nhiều tình tiết kịch tính.

C. Nhân vật phải luôn hoàn hảo, không có điểm yếu.

D. Nội dung thường mang tính triết lý sâu sắc.

Câu 5: "Rô-mê-ô và Giu-li-ét" thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngắn.

B. Tiểu thuyết.

C. Kịch.

D. Nghị luận.

Câu 6: Trong đoạn trích dưới đây, phần in đậm là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?".

A. Lời dẫn trực tiếp.

B. Lời dẫn gián tiếp.

C. Lời dẫn nửa trực tiếp.

D. Vừa là lời dẫn trực tiếp, vừa là lời dẫn gián tiếp.

Câu 7: Đâu là lời dẫn trực tiếp trong những câu văn dưới đây?

A. “Tao thật ghét phải để mày lại một mình”, cậu nhóc nói, ve vuốt cái lưng con mèo mun to đùng, mập ú.

B. Cậu chủ quả là tốt bụng, con mèo nghĩ, miệng đầy những mảnh vụn.

C. Ý ta là gì ấy nhỉ, một cậu nhóc tốt bụng thôi ư? Cậu chủ phải là xin nhất ấy chứ? Nó tự đính chính khi nuốt thức ăn.

D. Nó có thể tượng tượng ra trên boong một con tàu viễn dương khổng lồ đang chạy xuyên qua những lớp sóng.

Câu 8: Chỉ ra thành phần của một trích dẫn tài liệu dưới đây?

Phạm Văn Bùi (2003), Cắt mở đài – bể thận – chủ mô thận theo trục đài thận dưới và đài thận trên trong phẫu thuật sỏi san hô, Luận án Tiến sĩ Y Học, Trường Đại học Y Dược Tp.HCM, Hồ Chí Minh.

A. Tên cơ quan ban hành, Năm sáng tác, Nơi xuất bản.

B. Nơi xuất bản, Tên luận án, Năm xuất bản.

C. Tên cơ quan ban hành, Năm sáng tác, Nơi xuất bản, Tên tài liệu tham khảo.

D. Tên tác giả, Năm xuất bản, Tên luận án, Chuyên ngành của Luận án, Nơi xuất bản.

Câu 9: Vì sao tác giả cho rằng “bi kịch của Vũ Thị Thiết một phần là do nàng”?

A. Vì mặc dù nàng biết chồng vốn có tính đa nghi, phòng ngừa quá sức với vợ mà vẫn trỏ bóng mình vào ban đêm và nói với con đấy là cha nó.

B. Vì nàng không biết Trương Sinh có tính đa nghi.

C. Vì trước đây Trương Sinh không hề ghen tuông mù quáng như vậy.

D. Vì nàng quá vô tư, không suy nghĩ sâu xa.

Câu 10: Tác giả đã lí giải việc Nguyễn Dữ tưởng tượng ra cảnh Vũ Nương hội ngộ với Trương Sinh như thế nào?

A. Để minh oan và bù đắp cho lòng ngay thẳng, hiếu thảo, thủy chung của nàng.

B. Để đề cao danh dự, nhân phẩm của Vũ Nương.

C. Để tình tiết câu chuyện thêm phần li kì, cuốn hút, thú vị.

D. Để câu chuyện được mới mẻ, sáng tạo hơn so với những lưu truyền trong dân gian.

Câu 11: Theo người viết, điều gì trong con người Quỳnh đã bị che lấp mất đi khi bị cô lập?

A. Những phẩm chất đẹp đẽ.

B. Những cá tính mạnh mẽ.

C. Sự thông minh.

D. Sự hài hước.

Câu 12: Đâu không phải dẫn chứng mà người viết đưa ra để bảo vệ cho lí lẽ: “Không nên biến những nhân vật trong văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo”?

A. Khải đẹp trai, có tình cảm chân thành nhưng có phần lạm dụng những chiến thuật, tiểu xảo, có lúc nhỏ nhen.

B. Quỳnh yếu đuối, mong manh, dễ tổn thương nhưng nhân hậu, ấm áp.

C. Nga nhân hậu nhưng không thật sâu sắc.

D. Luận tinh nghịch, vô tâm nhưng cũng biết chạnh lòng.

Câu 13: Bài thơ cho thấy Truyện Kiều được tiếp nhận bằng cách nào?

A. Bói Kiều.

B. Vịnh Kiều.

C. Đố Kiều.

D. Ru Kiều.

Câu 14: Đâu là nhận xét đúng về ngôn từ trong bài thơ Ngày xưa?

A. Giản dị, gần gũi mà giàu ý nghĩa, gợi xúc cảm.

B. Bác học, giàu tính triết lý.

C. Dân dã, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.

D. Khoa học, sắc sảo, khúc triết.

Câu 15: Xác định câu đặc biệt trong khổ thơ sau:

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng

A. Lông óng như màu nắng.

B. Tiếng gà trưa.

C. Ổ rơm hồng những trứng.

D. Khắp mình hoa đốm trắng.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay