Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối Bài 2 Văn bản 2: Tiếng đàn mưa

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2 Văn bản 2: Tiếng đàn mưa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 2: NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG

VĂN BẢN 2: TIẾNG ĐÀN MƯA

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bích Khê là nhà thơ thuộc phong trào văn học nào?

  1. Thơ Mới.
  2. Văn học hiện thực.
  3. Văn học kháng chiến.
  4. Văn học hiện sinh.

 

Câu 2: Đâu là đặc điểm thơ của Bích Khê?

  1. Thơ ông nhiều triết lý, sâu sắc về nội tâm.
  2. Trong sáng, mơ mộng, hồn nhiên.
  3. Táo bạo, giàu tính nhạc.
  4. Hiện đại, sáng tạo, vui tươi.

Câu 3: Đâu là xuất xứ của bài thơ Tiếng đàn mưa?

  1. Trích trong tập thơ Tinh hoa.
  2. Trích trong tập thơ Tiếng Thu.
  3. Trích trong tập thơ Cây đàn muôn điệu.
  4. Trích trong tập Thơ thơ.

Câu 4: Bài thơ Tiếng đàn mưa được viết theo thể thơ gì?

  1. Lục bát.
  2. Tự do.
  3. Ngũ ngôn.
  4. Song thất lục bát.

Câu 5: Từ ngữ nào được tác giả lặp lại nhiều lần trong bài?

  1. Giọt.
  2. Mưa.
  3. Nước.
  4. Lệ.

Câu 6: Đâu là cách ngắt nhịp đúng của hai câu thơ sau:

Hoa xuân rơi với bóng dương

Bóng dương tà….rụng bóng dương tà.

  1. Hoa xuân/ rơi với/ bóng dương

Bóng dương tà/…rụng bóng dương tà.

  1. Hoa xuân/ rơi với/ bóng dương

Bóng dương tà/…rụng/ bóng dương tà.

  1. Hoa xuân/ rơi với/ bóng dương

Bóng dương tà/…rụng/ bóng dương tà.

  1. Hoa xuân/ rơi với/ bóng dương

Bóng dương tà/…rụng bóng/ dương tà.

Câu 7: Tìm các tiếng có chứa thanh bằng trong hai câu thơ sau:

Rơi hoa hết mưa còn rả rích

Càng mưa rơi càng tịch bóng dương.

  1. Hết, rích, bóng.
  2. Hoa, mưa, bóng.
  3. Hết, rả, tịch.
  4. Còn, rơi, dương.

Câu 8: Tìm các tiếng có chứa thanh trắc trong hai câu thơ sau:

Mưa rơi ngoài nẻo dặm ngàn

Nước non rả rích, giọng đàn mưa xuân.

  1. Nẻo, rích.
  2. Dặm, ngàn.
  3. Mưa, non.
  4. Nước, xuân.

Câu 9: Hai câu thơ dưới đây sử dụng vần gì?

Mưa rơi ngoài nội trên ngàn,

Nghe trong ý khách giọt đàn mưa rơi.

  1. Vần chân.
  2. Vần lưng.
  3. Vần chân và vần lưng.
  4. Không sử dụng vần.

Câu 10: Đoạn thơ dưới đây sử dụng vần gì?

Rơi hoa kết mưa còn rả rích,
Càng mưa rơi cánh tịch bóng dương
Bóng dương với khách tha hương
Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi.

  1. Vần chân.
  2. Vần lưng.
  3. Vần chân và vần lưng.
  4. Không sử dụng vần.

II. THÔNG HIỂU (09 CÂU)

Câu 1: Đâu là nhận xét đúng về thơ Bích Khê qua bài thơ Tiếng đàn mưa?

  1. Là bài thơ mang đậm sắc màu truyện thống.
  2. Là bài thơ có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
  3. Là bài thơ mang đậm màu sắc hiện đại, mới mẻ.
  4. Là bài thơ với thể thơ truyền thống, ngôn từ hiện đại, sôi nổi.

Câu 2: Những sự vật, hiện tượng nào trong khổ một phụ họa cùng mưa?

  1. Tiếng đàn.
  2. Hoa xuân, tiếng đàn.
  3. Hoa xuân, thềm hoa lan.
  4. Dặm ngàn, lầu.

Câu 3: Những sự vật, hiện tượng nào trong khổ ba phụ họa cùng mưa?

  1. Bóng dương tà.
  2. Hoa xuân.
  3. Đầm, nẻo đồi, bóng tà dương.
  4. Đầm, nẻo đồi, bóng tà dương, hoa xuân.

Câu 4: Đâu là tình cảm của nhà thơ được thể hiện trong thi phẩm Tiếng đàn mưa?

  1. Nối nhớ nhung, nặng lòng với quê hương, đất nước.
  2. Đón chờ công cuộc đổi mới của nước nhà.
  3. Nỗi nhớ gia đình, bè bạn.
  4. Xót xa trước cảnh tượng khổ cực của nhân dân.

Câu 5: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

Nước non rả rích giọng đàn mưa xuân.

  1. So sánh.
  2. Nhân hóa.
  3. Ẩn dụ.
  4. Liệt kê.

Câu 6: Hai câu thơ dưới đây sử dụng vần lưng ở từ ngữ nào?

Rơi hoa hết mưa còn rả rích,

Càng mưa rơi càng tịch bóng dương.

  1. Rơi – rích.
  2. Mưa – mưa.
  3. Rích – tịch.
  4. Còn – càng.

 

Câu 7: Câu thơ Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi diễn tả trạng thái nào của nhân vật trữ tình?

  1. Tiếc nuối, nghẹn ngào.
  2. Xót xa, khổ đau đến rơi nước mắt.
  3. Háo hức, mong chờ.
  4. Bồn chồn, lo lắng.

Câu 8: Đâu không phải nơi mưa rơi xuống được nhắc đến trong bài thơ Tiếng đàn mưa?

  1. Thềm lan.
  2. Nẻo đồi.
  3. Đầm.
  4. Vườn hoa.

Câu 9: Tiếng mưa được miêu tả như thế nào trong bài thơ Tiếng đàn mưa?

  1. Ào ào như thác đổ.
  2. Tiếng mưa rơi rả rích.
  3. Tiếng mưa rơi tí tách.
  4. Gần như không phát ra âm thanh.

III. VẬN DỤNG (05 CÂU)

Câu 1: Ai được mệnh danh là “Lá cờ đầu của phong trào thơ Mới”?

  1. Thế Lữ.
  2. Xuân Diệu.
  3. Tế Hanh.
  4. Hàn Mặc Tử.

Câu 2: Đâu là tập thơ của Bích Khê?

  1. Tinh huyết.
  2. Trăng non.
  3. Tình già.
  4. Thơ điên.

Câu 3: Đâu là nhận xét đúng về thế giới thơ của Bích Khê?

  1. Thơ ông là một thế giới thơ hiện thực, trần trụi, châm biếm thói đời.
  2. Thơ ông là một cấu trúc thế giới mang tính tượng trưng.
  3. Thơ ông là một thế giới ma mị, giàu tính kì ảo, huyễn hoặc.
  4. Thơ ông là một thế giới lãng mạn, chủ yếu thể hiện sự sâu nặng trong tình yêu lứa đôi.

Câu 4: Tiếng đàn được nhắc đến trong bài thơ Tiếng đàn mưa cho ta cảm nhận được điều gì?

  1. Tiếng đàn chỉ đơn thuần là một liên tưởng của nhà thơ khi viết về mưa.
  2. Nhà thơ rất mê tiếng đàn nên mới liên tưởng tiếng mưa như tiếng đàn.
  3. Nhà thơ nhìn thế giới bằng con mắt âm nhạc, là một đặc điểm của thơ ca tượng trưng.
  4. Tiếng đàn từ cổ chí kim luôn được gắn với tiếng mưa.

Câu 5: Chủ nghĩa tượng trưng đề cao yếu tố nào trong thơ ca?

  1. Hội họa.
  2. Ngôn từ.
  3. Ý nghĩa.
  4. Âm nhạc.
  1. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Nhạc tính trong bài thơ Tiếng đàn mưa được Bích Khê thể hiện như thế nào?

  1. Qua ngôn từ sắc sảo.
  2. Qua đề tài thiên nhiên,
  3. Qua cách lặp từ, lặp ngữ, lặp vần.
  4. Qua cách miêu tả tiếng mưa rơi.

 

Câu 2: Âm nhạc trong thơ tượng trưng gần với quan niệm nào của thơ ca trung đại?

  1. Thi trung hữu họa.
  2. Họa vân hiển nguyệt.
  3. Thi trung hữu nhạc.
  4. Ước lệ, sùng cổ, phi ngã.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay