Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối Bài 3 Văn bản 3: Tự tình (bài 2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3 Văn bản 3: Tự tình (bài 2). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 3: HỒN NƯỚC NẰM TRONG TIẾNG MẸ CHA

VĂN BẢN 3: TỰ TÌNH

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Đâu là thông tin đúng về nữ sĩ Hồ Xuân Hương?

  1. Sinh năm 1770 , mất năm 1822
  2. Quê ở huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An, nay là tỉnh Nghệ An.
  3. Năm 2021, Hồ Xuân Hương được USNESCO vinh danh và kỉ niệm 250 ngày sinh của bà.
  4. Sự nghiệp sáng tác của bà gắn liền với những bài thơ chữ Hán.

 

Câu 2: Bài thơ Tự tình được viết theo thể thơ nào?

  1. Thất ngôn bát cú Đường luật.
  2. Lục bát.
  3. Song thất lục bát.
  4. Tự do.

Câu 3: Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai?

  1. Người có tài văn chương.
  2. Tác giả.
  3. Người chồng đi chinh chiến.
  4. Người vợ nhớ thương chồng.

Câu 4: Hồ Xuân Hương được mệnh danh là?

  1. Hồng Hà nữ sĩ.
  2. Bà chúa thơ Nôm.
  3. Bạch Vân cư sĩ.
  4. Bà hoàng thơ tình.

Câu 5: Đâu là nhận xét đúng về phong cách thơ Hồ Xuân Hương?

  1. Cổ điển, hoài niệm, u buồn.
  2. Sắc sảo, tập trung vào đạo trung hiếu, vua – tôi.
  3. Độc đáo, khác biệt so với thơ ca bác học đương thời.
  4. Dí dỏm, hài hước, mang đến tiếng cười sảng khoái.

Câu 6: Đâu là điểm nổi bật trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương

  1. Tính kì ảo, hoang đường.
  2. Tính bác học, giàu chất triết lí.
  3. Tính đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng thơ.
  4. Tính lãng mạn, giàu tình cảm, cảm xúc.

Câu 7: Đâu là đóng góp quan trọng của thơ Hồ Xuân Hương đối với nền văn học trung đại Việt Nam?

  1. Mở đường cho văn học chữ Nôm phát triển.
  2. Đánh dấu sự thay đổi nền văn học Việt Nam từ cái chung sang những chủ đề mang tính cá nhân.
  3. Đưa hình tượng người phụ nữ vào văn học chữ Nôm.
  4. Hình thành, khẳng định những giá trị nhân văn đặc sắc của văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVIII – XIX.

Câu 8: Giá trị nhân đạo trong thơ Hồ Xuân Hương là gì?

  1. Phản kháng nam quyền và định kiến xã hội về nữ giới.
  2. Cảm thông với số phận người phụ nữ.
  3. Phản kháng nam quyền và định kiến xã hội về nữ giới, cảm thông với số phận người phụ nữ và tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ.
  4. Tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ.

Câu 9: Chùm thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương gồm bao nhiêu bài?

  1. Ba bài.
  2. Hai bài.
  3. Bốn bài.
  4. Năm bài.

Câu 10: Bài thơ nào dưới đây không phải do Hồ Xuân Hương sáng tác?

  1. Động Hương Tích.
  2. Vấn nguyệt.
  3. Vịnh cái quạt.
  4. Vọng nguyệt.

II. THÔNG HIỂU (09 CÂU)

Câu 1: Tâm trạng của nữ thi trong bài thơ Tự tình là gì?

  1. Buồn tủi, uất ức.
  2. Chán nản, tuyệt vọng.
  3. Cô đơn, hiu quạnh, chán ngán.
  4. Vui vẻ, hạnh phúc.

Câu 2: Nghệ thuật nổi bật nhất trong bài thơ Tự tình là gì?

  1. Tả cảnh ngụ tình.
  2. Họa vân hiển nguyệt.
  3. Ước lệ tượng trưng.
  4. Điển tích, điển cố.

Câu 3: Hình tượng trung tâm của bài thơ Tự tình là gì?

  1. Hình tượng phụ nữ trong xã hội phong kiến tài hoa bạc mệnh.
  2. Hình tượng phụ nữ trong xã hội phong kiến bất hạnh trước tình duyên hẩm hiu nhưng lại tràn đầy nỗi khao khát cháy bỏng hạnh phúc lứa đôi.
  3. Hình tượng phụ nữ trong xã hội phong kiến với vẻ đẹp chuẩn mực: công – dung – ngôn – hạnh.
  4. Hình tượng phụ nữ trong xã hội phong kiến với cuộc đời lênh đênh, vô định, bơ vơ không biết đi về đâu.

Câu 4: Hai câu đề của bài thơ mô tả tâm trạng gì của nữ sĩ?

  1. Cảm giác nhớ nhung tha thiết đến người chồng đi chinh chiến xa nhà.
  2. Cảm giác háo hức, mong chờ, đầy hi vọng.
  3. Cảm giác nhớ nhà, nhớ quê hương tha thiết.
  4. Cảm giác cô đơn trống vắng trước vũ trụ và tủi hổ bẽ bàng trước cuộc đời.

Câu 5: Hai câu thực của bài thơ mô tả tâm trạng gì của nữ sĩ?

  1. Cảm giác cô đơn trống vắng trước vũ trụ và tủi hổ bẽ bàng trước cuộc đời.
  2. Sự buông xuôi, ngán ngẩm.
  3. Nỗi xót xa, cay đắng cho duyên phận dở dang, lỡ làng.
  4. Sự hi vọng, chờ đợi trong vô vọng.

Câu 6: Đâu là nhận xét đúng về ngôn ngữ của bài thơ Tự tình?

  1. Ngôn ngữ chính luận, sắc sảo.
  2. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gần gũi mà đa nghĩa.
  3. Ngôn ngữ bác học, giàu triết lý.
  4. Ngôn ngữ mới mẻ, táo bạo, đầy sự thách thức.

 

Câu 7: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Mõ thảm không khua mà cũng cốc

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?

  1. Ẩn dụ.
  2. Hoán dụ.
  3. Phép đối.
  4. Nhân hóa.

Câu 8: Trong câu thơ “Thân này đâu đã chịu già tom”, từ “Thân này” chỉ ai?

  1. Người đọc.
  2. Người phụ nữ phong kiến nói chung.
  3. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
  4. Người chồng.

Câu 9: Từ láy “văng vẳng” trong câu thơ “Tiếng gà văng vắng gáy trên bom” gợi cảm giác về điều gì?

  1. Tiếng trống thưa thớt, xa xăm.
  2. Thời gian càng trở nên khuya khoắt hơn.
  3. Một không gian rộng và tĩnh mịch.
  4. Nhỏ bé, ít ỏi.

III. VẬN DỤNG (05 CÂU)

Câu 1: Bài thơ Tự tình thể hiện khát vọng gì của Hồ Xuân Hương?

  1. Khát vọng công danh, sự nghiệp.
  2. Khát vọng hạnh phúc lứa đôi.
  3. Khát vọng cuộc sống ấm no.
  4. Khát vọng được đi ngao du sơn thủy.

Câu 2: Câu thơ “Thân này đâu đã chịu già tom” thể hiện điều gì trong tính cách của nhân vật trữ tình?

  1. Sự kiêu kì, cao sang, mực thước.
  2. Sự yếu đuối, nhiều suy tư.
  3. Sự nữ tính, dịu dàng.
  4. Cá tính, sự mạnh mẽ, ngang tàng, quyết liệt.

Câu 3: Theo em, nhan đề bài thơ Tự tình có ý nghĩa gì?

  1. Tự bộc lộ tâm tư, tình cảm một cách trực tiếp.
  2. Tự mình đa tình, tự ôm ấp mối tương tư.
  3. Kể lại câu chuyện tình cảm của bản thân.
  4. Tự mình nghĩ ra viễn cảnh tương lai cho chuyện tình cảm.

Câu 4: Câu thơ “Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ” ý chỉ điều gì?

  1. Tiếng gà gáy.
  2. Tiếng mõ kêu.
  3. Những lời phán xét không hay về cuộc đời bà, là miệng lưỡi thế gian.
  4. Tiếng chuông sầu não.

Câu 5: Theo em, sự khẳng định về quyền của phụ nữ thể hiện ở điều gì qua bài thơ Tự tình?

  1. Khẳng định quyền bình đẳng, quyền chủ động của phụ nữ trong việc thể hiện cảm xúc, cái tôi và sự chủ động của mình.
  2. Sự chủ động trong việc tìm kiếm hạnh phúc.
  3. Sự mạnh mẽ, táo bạo trong việc bày tỏ tình cảm.
  4. Sự dịu dàng, nữ tính trong tâm hồn.
  1. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Tư tưởng trong thơ Hồ Xuân Hương có ý nghĩa đối với vấn đề nào trong xã hội đương thời và vấn đề bình đẳng giới hiện nay?

  1. Hồ Xuân Hương đã đi trước thời đại, lên tiếng nói cho nữ quyền, sự bình đẳng của người phụ nữ.
  2. Hồ Xuân Hương đã nói đến đạo lý làm người, đấu tranh cho công bằng bình đẳng trong xã hội.
  3. Hồ Xuân Hương nói đến đạo làm con, sự hiếu thảo với đấng sinh thành.
  4. Hồ Xuân Hương lên án xã hội cổ hủ, mục nát, đấu tranh cho sự đổi mới, cởi mở.

 

Câu 2: Ý thức nữ quyền được thể hiện không được thể hiện ở điểm nào trong thơ Hồ Xuân Hương?

  1. Khẳng định vai trò, vị trí, năng lực của phụ nữ trong xã hội.
  2. Khẳng định quyền bình đẳng, quyền chủ động của phụ nữ trong việc thể hiện cảm xúc, trong tình yêu.
  3. Phản đối chế độ đa thê.
  4. Ngợi ca sự mạnh mẽ, gánh vác gia đình của người phụ nữ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay