Đề thi ngữ văn 9 kết nối tri thức có ma trận
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Cấu trúc của đề thi gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm, bảng ma trận và bảng đặc tả. Bộ tài liệu có nhiều đề thi giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi tham khảo Ngữ văn 9 kết nối tri thức này giúp ích được cho thầy cô.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
“Kim Woo Chung, người sáng lập nên tập đoàn Deawoo từng viết trong quyển sách Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm rằng: “Lịch sử thuộc về những người biết ước mơ. Ước mơ là động lực thay đổi thế giới. Tôi cam đoan rằng tất cả những người đang làm nên lịch sử thế giới ngày hôm nay đều có những ước mơ lớn khi còn trẻ". Dù là thay đổi bản thân mình hay là thay đổi thế giới, thì người ta cũng bắt đầu bằng ước mơ.
Con đường theo đuổi ước mơ không bao giờ là con đường an toàn, cũng không phải là con đường dễ dàng. Đôi khi ta phải chấp nhận đi đường vòng, làm việc mình không thích để nuôi dưỡng ước mơ. Đôi khi ta phải đứng lên chống lại định kiến xã hội để đi theo con đường của mình. Nhiều khi ta phải đối mặt với cô đơn, thất vọng. Dù làm gì, dù thế nào đi nữa, thì đừng bỏ cuộc. Hãy luyện tập mài giũa hằng ngày. Trái ngọt có được sau những chặng đường dài thực sự rất xứng đáng. Hãy tin tưởng!”
(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu,Rosie Nguyễn - NXB Hội Nhà văn, 2017, tr. 217).
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2 (0.5 điểm): Theo tác giả, để theo đuổi ước mơ chúng ta phải chấp nhận những điều gì?
Câu 3 (1.0 điểm): Em hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả: “Con đường theo đuổi ước mơ không bao giờ là con đường an toàn, cũng không phải là con đường dễ dàng”.
Câu 4 (1.0 điểm): Em có đồng ý với quan điểm của Kim Woo Chung: “Ước mơ là động lực thay đổi thế giới” không? Vì sao?
PHẦN VIẾT (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích trong phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn 10 đến 12 câu bàn về vai trò của ước mơ trong cuộc sống. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp.
Câu 2 (5.0 điểm) Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
- A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | - Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận. | 0.5 điểm |
Câu 2 | - Để theo đuổi ước mơ, chúng ta phải chấp nhận đi đường vòng, làm việc mình không thích để nuôi dưỡng ước mơ. Nhiều khi phải chấp nhận đứng lên chống lại định kiến xã hội để đi theo con đường của mình. Nhiều khi phải đối mặt với cô đơn, thất vọng. | 0.5 điểm |
Câu 3 | - Học sinh trình bày cách hiểu của bản thân, có lý giải: Gợi ý: Con đường theo đuổi ước mơ không bao giờ là an toàn, cũng không phải là con đường dễ dàng là một nhận định đúng. Con đường ấy chứa đựng đầy gian nan thử thách, thậm chí cả những thất bại không thể nào tránh khỏi. Đôi khi còn vấp phải sự quay lưng, phản đối của những người xung quanh. Nhiều khi phải đối diện với cả sự nguy hiểm kề cận. | 1.0 điểm |
Câu 4 | Học sinh trình bày theo quan điểm của mình, có lý giải. “Ước mơ là động lực thay đổi thế giới”. - Đồng ý Lý giải: - Khi có ước mơ con người sẽ tìm ra mục đích sống, đích đến, nhìn thấy lý tưởng sống của mình. - Khao khát, ước mơ chính là động lực để con người rèn luyện, tu dưỡng, phát triển bản thân. - Ước mơ khiến con người có sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn. =>Làm nên những thành công không ngờ tới, những điều được xem là phi thường. | 1.0 điểm |
B.PHẦN VIẾT: (7.0 điểm)
Đáp án | Điểm |
Câu 1: Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn, vận dụng tốt các thao tác lập luận. Đảm bảo một số ý sau: *Giải thích. - “Ước mơ” là khát vọng, những mong muốn, nguyện ước, mục đích tốt đẹp mà con người tha thiết hướng tới và mong ước đạt được trong tương lai. * Phân tích, chứng minh: – Vai trò của ước mơ: ước mơ mang tới cho tâm hồn con người sự tươi mới, cuộc sống tràn ngập niềm vui, lạc quan, nhiệt huyết, đam mê. Nếu không có ước mơ, cuộc sống của con người sẽ tẻ nhạt, nhàm chán, vô vị. -Ước mơ giúp con người có định hướng rõ ràng, tạo động lực để phấn đấu làm việc, học tập. Giúp con người vượt qua những giới hạn của bản thân để thực hiện lí tưởng và mục đích cao cả; cống hiến cho xã hội, đóng góp cho xã hôi, cho đất nước phát triển. - Trên con đường thực hiện ước mơ chúng ta có thể gặp những khó khăn thử thách, khi vượt qua được thử thách đó chúng ta sẽ có thêm những bài học quý giá, rèn luyện được những đức tính quý báu như kiên trì, nhẫn nại, chăm chỉ…để hoàn thiện bản thân mình. (Lấy ví dụ chứng minh) * Bàn luận, mở rộng: - Trong xã hội vẫn còn nhiều người sống không có ước mơ, hoài bão, vô cảm hoặc có ước mơ nhưng không cố gắng thực hiện mà chỉ hão huyền, viển vông về một cuộc sống tốt đẹp hơn → những người này đáng bị phê phán, chỉ trích. *Bài học nhận thức và hành động: - Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống cho riêng mình. - Để đạt được ước mơ chúng ta cần ra sức rèn luyện học tập, tu dưỡng đạo đức để chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình. | 2.0 điểm |
Câu 2: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận. | 0.5 điểm |
b. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Hướng dẫn chấm: - HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm. - HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0 điểm. | 0.5 điểm |
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới: 1. Mở bài + Người phụ nữ bình dân có truyền thống tốt đẹp về đạo đức, phẩm chất nhưng trong xã hội phong kiến nhưng chịu đau khổ. + Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ta thương nàng Vũ Thị Thiết đã chịu đựng nỗi đau oan khuất. 2. Thân bài - Vũ Nương, người phụ nữ đẹp người, đẹp nết. + Có tư tưởng tốt đẹp. + Người vợ dịu hiền, khuôn phép: chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự, ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con. + Người con dâu hiếu thảo: chăm nuôi mẹ chồng lúc đau yếu, lo việc ma chay, tế lễ chu toàn khi mẹ chồng mất. - Nỗi đau, oan khuất của nàng: + Người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết. + Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng chồng vẫn không nghe còn mắng nhiếc, đánh và đuổi nàng đi. + Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết để tỏ bày nỗi oan ức của mình. + Khi chết rồi Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ. + Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về. + Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người. + Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa. 3. 3. Kết bài + Vũ Nương tiêu biểu cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội cũ. + Nhân vật Vũ Nương để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thương sâu sắc. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm. | 3.0 điểm |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0.5 điểm |
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 0 | 1 | 0 | 2 |
|
| 0 | 1 | 0 | 4 | 3 |
Thực hành tiếng Việt |
|
|
|
|
|
|
|
| 0 | 0 | 0 |
Viết |
|
|
|
| 0 | 2 |
|
| 0 | 2 | 7 |
Tổng số câu TN/TL | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 6 | 6 |
Điểm số | 0 | 0.5 | 0 | 1.5 | 0 | 7 | 0 | 1 | 0 | 10 | 10 |
Tổng số điểm | 0.5 điểm 5% | 1.5 điểm 15% | 7.0 điểm 70% | 1.0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 4 | 0 |
|
| ||
| Nhận biết
| - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. | 1 | 0 |
| C1 |
Thông hiểu
| - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ. | 2 | 0 |
| C2,3 | |
Vận dụng cao | - - Nhận biết được câu chủ đề đồng thời triển khai dựa trên câu chủ đề đã cho sẵn. - Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. | 1
| 0
|
| C4
| |
| ||||||
VIẾT | 2 | 0 |
|
| ||
| Vận dụng | - Hiểu được nội dung của đoạn trích và viết đoạn văn trình bày về một quan điểm hoặc một ý kiến. | 1 | 0 |
| C1 phần tự luận |
Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ: *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện. - Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng). - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. *Thông hiểu - Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ. - Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm. - Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện. - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả. | 1 | 0 |
| C2 phần tự luận
|
MỘT VÀI THÔNG TIN
- Đề tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
- Cấu trúc đề: Ma trận đặc tả, đáp án, thang điểm..
- Có nhiều đề gồm: Giữa kì 1 + cuối kì 1 + giữa kì 2 + cuối kì 2
Thời gian nhận đề thi:
- Khi đặt, nhận 1 số đề giữa kì I
- 30/11: Đề cuối kì 1
- 30/01: Đề giữ kì II
- 30/03: Đề cuối kì II
PHÍ ĐỀ THI:
- 250k/môn
CÁCH TẢI:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây thông báo và nhận đề thi
=> Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Từ khóa: đề thi giữa kì 1 ngữ văn 9 kết nối tri thức, đề thi cuối kì 1 ngữ văn 9 kết nối tri thức, đề thi ngữ văn 9 sách kết nối tri thức, đề thi ngữ văn 9 sách kết nối tri thức mớiTài liệu giảng dạy môn Ngữ văn THCS