Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 cánh diều Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 10 cánh diều (bản word)

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 1

ĐỀ SỐ 02:

Câu 1: Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên tất cả mọi người phải tăng cường ăn rau xanh. Vai trò quan trọng trong việc ăn rau xanh là

A. chống các bệnh về tim mạch và cao huyết áp.

B. giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn được tốt hơn.

C. cung cấp vitamin và các nguyên tố vi lượng.

D. tiết kiệm về mặt kinh tế vì rau xanh có giá rẻ.

Câu 2: Nước đá có đặc điểm nào sau đây?

A. Các liên kết hydrogen luôn bị bẻ gãy và tái tạo liên tục.

B. Các liên kết hydrogen bị bẻ gãy nhưng không được tái tạo.

C. Các liên kết hydrogen luôn bền vững và tao nên cấu trúc mang tinh thể.

D. Không tồn tại các liên kết hydrogen.

Câu 3: Các bậc cấu trúc của protein được hình thành như thế nào?

A. Chuỗi polypeptide không tồn tại ở dạng mạch thẳng mà xoắn lại thành xoắn lò xo a hoặc gấp nếp tạo phiến gấp nếp b.

B. Chuỗi polypeptide bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo thành cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng.

C. Một số phân tử protein được hình thành do sự liên kết từ hai hay nhiều chuỗi polypeptide bậc 3 tạo thành cấu trúc bậc 4.

D. Được hình thành do các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide.

Câu 4: Để chứng minh cho giả thuyết về vấn đề nghiên cứu cần phải làm gì?

A. Đặt ra câu hỏi nghiên cứu.

B. Xây dựng giả thuyết.

C. Thiết kế và tiến hành thực nghiệm.

D. Điều tra, khảo sát thực địa các thí nghiệm.

Câu 5: Điều gì xảy ra khi đưa tế bào sống vào ngăn đá trong tủ lạnh?

A. Nước bốc hơi lạnh làm tăng tốc độ phản ứng sinh hóa tế bào bên tế bào sinh sản nhanh.

B. Nước bốc hơi lạnh làm tế bào chết do mất nước.

C. Nước đóng băng làm giảm thể tích nên tế bào chết.

D. Nước đóng bằng làm tăng thể tích và các tinh thể nước phá vỡ tế bào.

Câu 6: Chức năng của phân tử tRNA là

A. cấu tạo nên riboxom. 

B. vân chuyển amino acid.

C. bảo quản thông tin di truyền..

D. vận chuyển các chất qua màng.

Câu 7: Nội dung nào cần được nêu rõ trong báo cáo kết quả nghiên cứu?

A. Mục đích nghiên cứu.

B. Thái độ của mọi người đối với vấn đề nghiên cứu.

C. Dụng cụ nghiên cứu.

D. Số liệu cụ thể từng thực nghiệm trong tiến trình nghiên cứu.

Câu 8: Để quan sát hình thái của hạt giống đậu xanh, phương tiện quan sát phù hợp là

A. kính hiển vi.

B. kính lúp.

C. kính hội tụ.

D. kính phân kì.

Câu 9: Nhóm lĩnh vực khoa học nào sau đây được hình thành nhờ sự tích hợp giữa sinh học và các lĩnh vực khoa học khắc?

A. Tin sinh học, sinh học vũ trụ, phỏng sinh học.

B. Tin sinh học, sinh học tiến hóa, sinh học vũ trụ.

C. Tin sinh học, phỏng sinh học, sinh học tiến hóa.

D. Sinh học vũ trụ, phỏng sinh học, sinh học tiến hóa.

Câu 10: Dựa trên tiêu chí nào sau đây mà carbohydrate được phân loại thành 3 nhóm là monosaccharide, disaccharide và polysaccharide?

A. Tính tan trong nước.

B. Khối lượng phân tử.

C. Số lượng nguyên tử.

D. Số lượng đơn phân.

Câu 11: Nhóm nguyên tố nào sau đây chỉ chứa các nguyên tố vi lượng?

A. C, Fe, I, Cu, Mo.

B. H, O, N, S, I, Fe.

C. O, N, S, I, Fe, Zn.

D. I, Fe, Cu, Mo, Zn.

Câu 12: Tại sao nói "Lịch sử nghiên cứu tế bào gắn liền với lịch sử nghiên cứu và phát triển kính hiển vi"?

A. Vì không có kính hiển vi thì các nhà khoa học không thể quan sát được bất kì một loại tế bào nào.

B. Vì sự nghiên cứu và phát triển kính hiển vi có tỉ lệ nghịch so với sự nghiên cứu và phát triển tế bào.

C. Vì kính hiển vi ngày càng được cải tiến thì càng tạo cơ hội cho các nhà khoa học quan sát được tế bào một cách rõ nét và kĩ càng hơn.

D. Vì lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát được hình dạng của tế bào là nhờ sự hỗ trợ của kính hiển vi.

Câu 13: Cơ thể sinh vật nào sau đây không chứa cấp độ tổ chức sống cơ quan?

A. Vi khuẩn.

B. Động vật.

C. Thực vật.

D. Con người.

Câu 14: Hoạt động nào sau đây được thực hiện ở bước tiến hành trong phương pháp quan sát?

A. Xác định mục tiêu, đối tượng hoặc hiện tượng và đặc điểm cần quan sát.

B. Lựa chọn phương tiện, tiến hành quan sát, ghi lại thông tin quan sát được.

C. Xử lí thông tin để kết luận về bản chất đối tượng hoặc hiện tượng quan sát.

D. Lập bảng báo cáo và thực hiện báo cáo về kết quả đã quan sát được.

Câu 15: Cho các hướng nghiên cứu sau:

(1) Tạo ra các loại thuốc mới trong điều trị bệnh

(2) Tìm ra các biện pháp mới trong xử lí ô nhiễm môi trường

(3) Tìm ra các biện pháp mới trong tạo dựng trải nghiệm thực tế ảo

(4) Tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng mới thích ứng với biến đổi khí hậu

Số hướng nghiên cứu sinh học trong tương lai là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay