Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 10 cánh diều (bản word)
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
Câu 1: Thông tin giữa các tế bào là gì?
A. Quá trình tế bào tiếp nhận và xử lý tín hiệu từ môi trường ngoài.
B. Quá trình tế bào tiếp nhận, xử lý và phản hồi các tín hiệu từ các tế bào khác.
C. Quá trình tế bào truyền tín hiệu qua dây thần kinh.
D. Quá trình tế bào phát tán chất dinh dưỡng ra môi trường ngoài.
Câu 2: Vai trò của thông tin giữa các tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào là gì?
A. Điều chỉnh quá trình tiêu hóa.
B. Điều chỉnh và phối hợp hoạt động của các tế bào, đảm bảo tính thống nhất của cơ thể.
C. Cung cấp năng lượng cho tế bào.
D. Giúp các tế bào phát triển nhanh chóng.
Câu 3: Quá trình truyền tin giữa các tế bào bao gồm bao nhiêu giai đoạn chính?
A. 1 giai đoạn
B. 2 giai đoạn
C. 3 giai đoạn
D. 4 giai đoạn
Câu 4: Phân tử tín hiệu tan trong lipid như hormone steroid (estrogen, testosterone,…) sẽ liên kết với thụ thể nào?
A. Thụ thể bên ngoài màng tế bào.
B. Thụ thể nội bào.
C. Thụ thể ở các tế bào thần kinh.
D. Thụ thể ở màng của các tế bào động vật.
Câu 5: Khi thụ thể nội bào được hoạt hóa, phức hợp tín hiệu – thụ thể sẽ tác động đến gì trong tế bào?
A. Tác động đến màng tế bào.
B. Tác động đến DNA và hoạt hóa sự phiên mã gene.
C. Tác động đến các chất dinh dưỡng trong tế bào.
D. Tác động đến các phân tử nước trong tế bào.
Câu 6: Nhân bản vô tính ở động vật là quá trình
A. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn giống nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh dưỡng ban đầu.
B. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn khác nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh dưỡng ban đầu.
C. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn khác nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh dục chín ban đầu.
D. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn giống nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh dục chín ban đầu.
Câu 7: Quan sát quy trình nhân bản vô tính cừu Dolly dưới đây:
Cừu Dolly sẽ có vật chất di truyền giống với
A. cừu cho nhân.
B. cừu cho nhân và cừu cho trứng.
C. cừu cho nhân và cừu mang thai hộ.
D. cừu cho trứng và cừu mang thai hộ.
Câu 8: Cho các ứng dụng công nghệ tế bào sau:
(1) Vi nhân giống
(2) Dung hợp tế bào trần
(3) Cấy truyền phôi
(4) Nhân bản vô tính
Số ứng dụng tạo được giống mới là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 9: Ở ruồi giấm 2n = 8. Quan sát 1 tế bào ruồi giấm thấy các nhiễm sắc thể xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Tế bào này đang ở
A. kì giữa của quá trình nguyên phân.
B. kì cuối của quá trình nguyên phân.
C. kì giữa I của quá trình giảm phân.
D. kì giữa II của quá trình giảm phân.
Câu 10: Ở ruồi giấm 2n = 8. Quan sát 1 tế bào ruồi giấm thấy các nhiễm sắc thể xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Số nhiễm sắc thể có trong tế bào này là
A. 4.
B. 8.
C. 16.
D. 32.
Câu 11: Một tế bào của loài A đang tiến hành phân bào. Người ta quan sát thấy có 8 nhiễm sắc thể kép đang xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Bộ nhiễm sắc thể của loài A là
A. 2n = 4 hoặc 2n = 16.
B. 2n = 16 hoặc 2n = 24.
C. 2n = 8 hoặc 2n = 16.
D. 2n = 4 hoặc 2n = 8.
Câu 12: Nhân tố nào sau đây là nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quá trình giảm phân?
A. Nhiệt độ.
B. Hormone sinh dục.
C. Chất dinh dưỡng.
D. Căng thẳng thần kinh.
Câu 13: Ngựa có bộ nhiễm sắc thể 2n = 64 và lừa có bộ nhiễm sắc thể 2n = 62. Con lai giữa ngựa cái và lừa đực là con la. Con la sẽ có bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n = 62.
B. 2n = 64.
C. 2n = 63.
D. 2n = 126.
Câu 14: Bộ nhiễm sắc thể của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ
A. sự phối hợp của quá trình nguyên phân và giảm phân.
B. sự phối hợp của quá trình nguyên phân và thụ tinh.
C. sự phối hợp của quá trình giảm phân và thụ tinh.
D. sự phối hợp của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 15: Cho các vai trò sau:
(1) Làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể đa bào sinh trưởng và phát triển.
(2) Giúp cơ thể đa bào tái sinh những mô hoặc cơ quan bị tổn thương.
(3) Là cơ chế sinh sản của nhiều sinh vật đơn bào.
(4) Là cơ chế sinh sản của nhiều loài sinh sản vô tính.
Số vai trò của quá trình nguyên phân là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................