Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời Ôn tập Chương 3: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở tế bào (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 3: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở tế bào (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG III. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở TẾ BÀO (PHẦN 3)

Câu 1: Năng lượng trong tế bào tồn tại ở :

  1. Dạng điện năng, thế năng
  2. Dạng nhiệt năng, cơ năng
  3. Dạng động năng, thế năng
  4. Dạng hóa năng, điện năng

Câu 2: Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ hình thức vận chuyển nào sau đây?

  1. Vận chuyển có sự biến dạng của màng tế bào.
  2. Khuếch tán trực tiếp qua màng tế bào.
  3. Vận chuyển chủ động nhờ kênh aquaporin.
  4. Thẩm thấu qua màng nhờ kênh aquaporin.

Câu 3: Trường hợp nào sau đây có tốc độ phân giải hiếu khí mạnh nhất?

  1. Người đang ngủ.
  2. Người đang đi bộ.
  3. Người đang chạy.
  4. Người đang ngồi nghỉ ngơi.

 

Câu 4: Sự chuyển hóa năng lượng là

  1. sự tạo thành năng lượng ATP cung cấp cho tế bào.
  2. sự tạo thành nhiệt duy trì nhiệt độ cơ thể.
  3. sự hao phí năng lượng trong quá trình sống của tế bào.
  4. sự biến đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác.

 

Câu 5: Kết quả của quá trình lên men 1 phân tử glucose sẽ tạo ra :

  1. 2 phân tử ATP
  2. Duy nhất 1 phân tử ATP
  3. 3 phân tử ATP
  4. Sản phẩm được tạo ra không có phân tử ATP

 

 

Câu 6: Cho các phát biểu sau:

  1. Giúp các tế bào trao đổi thông tin qua lại với nhau
  2. Giúp các tế bào đáp ứng lại với các kích thích của môi trường ngoại bào
  3. Giúp các tế bào truyền đạt, sao chép thông tin di truyền
  4. Giúp các tế bào nhân lên, thay thế các tế bào bị thương, già chết

Có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của quá trình truyền tin tế bào ?

  1. 4
  2. 3
  3. C. 2
  4. 1

 

Câu 7: Giai đoạn oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs diễn ra ở?

  1. Bào tương
  2. Màng tế bào
  3. Chất nền ti thể
  4. D. Màng trong ti thể

 

Câu 8: Quá trình tổng hợp và quang tổng hợp diễn ra ở nhóm sinh vật nào?

  1. A. Một số vi khuẩn
  2. Động vật
  3. Nấm
  4. Thực vật

 

Câu 9: Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP?

  1. Sinh trưởng ở cây xanh
  2. Sự khuếch tán chất tan qua màng tế bào
  3. Sự co cơ ở động vật
  4. Sự vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất

 

Câu 10: Điều nào trong số này là bắt buộc đối với tất cả các phản ứng trao đổi chất?

  1. Sự tổng hợp các phân tử sinh học
  2. Sự có mặt của chất ức chế
  3. C. Sự có mặt của chất xúc tác
  4. Sự phân hủy các phân tử sinh học

 

Câu 11: Chất truyền tin là:

  1. Các chất hóa học làm nhiệm vụ truyền tin mà đích của chúng là các tế bào liền kề
  2. Các chất hóa học liên kết giữa các tế bào làm nhiệm vụ truyền tin mà đích của chúng là các tế bào liền kề
  3. Các chất hóa học làm nhiệm vụ mà đích của chúng là các tế bào liền kề và ở xa
  4. D. Các chất hóa học làm nhiệm vụ truyền tin mà đích của chúng là các tế bào liền kề và ở xa

 

Câu 12: Giai đoạn đường phân có sự tham gia của

  1. Lưu huỳnh
  2. Cacbon
  3. Cacbonic
  4. D. Oxygen

 

Câu 13: Quá trình quang khử ở vi khuẩn lưu huỳnh lục và tía không sử dụng nước làm nguồn cung cấp H+ và electron mà dung ?

  1. O2
  2. B. H2S, S, H2
  3. CO2
  4. NH2

 

Câu 14: Cây xanh có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng. Quá trình chuyển hóa năng lượng kèm theo quá trình này là

  1. Chuyển hóa từ hóa năng sang quang năng
  2. Chuyển hóa từ hóa năng sang nhiệt năng
  3. Chuyển hóa từ nhiệt năng sang quang năng
  4. D. Chuyển hóa từ quang năng sang hóa năng

 

Câu 15: Nồng độ chất tan trong môi trường ưu trương có đặc điểm gì ?

  1. Luôn ôn định
  2. Cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào
  3. Bằng nồng độ chất tan trong tế bào
  4. Thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào

 

Câu 16: Nếu quá trình phân huỷ ATP (thuỷ phân) bị ức chế, thì kiểu di chuyển nào sau đây qua màng tế bào cũng bị ức chế?

  1. A. Sự truyền đi của một chất tan so với gradien nồng độ của nó
  2. Sự di chuyển của oxy vào tế bào 
  3. Chuyển động của nước qua aquaporin
  4. Sự khuếch tán dễ dàng của một chất có thể thẩm thấu

 

Câu 17: Hoạt động của vi khuẩn oxi hóa nitrogen có ý nghĩa với quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật?

  1. Chuyển hóa thành dạng thực vật có thể hấp thụ được
  2. B. Chuyển hóa NH3 thành dạng thực vật có thể hấp thụ được
  3. Chuyển hóa NH4 thành dạng thực vật có thể hấp thụ được
  4. Chuyển hóa thành dạng thực vật có thể hấp thụ được

 

Câu 18: ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là

  1. Ađenôzin, đường deôxiribozơ, 3 nhóm photphat.
  2. B. Ađenin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.
  3. Ađenin, đường đeôxiribôzơ, 3 nhóm photphat.
  4. Ađenôzin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.

 

Câu 19: Câu nào không đúng về vận chuyển tích cực?

  1. A. Các phân tử được vận chuyển dọc theo gradient nồng độ của chúng
  2. Đây là một quá trình phụ thuộc năng lượng
  3. Bơm natri - kali cần vận chuyển tích cực
  4. ATP được sử dụng

 

Câu 20: Xác định: Điều nào không đúng về cấu tạo của màng sinh chất?

  1. Màng sinh chất là màng hai lớp lipid
  2. B. Các protein có trên bề mặt của màng sinh chất được gọi là protein tích phân
  3. Màng sinh chất được cấu tạo bởi lipid và protein
  4. Lipit có phần cuối kỵ nước và ưa nước được gọi là lipit lưỡng tính

 

Câu 21: Nhận định nào sau đây không đúng về sự lên men

  1. Là quá trình phân giải không hoàn toàn phân tử đường
  2. Không có chuỗi truyền electron
  3. Không có sự tham gia của Oxygen
  4. D. Không có giai đoạn đường phân

 

Câu 22: Tính chất của thực vật C4, nhưng không phải thực vật C3 là gì?

  1. Ban đầu cố định carbon dioxide trong tế bào trung mô dưới dạng hợp chất dài 3 carbon.
  2. Ban đầu cố định carbon dioxide trong tế bào vỏ bọc dưới dạng hợp chất dài 3 carbon.
  3. Ban đầu cố định carbon dioxide trong tế bào trung mô dưới dạng hợp chất dài 4 carbon.
  4. Ban đầu cố định carbon dioxide trong tế bào vỏ chồi dưới dạng hợp chất dài 4 carbon.

 

Câu 23: Toàn bộ năng lượng hóa học của một phân tử glucose được giải phóng trong quá trình hô hấp hiếu khí sẽ được chuyển sang liên kết hóa học dễ sử dụng hơn trong khoảng?

  1. 36-38 phân tử ATP
  2. 38-40 phân tử ATP
  3. C. 30-32 phân tử ATP
  4. 40-42 phân tử ATP

Câu 24: Ngâm tế bào thực vật vào môi trường A thấy có hiện tượng co chất nguyên sinh. Sau đó chuyển tế bào sang môi trường B thấy có hiện tượng phản co nguyên sinh. Xác định tên 2 môi trường A và B?

  1. A là môi trường nhược trương và B là môi trường ưu trương
  2. B. A là môi trường ưu trương và B là môi trường nhược trương
  3. A là môi trường đẳng trương và B là môi trường nhược trương
  4. A là môi trường nhược trường và B là môi trường đẳng trương

 

Câu 25: Khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng, nhận định nào dưới đây là chính xác ?

  1. Ở người già, quá trình đồng hoá luôn diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình dị hoá
  2. Chuyển hoá vật chất luôn đi kèm chuyển hoá năng lượng
  3. Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp và giải phóng năng lượng
  4. Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng xảy ra bên trong tế bào và dịch ngoại bào

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay