Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời bài 4: Thành phần hóa học của tế bào

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Thành phần hóa học của tế bào. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Người đầu tiên mô tả các tế bào sống là

A. Theodor Schwann.

B. Matthias Schleiden.

C. Antonie van Leeuwenhoek.

D. Robert Hooke.

Câu 2: Công trình nghiên cứu của nhà thực vật học Matthias Schleiden và nhà động vật học Theodor Schwann cho thấy

A. Cơ thể sống được cấu tạo từ các tế bào.

B. Vi khuẩn có cấu tạo gồm một tế bào.

C. Sự tương đồng của tế bào thực vật và tế bào động vật.

D. Cơ thể sống được cấu tạo từ các phân tử.

Câu 3: Nội dung của học thuyết tế bào do Schleiden và Schwann đưa ra là

A. Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào.

B. Mọi tế bào đều được cấu tạo từ các bào quan.

C. Tế bào động vật và thực vật có sự tương đồng.

D. Tế bào là đơn vị chức năng của sự sống.

Câu 4: Tác giả của học thuyết tế bào là

A. Robert Hooke và Schwann.

B. Schleiden và Schwann.

C. Antonie van Leeuwenhoek.

D. Robert Hooke và Leeuwenhoek.

Câu 5: Người đã báo cáo rằng tất cả các tế bào đều đến từ các tế bào đã tồn tại từ trước là

A. Rudolf Virchow.

B. Antonie van Leeuwenhoek.

C. Robert Hooke.

D. Schleiden và Schwann.

Câu 6: Học thuyết tế bào hiện gồm mấy nội dung cơ bản

A. 6.

B. 5.

C. 4.

D. 3.

Câu 7: Đâu không phải nội dung cơ bản của học thuyết tế bào

A. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

B. Các tế bào có thành phân hóa học tương tự nhau, có vật chết di truyền là DNA.

C. Tế bào là đơn vị chức năng của sự sống.

D. Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của các bào quan trong tế bào.

Câu 8: Đâu không phải nội dung cơ bản của học thuyết tế bào

A. Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.

B. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

C. Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.

D. Tế bào được hình thành một cách ngẫu nhiên.

Câu 9:  Nội dung nào sau đây đúng với học thuyết tế bào.

A. Tất cả các tế bào đều được cấu tạo từ các bào quan.

B. Hầu hết các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.     

C. Tế bào đầu tiên được hình thành một cách ngẫu nhiên.

D. Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.

Câu 10: Người đâu tiên quan sát thấy vi khuẩn là

A. Rudolf Virchow.

B. Antonie van Leeuwenhoek.

C. Robert Hooke.

D. Schleiden và Schwann.

Câu 11: Biết hai chỗ trống thiếu cùng một từ, điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ ..…….., các hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra trong ……….”

A. Tế bào.

B. Phân tử.

C. Cơ quan.

D. Bào quan.

Câu 12: Đối với sinh vật đa bào, các hoạt động sống của cơ thể là

A. Sự phối hợp hoạt động của các tế bào khác nhau.

B. Sự phối hợp hoạt động của các bào quan khác nhau.

C. Sự phối hợp hoạt động của các mô khác nhau.

D. Sự phối hợp hoạt động của các cơ thể khác nhau.

Câu 13: Đối với sinh vật đơn bào, các hoạt động sống của cơ thể là

A. Sự phối hợp hoạt động của các tế bào khác nhau.

B. Sự phối hợp hoạt động của các mô khác nhau.

C. Các hoạt động sống của một tế bào.

D. Sự phối hợp hoạt động của các cơ thể khác nhau.

Câu 14: Học thuyết tế bào lần đầu được đưa ra vào năm

A. 1665.

B. 1674.

C. 1749.

D. 1839.

Câu 15: Đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của sinh vật sống là

A. Bào quan.

B. Phân tử.

C. Cơ thể.

D. Tế bào.

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

Câu 1: Đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của sự sống là

A. Phân tử.

B. Tế bào.

C. Nguyên tử.

D. Bào quan.

Câu 2: Đối tượng quan sát khi nghiên cứu tế bào của Robert Hooke là

A. Tế bào động vật.

B. Tế bào thực vật.

C. Tổ ong.

D. Vỏ bần của cây sồi.

Câu 3: Các khoang rỗ nhỏ cấu tạo nên vỏ bẩn của cây sồi mà Robert Hooke phát hiện được ra được là

A. Bào quan.

B. Khoang nhỏ.

C. Tế bào.

D. Mô.

Câu 4: Đối tượng quan sát khi nghiên cứu tế bào của Leeuwenhoek là

A. Vỏ bần của cây sồi.

B. Nguyên sinh vật.

C. Tế bào thực vật.

D. Tế bào động vật.

Câu 5: Đối tượng quan sát khi nghiên cứu tế bào của Matthias Schleiden là

A. Vỏ bần của cây sồi.

B. Tế bào động vật.

C. Tổ ong.

D. Tế bào thực vật.

Câu 6: Đối với sinh vật đơn bào, chọn đáp án đúng

A. Sinh vật đơn bào không có các cơ quan nên không thể thực hiện hết các chức năng của một cơ thể.

B. Các sinh vật đơn bào đều được cấu tạo từ một tế bào.

C. Ví dụ về sinh vật đơn bào là giun đất, bọ hung,…

D. Sinh vật đơn bào sinh sản hữu tính.

Câu 7: Đối với sinh vật đa bào, chọn đáp án không đúng

A. Các sinh vật đơn bào đều được cấu tạo từ nhiều tế bào.

B. Ví dụ về sinh vật đa bào: chó, mèo, cây thông,…

C. Sinh vật đa bào có thể sinh sản hữu tính hoặc vô tính.

D. Các hoạt động sống của cơ thể là sự phối hợp hoạt động của các bào quan.

Câu 8: Đối tượng quan sát khi nghiên cứu tế bào của Theodor Schwann là

A. Vỏ bần của cây sồi.

B. Nguyên sinh vật.

C. Tế bào động vật.

D. Tế bào thực vật.

Câu 9: Tại sao sự ra đời của học thuyết tế bào đã đánh dấu cột mốc lịch sử cho sự phát triển của lĩnh vực tế bào học

A. Vì lĩnh vực này chú trọng đến mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào,sự sinh trưởng và phát sinh hình thái ở mức tế bào.

B. Vì lĩnh vực này chú trọng đến mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào,sự sinh trưởng và phát sinh hình thái ở cấp độ dưới tế bào.

C. Vì lĩnh vực này chú trọng đến mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào,sự sinh trưởng và phát sinh hình thái ở cấp độ trên tế bào.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 10: Năm 1665, đã xảy ra sự kiện nào dưới đây

A. Robert Hooke đã sử dụng kính hiển vi quang học do ông tự phát minh để quan sát các lát mỏng từ vỏ bần của cây sồi, kết quả quan sát thấy vỏ bần được cấu tạo bởi các khoang rỗng nhỏ.

B. Leeuwenhoek trở thành một trong những người đầu tiên mô tả các tế bào sống khi ông quan sát thấy nhiều loài nguyên sinh vật bơi trong một giọt nước ao.

C. Leeuwenhoek là người đầu tiên quan sát thấy vi khuẩn.

D. Matthias Schleiden đề xuất ý tưởng thực vật được cấu tạo từ tế bào.

Câu 11: Năm 1838, đã xảy ra sự kiện nào dưới đây

A. Leeuwenhoek là người đầu tiên quan sát thấy vi khuẩn.

B. Matthias Schleiden đề xuất ý tưởng thực vật được cấu tạo từ tế bào.

C. Schwann kết luận rằng tất cả các loài động vật đều cấu tạo từ các tế bào.

D. Robert Hooke đã sử dụng kính hiển vi quang học do ông tự phát minh để quan sát các lát mỏng từ vỏ bần của cây sồi.

Câu 12: Năm 1674, đã xảy ra sự kiện nào dưới đây

A. Cả B và C đều đúng.

B. Leeuwenhoek trở thành một trong những người đầu tiên mô tả các tế bào sống khi ông quan sát thấy nhiều loài nguyên sinh vật bơi trong một giọt nước ao.

C. Leeuwenhoek là người đầu tiên quan sát thấy vi khuẩn.

D. Schwann kết luận rằng tất cả các loài động vật đều cấu tạo từ các tế bào.

Câu 13: Năm 1839, đã xảy ra sự kiện nào dưới đây

A. Leeuwenhoek là người đầu tiên quan sát thấy vi khuẩn.

B. Schwann kết luận rằng tất cả các loài động vật đều cấu tạo từ các tế bào và các sản phẩm của tế bào.

C. Rudolf Virchow đã báo cáo rằng tất cả các tế bào đến từ các tế bào có trước.

D. Robert Hooke đã sử dụng kính hiển vi quang học do ông tự phát minh để quan sát các lát mỏng từ vỏ bần của cây sồi.

Câu 14: Năm 1839, đã xảy ra sự kiện nào dưới đây

A. Robert Hooke đã sử dụng kính hiển vi quang học do ông tự phát minh để quan sát các lát mỏng từ vỏ bần của cây sồi.

B. Schwann kết luận rằng tất cả các loài động vật đều cấu tạo từ các tế bào và các sản phẩm của tế bào.

C. Leeuwenhoek trở thành một trong những người đầu tiên mô tả các tế bào sống khi ông quan sát thấy nhiều loài nguyên sinh vật bơi trong một giọt nước ao.D. Rudolf Virchow đã báo cáo rằng tất cả các tế bào đến từ các tế bào có trước.

Câu 15: Phát biểu nào dưới đây không đúng

A. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

B. Tế bào là đơn vị cấu trúc, chức năng cơ bản của cơ thể sống.

C. Các tế bào khác nhau có thành phần hóa học khác nhau rất nhiều, do cấu tạo và chức năng khác nhau.

D. Tất cả các tế bào đều được sinh ra từ một tế bào ban đầu.

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Hãy hoàn thành sơ đồ sau đây về các đặc tính của sự sống

A. Trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, biệt hóa, truyền thông tin giữa các tế bào.

B. Trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, biệt hóa, cấu tạo từ các tế bào.

C. Trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, truyền thông tin giữa các tế bào.

D. Trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, sinh dưỡng, cấu tạo từ các tế bào.

Câu 2: Trên cơ sở nào mà Schleiden và Schwann có thể đưa ra kết luận " Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào "

A. Trên cơ sở học thuyết tế bào.

B. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Leeuwenhoek.

C. Trên cơ sở kết quả công trình nghiên cứu của mình, Schleiden và Schwann thấy được sự tương đồng về cấu tạo của tế bào thực vật và tế bào động vật.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa gì đối với nghiên cứu sinh học

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều sai. 

B. Học thuyết tế bào mở ra một lĩnh vực sinh học mới tế bào học.

C. Học thuyết tế bào cho thấy đơn vị cơ sở của sự sống là tế bào.

D. Học thuyết tế bào cho thấy tính thống nhất trong đa dạng của sinh giới, rằng tất cả các sinh vật hiện tại đều được tạo ra từ một tế bào đầu tiên.

Câu 4: Điểm khác nhau giữa một sinh vật đơn bào và một tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào.

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều sai.

B. Kích thước của một sinh vật đơn bào lớn hơn một tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào.  

C. Ở sinh vật đơn bào, sự trao đổi chất với môi trường và sinh sản được thực hiện ở một tế bào, còn ở các sinh vật đa bào, có nhiều tế bào hơn để cùng thực hiện những chức năng đó.

D. Ở sinh vật đơn bào, sự trao đổi chất với môi trường và sinh sản được thực hiện ở một tế bào, còn ở các sinh vật đa bào, các tế bào được biệt hóa để thực hiện các chức năng khác nhau.

Câu 5:  Trùng roi xanh là

A. Vi rút.

B. Động vật đơn bào.

C. Động vật đa bào.

D. Sán.

Câu 6: Phương pháp có thể dùng để nghiên cứu cấu tạo của trùng roi xanh

A. Phương pháp quan sát.

B. Phương pháp làm trong phòng thí nghiệm.

C. Phương pháp trải nghiệm thực địa.

D. Phương pháp thực nghiệm khoa học.

Câu 7: Trùng roi xanh có khả năng quang hợp không, vì sao

A. Không. Vì chỉ có thực vật mới có khả năng quang hợp, trùng roi xanh là động vật.

B. Có. Vì trùng roi xanh là thực vật nên có khả năng quang hợp.

C. Có. Vì trong tế bào của trùng roi xanh có diệp lục.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 8: Để biết trùng roi xanh có khả năng quang hợp hay không, chúng ta dùng phương pháp nghiên cứu

A. Phương pháp thực nghiệm khoa học.

B. Phương pháp làm trong phòng thí nghiệm.

C. Phương pháp trải nghiệm thực địa.

D. Phương pháp quan sát.

Câu 9: Cho biết chức năng của tế bào thần kinh

A. Lọc các chất trong máu.

B. Tham gia vào sự vận động của cơ thể, sự co bóp của ống tiêu hóa.

C. Điều khiển hoạt động của các tế bào khác trong cơ thể.

D. Dẫn truyền, xử lí xung thần kinh.

Câu 10: Cho biết chức năng của tế bào cơ tim

A. Tham gia vào sự co bóp của tim.

B. Tham gia vào sự vận động của cơ thể, sự co bóp của ống tiêu hóa.

C. Tiết dịch tiêu hóa.

D. Vận chuyển O2 và CO2 trong cơ thể.

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Ý kiến “Một số tế bào được hình thành ngẫu nhiên từ các chất vô cơ và hữu cơ. Sau đó, các tế bào này sinh ra các tế bào mới.” đúng hay sai, vì sao

A. Đúng. Vì tế bào hoàn toàn có thể tạo nên từ sự kết hợp ngẫu nhiên các chất vô cơ và hữu cơ.

B. Sai. Vì theo học thuyết tế bào tất cả các tế bào đều được sinh ra từ tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.

C. Sai. Vì những tế bào tạo ra từ sự kết hợp ngẫu nhiên các chất vô cơ và hữu cơ không có khả năng sinh sản.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 2: Hình dưới mô tả quá trình gì của tế bào

A. Sinh sản.  

B. Biệt hóa.

C. Nhân đôi.

D. Dẫn truyền xung thần kinh.

Câu 3: Biệt hóa là gì

A. Biệt hóa là hiện tượng một tế bào sinh ra nhiều loại tế bào khác nhau.

B. Biệt hóa là hiện tượng tế bào sau khi nhân đôi không giống tế bào ban đầu.

C. Biệt hóa là hiện tượng các tế bào sinh ra có cấu trúc và chức năng không giống tế bào đã sinh ra nó, tức là xuất hiện một loại tế bào mới.

D. Biệt hóa là hiện tượng các tế bào sau khi giảm phân có cấu trúc và chức năng không giống tế bào đã sinh ra nó.

Câu 4: Con người có thể ứng dụng quá trình biệt hóa vào đời sống như thế nào

A. Nuôi cấy tế bào gốc trong nhiều môi trường khác nhau để tạo ra thêm nhiều loại tế bào mới.

B. Nuôi cấy tế bào gốc để nghiên cứu về cách thức hoạt động của chúng.

C. Nuôi cấy tế bào gốc để tạo ra một cơ thể mới hoàn chỉnh.

D. Nuôi cấy tế bào gốc để tái tạo các cơ quan phục vụ cho y học.

Câu 5: Ở sinh vật đa bào, hoạt động sống của cơ thể là sự phối hợp của các tế bào cấu tạo nên cơ thể. Sử dụng lập luận nào dưới đây để chứng minh ý kiến này đúng

A. Trong cơ thể sinh vật đa bào, từ tế bào gốc phôi, quá trình biệt hoá tạo ra nhiều tế bào thực hiện các chức năng khác nhau.

B. Trong cơ thể, các cơ quan phối hợp với nhau để thực hiện các hoạt động giúp cơ thể duy trì sự sống. Các cơ quan lại được cấu tạo từ mô, các mô lại được cấu tạo từ các tế bào.

C. Cả A và B.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay