Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (15câu)

Câu 1: Có khoảng bao nhiêu nguyên tố được biết là có vai trò quan trọng đối với sự sống

A. 81.

B. 40.

C. 25.

D. 8.

Câu 2: Trong tế bào, các nguyên tố C, H, O, N chiếm tỉ lệ

A. 28,4%.

B. 43,9%.

C. 96,3%.

D. 82,1%.

Câu 3: Dựa vào tỉ lệ có trong cơ thể, các nguyên tố hóa học được chia thành bao nhiêu loại

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 4: Dựa vào tỉ lệ có trong cơ thể, các nguyên tố hóa học được chia thành

A. Nguyên tố phổ biến và nguyên tố hiếm.

B. Nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.

C. Nguyên tố nhiều và nguyên tố ít.

D. Nguyên tố cần thiết và nguyên tố phụ.

Câu 5: Trong cơ thể, mỗi nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ

A. Nhỏ hơn 0,01%.

B. Nhỏ hơn 0,02%.

C. Nhỏ hơn 0,03%.

D. Nhỏ hơn 0,04%.

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng

A. Nguyên tử carbon có 4 electron ở lớp ngoài cùng.

B. Nguyên tử carbon có hóa trị bốn hoặc sáu.

C. Nguyên tử carbon có thể liên kết với các nguyên tử khác (C, H, O, N, P, S).

D. Carbon có thể hình thành các mạch carbon với cấu trúc khác nhau, là cơ sở hình thành vô số hợp chất hữu cơ.

Câu 7: Nguyên tố đa lượng trong cơ thể tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như

A. Nucleic acid, protein, polime, lipid.

B. Nucleic acid, protein, carbonhydrate, lipid, ancol.

C. Nucleic acid, protein, carbonhydrate, lipid.

D. Nucleic acid, ancol, carbonhydrate, lipid.

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây đúng nhất

A. Nguyên tố đa lượng trong cơ thể tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ.

B. Nguyên tố đa lượng góp phần xây dựng nên cấu trúc tế bào và cơ thể sinh vật.

C. Một số nguyên tố đa lượng là thành phần của các hợp chất hữu cơ tham gia các hoạt động sống của tế bào.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9:  Nguyên tố vi lượng chủ yếu cấu thành lên các

A. Enzyme.

B. Hormone.

C. Vitamin.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Các nguyên tố hóa học chính trong tế bào gồm

A. C, H, O, N, P.

B. C, H, O, N, P, S.

C. C, H, O, N.

D. C, H, O, N, P, S, I.

Câu 11: Phân tử nước được cấu tạo từ

A. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen.

B. Một nguyên tử hydrogen liên kết với hai nguyên tử oxygen.

C. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử nitrogen.

D. Một nguyên tử nitrogen liên kết với hai nguyên tử oxygen.

Câu 12: Thành phần cấu tạo chủ yếu của mọi cơ thể sống là

A. Nước.

B. Oxygen.

C. Carbon.

D. Muối.

Câu 13: Vai trò sinh học của nước đối với cơ thể

A. Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa.

B. Vận chuyển oxygen đi khắp cơ thể.

C. Đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể.

D. Tích trữ lớp mỡ.

Câu 14: Vai trò sinh học của nước đối với cơ thể

A. Là thành phần cấu tạo nên tế bào.

B. Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết.

C. Là môi trường của các phản ứng sinh hóa.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Trong nước có liên kết

A. Liên kết cho – nhận.  

B. Liên kết mạng tinh thể.

C. Liên kết ion.

D. Liên kết cộng hóa trị.

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

Câu 1: Nguyên tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trọng với sự sống

A. Hydrogen.

B. Carbon.

C. Nước.

D. Oxygen.

Câu 2: Khi tìm kiếm sự sống ngoài trái đất, trước tiên các nhà khoa học sẽ tìm kiếm yếu tố nào sau đây

A. Hydrogen.

B. Carbon.

C. Oxygen.

D. Nước

Câu 3: Khi nói về vai trò sinh học của nước đối với tế bào, có bao nhiêu phát biểu  nào sau đây là đúng

(1) Môi trường khuếch tán và hòa tan các chất.

(2) Cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể.

(3) Nguyên liệu tham gia phản ứng hóa sinh.

(4) Thành phần chủ yếu tạo nên tế bào.

(5) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 4: Nguyên tố đa lượng là

A. Fe.

B. Ca.

C. I.

D. Cu.

Câu 5: Nguyên tố vi lượng là

A. P.

B. K.

C. Mg.

D. Zn.

Câu 6: Tại sao các nguyên tố vi lượng chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng không thể thiếu

A. Các nguyên tố vi lượng là thành phần quan trọng cấu tạo nên tế bào.

B. Các nguyên tố vi lượng là thành phần cấu tạo nên hầu hết các enzyme, hoạt hóa enzyme, và nhiều hợp chất hữu cơ tham gia vào các hoạt động sống của cơ thể.

C. Các nguyên tố vi lượng là chất xúc tác của nhiều phản ứng sinh hóa

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Xét cấu tạo phân tử nước. Chọn đáp án đúng

A. Đầu oxygen mang điện tích âm và đầu hydrogen mang điện tích dương.

B. Trong phân tử có liên kết cộng hóa trị.

C. Cặp electron dùng chung có xu hướng lệch về phía oxygen.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 8: Tại sao nước có thể làm dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết

A. Nước tinh khiết nên làm dung môi hòa tan những chất phân cực như muối, axit, bazo,…

B. Nước có độ âm điện cao nên làm dung môi hòa tan những chất phân cực như muối, axit, bazo,…

C. Nước có tính phân cực nên làm dung môi hòa tan những chất phân cực như muối, axit, bazo,…

D. Nước có lực hút mạnh nên làm dung môi hòa tan những chất phân cực như muối, axit, bazo,…

Câu 9: Tại sao nước có vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng và ổn đinh nhiệt độ của tế bào và cơ thể

A. Vì nước có thể hấp thụ nhiệt từ không khí khi quá nóng hoặc thải nhiệt dự trữ khi quá lạnh, nhờ đó mà nước tham gia điều hoà nhiệt độ môi trường và cơ thể sinh vật.

B. Vì nước chiếm phần lớn thể tích cơ thể.

C. Vì phân tử nước phân cực.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 10:  Tại sao khi bón phân cho cây trồng phải kết hợp với việc tưới nước

A. Vì cây không hấp thu chất dinh dưỡng trực tiếp dưới dạng phân tử mà là dưới dạng ion. Nước là dung môi hòa tan phân bón từ dạng phân tử thành dạng ion để cây dễ hấp thu hơn.

B. Để nước hấp thu cả chất dinh dưỡng lẫn nước. Như vậy mới đầy đủ các chất.

C. Để đất ẩm hơn. Như vậy việc hấp thụ các chất dinh dưỡng sẽ dễ dàng hơn.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 11: Tại sao phần lớn các loại thuốc chữa bệnh thường được sản xuất dưới dạng muối

A. Để có vị dễ chịu, dễ uống hơn.

B. Để dễ bào quản và khi thuốc vào cơ thể người sẽ tan ngay ra thành ion.

C. Vì acid hay bazo không thể làm thuốc được.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 12: Tại sao khi để rau củ trong ngăn đá tử lạnh sau đó lấy ra ngoài thì sẽ hỏng rất nhanh

A. Vì khi để vào ngăn đá thì nước của lá rau bị đóng băng. Liên kết hiđrô của nước đóng băng luôn bền vững, thể tích tế bào tăng. Cấu trúc tế bào bị phá vỡ, nên khi để ra ngoài môi trường thì tế bào lá rau nhanh bị hỏng.

B. Vì khi để vào ngăn đá rau sẽ bị héo, khi lấy ra ngoài sẽ dễ bị hỏng.

C. Vì trong ntur lạnh có chất bảo quản còn bên ngoài thì không.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 13: Tính phân cực của nước là do

A. Nguyên tố oxygen có khối lượng năng hơn nên cặp electron dùng chung có xu hướng lệch về phía oxygen. Do đó đầu oxygen sẽ mang điện tích âm, còn đầu hydrogen sẽ mang điện tích dương.

B. Nguyên tố oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nên cặp electron dùng chung có xu hướng lệch về phía oxygen. Do đó đầu oxygen sẽ mang điện tích âm, còn đầu hydrogen sẽ mang điện tích dương.

C. Nguyên tố oxygen có hóa trị cao hơn nên cặp electron dùng chung có xu hướng lệch về phía oxygen. Do đó đầu oxygen sẽ mang điện tích âm, còn đầu hydrogen sẽ mang điện tích dương.

D. Nguyên tố oxygen có điện tích lớn hơn nên cặp electron dùng chung có xu hướng lệch về phía oxygen. Do đó đầu oxygen sẽ mang điện tích âm, còn đầu hydrogen sẽ mang điện tích dương.

Câu 14: Khi cơ thể ta vận động và nóng lên thì cơ thể sẽ thoát hơi nước dưới dạng mồ hôi. Mồi hôi sẽ mang theo nhiệt lượng ra bên ngoài cơ thể. Đây là vai trò gì của nước

A. Nước là chất xúc tác của nhiều phản ứng sinh hóa.

B. Nước là môi trường xảy ra nhiều phản ứng sinh hóa.

C. Nước có thể làm dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết.

D. Nước có vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng và ổn đinh nhiệt độ của tế bào và cơ thể

Câu 15: Liên kết hydrogen

A. Xảy ra giữa nước với tất cả các phân tử.

B. Chỉ xảy ra giữa nước với các phân tử không phân cực.

C. Chỉ xảy ra giữa nước với các phân tử phân cực.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Khi nói về vai trò của các nguyên tố hoá học, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng

(1)  Các nguyên tố vi lượng là thành phần cấu tạo nên các đại phân tử như protein, lipid,...

(2)  Mg là nguyên tố tham gia cấu tạo nên diệp lục tố.

(3)  Các nguyên tố vi lượng có vai trò chủ yếu là hoạt hoá các enzyme.

(4)  Sinh vật chỉ có thể lấy các nguyên tố khoáng từ các nguồn dinh dưỡng.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 2: Cấu trúc của nguyên tử carbon có đặc điểm gì giúp nó trở thành nguyên tố có vai trò quan trọng trong tế bào

A. Nguyên tố carbon có nguyên tử khối là 12 amu.

B. Nguyên tố carbon có 6 proton trong hạt nhân.

C. Nguyên tố carbon có 4 electron ở lớp ngoài cùng (hóa trị IV).

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Mg có vai trò như thế nào với thực vật

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều sai. 

B. Mg là nguyên tố cần thiết cho quá trình hô hấp.

C. Mg là nguyên tố cấu tạo nên phấn hoa.

D. Mg là nguyên tố cấu tạo nên chất diệp lục.

Câu 4: Thiếu Mg sẽ ảnh hưởng thế nào đến thực vật

A. Chậm quá trình ra hoa.

B. Cây thường bị vàng lá.

C. Xuất hiện các mô hoại tử thường từ các lá phía dưới, lá trưởng thành lên lá non.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Thiết sắt sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể người

A. Thiếu sắt dẫn đến loãng xương.

B. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.

C. Thiếu sắt dẫn đến chậm phát triển chiều cao.

D. Thiết sắt dẫn đến tăng cân.

Câu 6: Thiết iodine sẽ khiến người bị mắc bệnh

A. Bướu cổ.

B. Ho lao.

C. Quáng gà.

D. Cận thị.

Câu 7: Thiết iodine sẽ khiến người bị mắc bệnh

A. Còi xương.

B. Loãng xương.

C. Cả A và B.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 8:

A. Nước là chất xúc tác của nhiều phản ứng sinh hóa.

B. Nước là môi trường xảy ra nhiều phản ứng sinh hóa.

C. Nước có thể làm dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết.

D. Nước có vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng và ổn đinh nhiệt độ của tế bào và cơ thể

Câu 9: Cho biết chức năng của đồng

A. Cần thiết cho quá trình tổng hợp axit béo.

B. Thúc đẩy quá trình sản xuất năng lượng từ thực phẩm.

C. Cần thiết cho sản xuất năng lượng, chức năng tế bào và chuyển hóa chất béo.

D. Cần thiết cho sự hình thành mô liên kết, cũng như chức năng não và hệ thần kinh ổn định.

Câu 10: Cho biết chức năng của fluoride

A. Đóng vai trò cho sự phát triển của xương và răng.

B. Thúc đẩy chức năng miễn dịch, hỗ trợ hấp thụ canxi và phát triển xương.

C. Đóng vai trò trong thị lực và chức năng cơ quan cơ thể.

D. Cần thiết cho quá trình đông máu và phát triển xương thích hợp.

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

 

Câu 1:Tại sao ở một số vùng, để các cây ăn trái sinh trưởng và phát triển tốt, người ta thường đóng một số cây đinh (sắt, kẽm) vào thân cây

A. Vì sắt, kẽm là các nguyên tố đa lượng; cần cung cấp một thường xuyên để các hoạt động sống của cây diễn ra bình thường.

B. Vì sắt, kẽm là các nguyên tố vi lượng; cần cung cấp một lượng nhỏ và thường xuyên để các hoạt động sống của cây diễn ra bình thường.

C. Vì sắt, kẽm là các nguyên tố đa lượng; cần cung cấp một lượng lớn và thường xuyên để các hoạt động sống của cây diễn ra bình thường.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 2:Chọn đáp án đúng nhất. Một nhà dinh dưỡng học đưa ra lời khuyên rằng: “ Nên thường xuyên thay đổi các món ăn khác nhau và trong một bữa nên ăn nhiều món”. Lời khuyên này nhằm mục đích gì

A. Thường xuyên thay đổi các món ăn khác nhau và trong một bữa ăn nhiều món sẽ khiến bữa ăn phong phú và ngon miệng hơn.

B. Thường xuyên thay đổi các món ăn khác nhau và trong một bữa ăn nhiều món sẽ cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nguyên tố khoáng và các chất dinh dưỡng thiết yếu.

C. Thường xuyên thay đổi các món ăn khác nhau và trong một bữa ăn nhiều món sẽ no hơn.

D. Thường xuyên thay đổi các món ăn khác nhau và trong một bữa ăn nhiều món sẽ cung cấp nhiều năng lượng hơn.

Câu 3:Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sữa khác nhau giúp tăng chiều cao cho trẻ em hoặc giảm nguy cơ loãng xương cho người trung niên. Các loại sữa này có chứa các thành phần khác nhau tuỳ theo nhà sản xuất nhưng chúng đều có chứa calcium. Tại sao các loại sữa này đều chứa calcium

A. Calcium là thành phần cấu tạo chủ yếu của xương. Ở trẻ em, uống sữa để cung cấp thêm lượng calcium cho sự phát triển của xương giúp trẻ tăng chiều cao.

B. Calcium là thành phần cấu tạo chủ yếu của xương. Ở người trung niên, do calcium trong xương bị suy giảm nên cơ thể bị thiếu hụt một lượng calcium lớn gây loãng xương, uống sữa giúp tăng lượng calcium giúp người trung niên tránh được bệnh loãng xương.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 4: Để phòng chống bệnh bướu cổ, người ta thường trộn iodine vào muối ăn với hàm lượng thích hợp. Tại sao người ta lại trộn iodine vào muối mà không trộn vào gạo

A. lodine là nguyên tố vi lượng, cơ thể chỉ cần với một lượng rất ít nên trộn vào muối sẽ hợp lí hơn trộn vào gạo do mỗi ngày chúng ta sẽ ăn nhiều cơm hơn muối.

B. Nếu trộn iodine dưới dạng I2 thì I2 sẽ thăng hoa ở nhiệt độ thường tạo mùi khó chịu và gây độc.

C. Nếu trộn iodine dưới dạng KI thì khi nấu cơm,dưới tác dụng của nhiệt độ, iodine tác dụng với tinh bột tạo chất có màu xanh gây hư hỏng cơm, không ăn được.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Khi bị tiêu chảy kéo dài do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi. Khi đó, chúng ta cần phải cung cấp thật nhiều nước và chất điện giải. Việc cung cấp nước và chất điện giải có vai trò

A. Cung cấp thật nhiều nước và các chất điện giải để đi vệ sinh dễ dàng hơn.

B. Cung cấp thật nhiều nước và các chất điện giải để no và hạn chế ăn các loại thực phẩm

C. Cung cấp thật nhiều nước và các chất điện giải để bù lại lượng nước và chất khoáng bị thiếu hụt do bị tiêu chảy kéo dài.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay