Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (15câu)

Câu 1: Đâu không phải phương pháp cơ bản để nghiên cứu môn Sinh học

A. Quan sát.

B. Làm việc trong phòng thí nghiệm.  

C. Trải nghiệm thực địa.

D. Thực nghiệm khoa học.

Câu 2: Nghiên cứu khoa học là

A. Một quá trình chứng minh các giả thuyết.

B. Một quá trình tìm hiểu những tri thức mới.

C. Một quá trình thu thập và xử lí thông tin.

D. Một quá trình thực nghiệm để làm rõ các lý thuyết.

Câu 3: Phương pháp quan sát là

A. Phương pháp sử dụng tri giác để thu thập thông tin về đối tượng được quan sát.

B. Phương pháp sử dụng thị giác để thu thập thông tin về đối tượng được quan sát.

C. Phương pháp sử dụng thị giác để thu thập thông tin về đối tượng được quan sát và đưa ra kết luận.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 4: Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm (các kĩ thuật trong phòng thí nghiệm) là

A. Phương pháp sử dụng các dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm để thực hiện các thí nghiệm khoa học.

B. Phương pháp sử dụng các dụng cụ, hóa chất, quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm để thực hiện các thí nghiệm khoa học.

C. Phương pháp sử dụng các thiết bị trong phòng thí nghiệm để thực hiện các thí nghiệm khoa học.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 5: Phương pháp thực nghiệm khoa học là

A. Là phương pháp chủ động tác động vào đối tượng nghiên cứu và những hoạt động của đối tượng đó nhằm kiểm soát sự phát triển của chúng một cách có chủ đích.

B. Là phương pháp tác động vào đối tượng nghiên cứu và những hoạt động của đối tượng đó nhằm kiểm soát sự phát triển của chúng.

C. Phương pháp sử dụng các dụng cụ, hóa chất, quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm để thực hiện các thí nghiệm khoa học.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 6: Cho nhóm gồm kính hiển vi quang học, gương, micropipette, máy li tâm, mô hình, tranh ảnh, kính, dụng cụ thí nghiệm, bút. Số vật liệu và thiết bị nghiên cứu môn sinh học là

A. 7.

B. 6.

C. 5.

D. 4.

Câu 7: Sắp xếp đúng tiến trình nghiên cứu sinh học

(1)  Điều tra, khảo sát thực địa.

(2)  Xây dựng giả thiết.

(3)  Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.

(4)  Thiết kế và tiến hành thí nghiệm.

(5)  Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

A. (4), (5), (3), (2), (1).

B. (5), (3), (4), (2), (1).

C. (5), (2), (4), (1), (3).

D. (3), (2), (5), (1), (4).

Câu 8: Sau khi điều tra, khảo sát thực địa hay các thí nghiệm, nếu bác bỏ giả thiết, người tiến hành nghiên cứu cần quay lại từ bước

A. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

B. Thiết kế và tiến hành thí nghiệm.

C. Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.

D. Xây dựng giả thiết.

Câu 9:  Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

"Tin sinh học là một ngành khoa học tìm kiếm, phát hiện và (1)…….. quy luật vận động của (2)……… trên cơ sở phân tích (3)……… thông qua các công cụ quản lí” xử lí dữ liệu trên máy tính và mạng Internet."

A. (1) chứng minh; (2) thế giới tự nhiên; (3) dữ liệu sinh học.     

B. (1) chứng minh; (2) thế giới sống; (3) kết quả quan sát.     

C. (1) mô phỏng; (2) thế giới tự nhiên; (3) kết quả quan sát.     

D. (1) mô phỏng; (2) thế giới sống; (3) dữ liệu sinh học.     

Câu 10: Đâu không phải là ứng dụng của tin sinh học

A. Dò tìm và phát hiện đột biến gây ra các bệnh di truyền để từ đó phát hiện và điều trị sớm.

B. Tạo ra giống cây trồng siêu sản lượng, chống chịu được nhiều bệnh tật và chống thuốc trừ sâu.

C. So sánh hệ gene (hay DNA), trình tự của protein nhằm xác định quan hệ huyết thống, xác nhận quan hệ họ hàng giữa các loài.

D. Xây dựng ngân hàng gene giúp lưu trữ cơ sở dữ liệu trình tự gene để tìm kiếm những gene quy định các tính trạng mong muốn.

Câu 11: Đâu không phải là ngân hàng dữ liệu phổ biến được sử dụng trong tin sinh học

A. MySQL.

B. EMBL.

C. SCOP.

D. PDB.

Câu 12: Tiến trình nghiên cứu sinh học có bao nhiêu bước

A. 5.

B. 3.

C. 6.

D. 4.

Câu 13: Sắp xếp trình tự các bước để thực hiện phương pháp thực nghiệm khoa học

(1)  Xử lí các dữ liệu thu thập được và báo cáo kết quả thực nghiệm.

(2)  Chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm, thiết kế mô hình thực nghiệm phù hợp với mục đích thí nghiệm.

(3)  Tiến hành thực nghiệm và thu thập các dữ liệu.

A. (1), (3), (2).

B. (2), (1), (3).

C. (2), (3), (1).

D. (1), (2), (3).

Câu 14: Sắp xếp trình tự các bước để thực hiện phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm

(1)  Tiến hành các thí nghiệm theo đúng quy trình và thu thập dữ liệu từ kết quả thí nghiệm.

(2)  Báo cáo kết quả thí nghiệm.

(3)  Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, hóa chất và mẫu vật để làm thí nghiệm.

(4)  Vệ sinh dụng cụ, phòng thí nghiệm.

A. (4), (3), (2), (1).

B. (4), (3), (1), (2).

C. (3), (1), (4), (2).

D. (3), (1), (2), (4).

Câu 15: Sắp xếp trình tự các bước để thực hiện phương pháp quan sát

(1)   Xác định công cụ quan sát.

(2)   Thu thập, ghi chép và xử lí các dữ liệu quan sát được.

(3)   Xác định đối tượng và phạm vi quan sát.

A. (1), (3), (2).

B. (2), (3), (1).

C. (1), (2), (3).

D. (3), (1), (2).

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

Câu 1: Đối tượng quan sát của nghiên cứu sinh học có thể là

A. Chiếc thước kẻ.

B. Một con mèo rừng.

C. Một đám mây.

D. Một vì sao.

Câu 2: Để xác định công cụ quan sát, chúng ta cần quan tâm đến

A. Vị trí địa lý, đặc điểm của đối tượng quan sát.

B. Thời điểm qua sát, đặc điểm của đối tượng quan sát.

C. Phạm vi quan sát, thời gian quan sát.

D. Phạm vi quan sát, đặc điểm của đối tượng quan sát.

Câu 3: Tại sao chúng ta cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau khi nghiên cứu và học tập môn sinh học

A. Để quá trình nghiên cứu đa dạng và tăng độ chân thực của nghiên cứu.

B. Vì đối tượng nghiên cứu của môn sinh học khá là rộng, áp dụng nhiều phương pháp sẽ khiến quá trình nghiên cứu thú vị hơn, không bị tẻ nhạt.

C. Vì đối tượng nghiên cứu của môn sinh học khá là rộng, chỉ áp dụng một phương pháp thì sẽ rất khó khăn để nghiên cứu hiệu quả.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 4: Không thể lưu giữ kết quả quan sát bằng những cách

A. Ghi chép bằng máy ghi âm  

B. Ghi nhớ trong đầu.

C. Ghi chép bằng sổ tay.

D. Ghi chép bằng máy ghi hình.

Câu 5: Trong bộ môn sinh học, kĩ thuật trong phòng thí nghiệm được dùng ở Trung học phổ thông là

A. Phương pháp giải phẫu.

B. Phương pháp làm tiêu bản.

C. Phương pháp quan sát tiêu bản.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Tại sao cần xây dựng giả thuyết trong nghiên cứu khoa học

A. Cần xây dựng giả thuyết để chứng minh.

B. Để định hướng nghiên cứu, giúp người nghiên cứu đưa ra kế hoạch nghiên cứu phù hợp.

C. Cần xây dựng giả thuyết để viết tên đề tài nghiên cứu khoa học (giả thuyết thường là tên đề tài nghiên cứu khoa học)

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất. Khi làm báo cáo thí nghiệm, chúng ta cần báo cáo những nội dung

A. Lí do chọn đề tài; mục đích, giả thuyết, đối tượng; định hướng phát triển bản thân; kết quả nghiên cứu, kết luận và kiến nghị.

B. Lí do chọn đề tài; mục đích, giả thuyết, đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu; kết quả nghiên cứu.

C. Lí do chọn đề tài; mục đích, tài liệu nghiên cứu, phương pháp và phạm vi nghiên cứu; kết quả nghiên cứu, kết luận và kiến nghị.

D. Lí do chọn đề tài; mục đích, giả thuyết, đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu; kết quả nghiên cứu, kết luận và kiến nghị.

Câu 8: Cho biết tên của các dụng cụ thí nghiệm sau

          

A. Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.

B. Kính lúp, máy li tâm.

C. Kính lúp, kính hiển vi.

D. Thấu kính hội tụ, máy li tâm.

Câu 9: Tại sao tin sinh học được xem như công cụ nghiên cứu và học tập môn Sinh học

A. Tin sinh học đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho sinh học và công nghệ sinh học thông qua các ngân hàng dữ liệu.

B. Tin sinh học đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho sinh học và công nghệ sinh học thông qua trí tuệ nhân tạo.

C. Tin sinh học đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho sinh học và công nghệ sinh học thông qua tự động hóa.

D. Tin sinh học đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho sinh học và công nghệ sinh học thông qua hệ thống nhúng và IoT.

Câu 10: Tại sao phẩm chất trung thực rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học

A. Vì nếu vi phạm tính trung thực, chúng ta sẽ đối mặt với sự bất công trong nghiên cứu, rộng hơn là ảnh hưởng đến nên văn minh nhân loại cũng như ảnh hưởng đến sự sống của con người.

B. Vì trung thực là một đức tính quan trọng của con người.

C. Vì nếu không trung thực trong quá trình làm thí nghiệm, thí nghiệm sẽ thất bại.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 11: Tại sao trong tiến trình nghiên cứu cần phải có bước thiết kế và tiến hành thí nghiệm

A. Vì nghiên cứu khoa học không thể thiếu bước thí nghiệm.

B. Để kiểm chứng lại giả thuyết đã đề ra, từ đó, kết luận được giả thuyết đã đề ra đúng hay sai, chấp nhận hay loại bỏ giả thuyết.

C. Để chứng minh giả thuyết đã đề ra, từ đó, kết luận được giả thuyết đã đề ra đúng.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 12: Cho biết tên của các dụng cụ thí nghiệm sau

      

A. Máy li tâm; các dụng cụ thí nghiệm.

B. Điện tâm đồ; các dụng cụ thí nghiệm.

C. Cân điện tử; các dụng cụ thí nghiệm.

D. Máy sấy; các dụng cụ thí nghiệm.

Câu 13: Phát biểu nào dưới đây đúng về phương pháp quan sát

A. Phương pháp quan sát chỉ sử dụng thị giác và thính giác.

B. Nếu dữ liệu thu được dưới dạng số liệu thì cần phải có số lượng đủ lớn, lặp lại nhiều lần và được xử lí bằng toán xác suất thông kê.

C. Phương pháp quan sát thực hiện theo 4 bước.

D. Một vài công cụ quan sát như máy li tâm, kính lúp, các dụng cụ thí nghiệm.

Câu 14: Phát biểu nào dưới đây đúng về phương pháp làm trong phòng thí nghiệm

A. Bước vệ sinh dụng cụ, phòng thí nghiệm cần được thực hiện đầu tiên.

B. Phương pháp giải phẫu không được sử dụng trong thí nghiệm ở Trung học phổ thông do tính nguy hiểm.

C. Phương pháp làm tiêu bản không được sử dụng trong thí nghiệm ở Trung học phổ thông do tính phức tạp.

D. Sau khi tiến hành thí nghiệm cần báo cáo kết quả thí nghiệm.

Câu 15: Phát biểu nào dưới đây không đúng về phương pháp thực nghiệm khoa học

A. Để thực hiện khoa học, người nghiên cứu tiến hành theo 3 bước.

B. Sau khi tiến hành thực nghiệm và thu thập các dữ liệu, người nghiên cứu cần xử lí các dữ liệu thu thập được và báo cáo kết quả thực nghiệm

C. Về bản chất, phương pháp thực nghiệm khoa học và làm việc trong phòng thí nghiệm có nhiều điểm tương đồng.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất. Cho biết tên và tác dụng của dụng cụ thí nghiệm dưới đây

A. Kính lúp. Khuếch đại hình ảnh, biến hình ảnh trở nên to hơn giúp chúng ta quan sát được rõ hơn các chi tiết nhỏ của hình ảnh.

B. Kính khuếch đại. Khuếch đại hình ảnh, biến hình ảnh trở nên to hơn giúp chúng ta quan sát được các chi tiết có kích thước hiển vi.

C. Kính phóng đại. Khuếch đại hình ảnh, biến hình ảnh trở nên to hơn giúp chúng ta quan sát được rõ hơn các chi tiết nhỏ của hình ảnh, dùng cho người bị cận.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất. Cho biết tên và tác dụng của dụng cụ thí nghiệm dưới đây

A. Kính phóng đại. Phóng đại, quan sát, đo lường, phân tích và dữ liệu hóa các kết quả nghiên cứu với các vât có kích thước lớn.

B. Kính lúp. Phóng đại, quan sát các mẫu vật.

C. Kính hiển vi. Phóng đại, quan sát các vật thể có kích thước nhỏ bé mà mắt thường không thể quan sát được.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất. Cho biết tên tác dụng của dụng cụ thí nghiệm dưới đây

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều sai.

B. Cân điện tử. Dùng để cân cân nặng của người, các loại hàng hóa lớn.

C. Cân điện tử. Dùng để xác định khối lượng mol của một vật.

D. Cân điện tử. Dùng để xác định trọng lượng của một vật.

Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất. Cho biết tên tác dụng của dụng cụ thí nghiệm dưới đây

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều sai.

B. Máy li tâm. Dùng để đo lực li tâm của chuyển động tròn đều.

C. Máy li tâm. Dùng để tạo ra chuyển động tròn đều.

D. Máy li tâm. Dùng để tách riêng các thành phần có tỉ trọng khác nhau trong một dung dịch.

Câu 5:  Chọn đáp án đúng nhất. Cho biết tên và tác dụng của dụng cụ thí nghiệm dưới đây

A. Bộ dụng cụ làm tiêu bản. Dùng để làm tiêu bản và tiến hành quan sát hình dạng, cấu tạo tế bào.

B. Bộ tiêu bản cố định (tế bào thực vật,tế bào động vật,tế bào vi sinh vật,...). Dùng để quan sát hình dạng, cấu tạo tế bào.

C. Mô hình mô phỏng. Dùng để quan sát hình dạng, cấu tạo tế bào.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 6: Các hình sau đang mô tả phương pháp nghiên cứu

      

A. Phương pháp quan sát.

B. Phương pháp thực nghiệm khoa học.

C. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.

D. Tất cả các phương án trên đều sai.

Câu 7: Các hình sau đang mô tả phương pháp nghiên cứu

           

A. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.

B. Phương pháp quan sát.

C. Phương pháp thực nghiệm khoa học.

D. Tất cả các phương án trên đều sai.

Câu 8: Các hình sau đang mô tả phương pháp nghiên cứu

   

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều sai.

B. Phương pháp thực nghiệm khoa học.

C. Phương pháp quan sát.

D. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.

Câu 9: Nhóm những ngân hàng dữ liệu đang được sử dụng cho ngành tin dinh học

A. EMBL;(European Molecular Bioinformatic Laboratory), PRINTS (protein motif fingerprint database), Bank of Byology,…

B. PDB (Protein Data Bank), SCOP (Structural Classification of Proteins Database), Bank of Byology,…

C. ADNBank, SCOP (Structural Classification of Proteins Database), PRINTS (protein motif fingerprint database),...

D. GenBank, EMBL (European Molecular Bioinformatic Laboratory), SCOP (Structural Classification of Proteins Database),…

Câu 10: Các ngân hàng dữ liệu có vai trò gì trong nghiên cứu sinh học

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

B. Phục vụ cho việc tìm kiếm trình tự DNA ở các sinh vật khác nhau.

C. Dự đoán cấu trúc và chức năng của protein.

D. So sánh trình tự tương đồng của protein để xác định mối quan hệ giữa các loài.

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

 

Câu 1:Nối hoạt động ở cột A với phương pháp nghiên cứu tương ứng ở cột B

A (hành động)

B (phương pháp nghiên cứu)

1. Quan sát tế bào trùng roi xanh.

a. Phương pháp quan sát.

2. Nghiên cứu thành phần của vắc-xin chống Covid-19.

b. Phương pháp làm trong phòng thí nghiệm.

3. Trồng hai cây có các đặc tính ban đầu và các điều kiện chăm sóc như nhau. Một cây được trồng trong điều kiện có ánh sáng, một cây được trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng.

c. Phương pháp thực nghiệm khoa học.

4. Ghép cành cây nhãn lên thân cây bưởi, quan sát sự phát triển của cành ghép.

5. Phân tích các thành phần của thuốc.

A. 1-a; 2,5-b; 3,4-c.

B. 1,4-a; 2,5-b; 3,4-c.

C. 1,4-a; 2,5-b; 3-c.

D. 1,4-a; 5-b; 2,3-c.

Câu 2:Khi muối dưa cải bị hư hỏng, có hai nguyên nhân được đưa ra (1) do đậy nắp hũ dưa không kin; (2) do không đảm bảo về điều kiện ánh sáng. Để xác định đầu là nguyên nhân làm dưa cải muối bị hỏng, người nghiên cứu cần sử dụng phương pháp nghiên cứu

A. Phương pháp làm trong phòng thí nghiệm.

B. Phương pháp quan sát.

C. Phương pháp thực nghiệm khoa học.

D. Phương pháp trải nghiệm thực địa.

Câu 3:Để thực hiện nghiên cứu xác định hàm lượng đường trong máu. Người nghiên cứu cần sử dụng phương pháp nghiên cứu

A. Phương pháp thực nghiệm khoa học.

B. Phương pháp quan sát.

C. Phương pháp làm trong phòng thí nghiệm.

D. Phương pháp trải nghiệm thực địa.

Câu 4: Để thực hiện nghiên cứu thúc đẩy thanh long ra hoa trái vụ. Người nghiên cứu cần sử dụng phương pháp nghiên cứu

A. Phương pháp trải nghiệm thực địa.

B. Phương pháp làm trong phòng thí nghiệm.

C. Phương pháp quan sát.

D. Phương pháp thực nghiệm khoa học.

Câu 5: Để thực hiện nghiên cứu tìm hiểu cấu tạo cơ thể người. Người nghiên cứu cần sử dụng phương pháp nghiên cứu

A. Phương pháp thực nghiệm khoa học.

B. Phương pháp quan sát.

C. Phương pháp làm trong phòng thí nghiệm.

D. Phương pháp trải nghiệm thực địa.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay