Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời Bài 16: phân giải các chất và giải phóng năng lượng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 16: phân giải các chất và giải phóng năng lượng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 3: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở TẾ BÀO

BÀI 16: PHÂN GIẢI CÁC CHẤT VÀ GIẢI PHÓNG NĂNG LƯỢNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Tế bào hấp thụ và phân giải glucose, giải phóng năng lượng theo hai con đường?

A. Hô hấp và quang hợp

B. Quang hợp và lên men

C. Hô hấp và lên men

D. Quang khử và quang hợp

Câu 2: Giai đoạn oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs diễn ra ở?

A. Bào tương

B. Màng tế bào

C. Chất nền ti thể

D. Màng trong ti thể

Câu 3: Quá trình phân giải các chất trong tế bào …. tích lũy năng lượng cho tế bào.

A. Có

B. Có thể

C. Không thể

D. Không

Câu 4: Khái niệm phân giải các chất trong tế bào ?

A. Là quá trình chuyển hóa các chất phức tạp thành các chất đơn giản diễn ra trong tế bào nhờ sự xúc tác của enzyme

B. Là quá trình chuyển hóa các chất đơn giản thành các chất phức tạp diễn ra trong tế bào nhờ sự xúc tác của enzyme

C. Cả 2 ý trên đều đúng

D. A và B đều sai

Câu 5: Phân giải là gì ?

A. Là quá trình phá vỡ các liên kết trong các phân tử sinh học để tạo ra các phân tử nhỏ hơn đồng thời giải phóng năng lượng

B. Là quá trình phá vỡ các liên kết trong các phân tử sinh học để tạo ra các phân tử nhỏ hơn đồng thời tích lũy năng lượng

C. cả A và B đều đúng

D. cả A và B đều sai

Câu 6: Tại sao nói quá trình phân giải các chất song song với giải phóng năng lượng

A. Quá trình phân giải diễn ra nhờ sự bẻ gãy các liên kết hóa học

B. Quá trình phân giải diễn ra nhờ sự nối lại các liên kết hóa học

C. A và B đều đúng

D. A và B đều sai

Câu 7: Ý nghĩa của quá trình phân giải với tế bào là?

A. Giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào

B. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tổng hợp

C. A và B đều đúng

D. A đúng B sai

Câu 8: Ý nghĩa của hô hấp tế bào là

A. Hợp chất hữu cơ được phân giải thành CO2 và H2O

B. Giải phóng năng lượng tích lũy trong ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào

C. A và B đều đúng

D. A và B đều sai

Câu 9: Hô hấp tế bào diễn ra ở điều kiện

A. Không có O2

B. Có O2

C. cả hai ý trên đều đúng

D. đáp án khác

Câu 10: Giai đoạn đường phân có sự tham gia của

A. Lưu huỳnh

B. Cacbon

C. Cacbonic

D. Oxygen

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Phần lớn năng lượng được tạo ra ở giai đoạn nào trong quá trình hô hấp tế bào?

A. Đường phân

B. Chu trình Crebs

C. Chuỗi truyền electron hô hấp

D. Oxi hóa pyruvic acid

Câu 2: Quá trình hô hấp tế bào, năng lượng dạng hóa năng trong phân tử đường sẽ được giải phóng từ từ qua các giai đoạn và chuyển thành dạng năng lượng dễ sử dụng hơn trong phân tử ATP, đồng thời giải phóng năng lượng dạng nào?

A. Điện năng

B. Hóa năng

C. Cơ năng

D. Nhiệt năng

Câu 3: Hô hấp thiếu khí không có giai đoạn nào

A. Oxi hóa Pyruvic acid và chu trình Crebs

B. Chuỗi truyền electron

C. Đường phân

D. Lên men

Câu 4: Kết quả của quá trình đường phân là từ 1 phân tử glucose tạo ra?

A. 2 phân tử pyruvic acid, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH

B. 2 phân tử pyruvic acid, 4 phân tử ATP và 2 phân tử NADH

C. 1 phân tử pyruvic acid, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH

D. 1 phân tử pyruvic acid, 4 phân tử ATP và 2 phân tử NADH

Câu 5: Giai đoạn oxi hóa pyruvic acid, 2 phân tử pyruvic acid đã chuyển hóa thành?

A. 2 phân tử Acetyl-CoA, đồng thời giải phóng 2 phân tử và 2 NADH

B. 1 phân tử Acetyl-CoA, đồng thời giải phóng 2 phân tử và 2 NADH

C. 2 phân tử Acetyl-CoA, đồng thời giải phóng 1 phân tử và 1 NADH

D. 2 phân tử Acetyl-CoA, đồng thời giải phóng 3 phân tử và 3 NADH

Câu 6: Phân tử acetyl-CoA đi vào chu trình Krebs và bị õi hóa hoàn toàn. Kết quả từ 1 phân tử acetyl- CoA sẽ tạo ra?

A. 2 phân tử, 1ATP, 1 và 4 NADH

B. 2 phân tử, 1ATP, 1 và 3 NADH

C. 2 phân tử, 2ATP, 1 và 3 NADH

D. 1 phân tử, 1ATP, 1 và 3 NADH

Câu 7: Năng lượng được giải phóng trong chuỗi truyền electron được sử dụng để làm gì

A. Tổng hợp glucose

B. Phân giải Glucose

C. Tổng hợp ATP

D. Phân giải ATP

Câu 8: Nhận định nào là đúng về kết qyar sau chuỗi truyền electron và tổng hợp ATP

A. 1 phân tử NADH sẽ giải phóng năng lượng tương đương 2,5 ATP

B. 1 phân tử NADH sẽ giải phóng năng lượng tương đương 3,5 ATP

C. 1 phân tử sẽ giải phóng năng lượng tương đương 2,5 ATP

D. 1 phân tử sẽ giải phóng năng lượng tương đương 1,5 ATP

Câu 9: Nêu vai trò của oxygen trong chuỗi truyền electron

A. Tạo phân tử ATP

B. Chất nhận electron cuối cùng

C. Phân giải phân tử nước

D. Bắt đầu chuỗi truyền electron

Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng về sự lên men

A. Là quá trình phân giải không hoàn toàn phân tử đường

B. Không có chuỗi truyền electron

C. Không có sự tham gia của Oxygen

D. Không có giai đoạn đường phân

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Toàn bộ năng lượng hóa học của một phân tử glucose được giải phóng trong quá trình hô hấp hiếu khí sẽ được chuyển sang liên kết hóa học dễ sử dụng hơn trong khoảng?

A. 36-38 phân tử ATP

B. 38-40 phân tử ATP

C. 30-32 phân tử ATP

D. 40-42 phân tử ATP

Câu 2: Trong điều kiện thực nghiệm tối ưu, 1 phân tử glucose trải qua quá trình hô hấp hiếu khí có thể tạo ra được bao nhiêu phân tử ATP

A. 30-32 phân tử ATP

B. 38-40 phân tử ATP

C. 42-48 phân tử ATP

D. 32-38 phân tử ATP

Câu 3: Điểm khác nhau giữa lên men rượu và lên men lactase là?

A. Nguyên liệu ban đầu khác nhau

B. Lên men rượu cần oxygen

C. Lên men athanol cần oxygen

D. Chất nhận electron khác nhau

Câu 4: Đâu là ví dụ chứng minh tốc độ của phân giải hiếu khí phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của cơ thể

A. Khi ở giai đoạn hạt nảy mầm sau thời gian ngủ nghỉ, hạt cần nhiều năng lượng để trao đổi chất và tạo các chất trong tế bào, quá trình phân giải hiếu khí diễn ra mạnh nhất

B. Khi ở giai đoạn hạt nảy mầm sau thời gian ngủ nghỉ, hạt cần nhiều năng lượng để trao đổi chất và tạo các chất trong tế bào, quá trình phân giải hiếu khí diễn ra rất ít.

C. Khi ở giai đoạn hạt nảy mầm sau thời gian ngủ nghỉ, hạt cần nhiều năng lượng để trao đổi chất và tạo các chất trong tế bào, quá trình tổng hợp hiếu khí diễn ra mạnh nhất

D. Khi ở giai đoạn hạt nảy mầm sau thời gian ngủ nghỉ, hạt cần nhiều năng lượng để trao đổi chất và tạo các chất trong tế bào, quá trình tổng hợp hiếu khí diễn ra ít nhất

Câu 5: Khi tế bào không có O2, glucose sẽ được chuyển hóa như thế nào?

A. Glucose=> pyruvic acid=> Lactic acid, ethanol hoặc các hợp chất khác

B. Glucose=> pyruvic acid=> CO2, H2O, ATP

C. A và B đều đúng

D. A và B đều sai

Câu 6: Tại sao khi muối chua rau quả, người ta thường đổ ngập nước và đậy kín

A. Cung cấp khí O2

B. ngăn cho khí O2 không vào được

C. cả 2 đáp án trên đều đúng

D. cả 2 đáp án trên đều sai

Câu 7: Lên men dưa chua thường diễn ra ở?

A. Lactobacillus

B. nấm men

C. Nhóm vi khuẩn lên men

D. chi Saccharomyces

Câu 8: Sản phẩm nào không phải là sản phẩm cuối của quá trình đường phân?

A. 2 pyruvate

B. 2 ATP

C. 2 phân tử carbon dioxide

D. 2 NADH

Câu 9: Chu trình Krebs xảy ra trong ti thể của tế bào. Câu nào mô tả đúng nhất vị trí của chu trình Krebs (axit xitric) bên trong ti thể?

A. Màng trong ty thể

B. Matrix

C. Màng ngoài ty thể

D. Stroma

Câu 10: Bước cuối cùng của quá trình hô hấp tế bào là chuỗi vận chuyển điện tử (ETC). Điều gì mô tả tốt nhất bước đầu tiên trong chuỗi vận chuyển electron?

A. Các ion hydro khuếch tán qua màng.

B. Các electron ở màng trong được cung cấp năng lượng bởi Mặt trời.

C. Các electron từ NADH và FADH2 liên kết với các ion hydro để tạo thành phân tử nước.

D. Các điện tử được cung cấp năng lượng từ NADH và FADH2 kích hoạt các protein vận chuyển.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Tại sao quá trình đường phân tạo ra được 4 phân tử ATP nhưng hiệu quả thực sự chỉ có 2 phân tử ATP

A. Vì có 2 phân tử ATP đã bị phân giải

B. Vì có 2 phân tử ATP đã chuyển qua quá trình khác ngoài hô hấp tế bào

C. Vì có 2 phân tử ATP đã sử dụng trước đó

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 2: Nếu cho vào tế bào một chất hóa học để phá hủy màng trong ti thể, hãy cho biết trong trường hợp này, số ATP được giải phóng sẽ là bao nhiêu?

A. 4ATP

B. 30ATP

C. 10ATP

D. 2 ATP

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay