Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời Ôn tập Chương 5: Vi sinh vật và ứng dụng (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 5: Vi sinh vật và ứng dụng (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG  VI. VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG (PHẦN 2)

Câu 1: Vi sinh vật nào sau đây được ứng dụng để sản xuất phomat?

  1. Lactococcus lactis.
  2. Aspergillus oryzae.
  3. Bacillus thuringiensis.
  4. Saccharomyces cerevisiae.

Câu 2: Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học chủ yếu dựa vào

  1. vi khuẩn tự dưỡng kí sinh và vi khuẩn nitrat hóa.
  2. vi khuẩn tự dưỡng cộng sinh và vi khuẩn phản nitrat hóa.
  3. vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh và vi khuẩn nitrat hóa.
  4. vi khuẩn dị dưỡng kí sinh và vi khuẩn phản nitrat hóa.

 

Câu 3: Đặc điểm nào không đúng khi nói về cấu tạo của vi khuẩn ?

  1. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ
  2. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn thấy rõ dưới kính hiển vi
  3. Một số vi sinh vật có cơ thể đa bào
  4. Tất cả các vi sinh vật có cơ thể đa bào

 

Câu 4: Đâu không phải là vi sinh vật ?

  1. Vi khuẩn
  2. Tảo đơn bào
  3. Rêu
  4. Động vật nguyên sinh

 

Câu 5: Những biểu hiện nào sau đây chứng tỏ kết quả làm sữa chua đã thành công?

(1) Có trạng thái đông tụ

(2) Có màu trắng sữa

(3) Có vị chua nhẹ

(4) Có trạng thái tách nước nhẹ

  1. (1), (2), (3).
  2. (1), (2), (4).
  3. (2), (3), (4).
  4. (1), (3), (4).

 

Câu 6: Căn cứ vào nguồn carbon, vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng là

  1. quang tự dưỡng và quang dị dưỡng
  2. tự dưỡng và dị dưỡng
  3. quang dưỡng và hóa dưỡng
  4. hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng

Câu 7: Kiểu dinh dưỡng có nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon từ CO2 là

  1. quang tự dưỡng
  2. quang dị dưỡng
  3. hóa tự dưỡng
  4. hóa dị dưỡng

 

Câu 8: Trong sản xuất tương, nấm mốc Aspergillus oryzae có vai trò

  1. tiết acid lactic để làm đông ụ tinh bột vtà protein trong đậu tương
  2. tiết độc tố để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương
  3. tiết enzyme ngoại bào thủy phân tinh bột và protein trong đậu tương
  4. tiết chất kháng sinh để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương

 

Câu 9: Chọn ý đúng: Sản phẩm được tạo ra từ quá trình lên men lactic là?

  1. Bia
  2. Dưa muối
  3. Dấm ăn
  4. Rượu vang

 

Câu 10: Cho biết: Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào sống trong quần thể giảm dần là đặc điểm của pha?

  1. Pha suy vong.
  2. Pha lag.
  3. Pha log.
  4. Pha cân bằng.

 

Câu 11: Trong các vi sinh vật gồm vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, vi nấm, tảo lục đơn bào, loài vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại là

  1. vi nấm
  2. tảo lục đơn bào
  3. vi khuẩn lam
  4. vi khuẩn lưu huỳnh màu lục

 

Câu 12: Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học chủ yếu dựa vào

  1. vi khuẩn tự dưỡng kí sinh và vi khuẩn nitrat hóa.
  2. vi khuẩn tự dưỡng cộng sinh và vi khuẩn phản nitrat hóa.
  3. vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh và vi khuẩn nitrat hóa.
  4. vi khuẩn dị dưỡng kí sinh và vi khuẩn phản nitrat hóa.

 

Câu 13: Chọn ý đúng: Axit lactic được tạo ra nhờ quá trình?

  1. hô hấp hiếu khí.
  2. hô hấp kị khí.
  3. lên men.
  4. hô hấp nhân tạo.

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vi sinh vật?

  1. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi
  2. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ
  3. Có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh
  4. Có khả năng phân bố rộng ở hầu hết các môi trường

 

Câu 15: Kích thước nhỏ đem lại lợi thế nào sau đây cho vi sinh vật?

  1. Giúp vi sinh vật có khả năng hấp thụ chuyển hóa, sinh trưởng và sinh sản nhanh
  2. Giúp vi sinh vật có khả năng phân bố rộng khắp trong mọi loại môi trường
  3. Giúp vi sinh vật có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường
  4. Giúp vi sinh vật có khả năngdi chuyển nhanh trong mọi loại môi trường

Câu 16: Để theo dõi các quá trình tổng hợp sinh học bên trong tế bào ở mức độ phân tử cần sử dụng kĩ thuật nghiên cứu vi sinh vật nào sau đây?

  1. Kĩ thuật cố định
  2. Kĩ thuật nhuộm màu
  3. Kĩ thuật siêu li tâm
  4. Kĩ thuật đồng vị phóng xạ

 

Câu 17: Cho các thành tựu sau đây:

(1). Sản xuất amino acid bổ sung vào thực phẩm

(2). Sản xuất mì chính

(3). Sản xuất sinh khối (hoặc protein đơn bào)

(4). Sản xuất chất thay huyết tương dùng trong y học

Trong các thành tựu trên, số thành tựu là ứng dụng của quá trình tổng hợp protein ở vi sinh vật là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 18: Đâu không phải là ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học so với thuốc trừ sâu hóa học?

  1. Cho hiệu quả diệt trừ sâu hại nhanh chóng
  2. An toàn với sức khỏe con người và môi trường
  3. Bảo vệ được sự cân bằng sinh học trong tự nhiên
  4. Sản xuất khá đơn giản và có chi phí thấp

Câu 19: Cơ sở khoa học của ứng dụng sử dụng vi sinh vật để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học là

  1. khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết của vi sinh vật
  2. khả năng tiết enzyme ngoại bào để phân giải các chất của vi sinh vật
  3. khả năng tạo ra các chất độc hại cho côn trùng gây hại của vi sinh vật
  4. khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cây trồng của vi sinh vật

Câu 20: Cho các ứng dụng sau:

(1). Sản xuất protein đơn bào

(2). Sản xuất rượu, sữa chua, dưa muối

(3). Sản xuất chất kháng sinh

(4). Sản xuất acid amin

Những ứng dụng nào từ quá trình tổng hợp của vi sinh vật?

  1. (1); (3); (4)
  2. (2); (3); (4)
  3. (1); (2); (4)
  4. (1); (2); (3)

Câu 21: Trong sản xuất tương, nấm mốc Aspergillus oryzae có vai trò

  1. tiết acid lactic để làm đông tụ tinh bột và protein trong đậu tương.
  2. tiết độc tố để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương.
  3. tiết enzyme ngoại bào thủy phân tinh bột và protein trong đậu tương.
  4. tiết chất kháng sinh để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương

 

Câu 22: Ngoại bào tử là

  1. Bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng
  2. Bào tử được hình thành bởi sự phân đốt của sợi dinh dưỡng
  3. Bào tử được hình thành bên trong một tế bào sinh dưỡng
  4. Bào tử có vỏ dày, chứa canxidipicolinat

 

Câu 23: Nếu một nhà sản xuất rượu muốn tạo ra một loại rượu có màu đỏ đậm, thì điều nào sau đây không nên được thực hiện?

  1. Chắt bỏ nước trái cây trước khi lên men trên da
  2. Lên men ở nhiệt độ cao
  3. Sử dụng toàn bộ cụm
  4. Đấm xuống ít nhất một lần một ngày

 

Câu 24: Khi vi khuẩn hình que xuất hiện thành từng cặp, nó được gọi là

  1. Diplobacilli
  2. Steptobacilli
  3. Diplococci
  4. Staphylococci

Câu 25: Chu trình axit tricarboxylic (AKA Kreb's hoặc Citric Acid) chuyển đổi axetat thành carbon dioxide và NADH trong một chuỗi phản ứng chuyển đổi sáu hợp chất carbon thành năm carbon sau đó thành bốn hợp chất carbon. Oxalacetate, một hợp chất bốn carbon, liên kết lại với axetat (một hợp chất hai carbon) để bắt đầu lại chu trình. Hợp chất nào sau đây KHÔNG liên kết với chu kì?

  1. Propionate
  2. Malate
  3. Oxaloacetate
  4. Alpha – ketoglutarate

 

=> Giáo án sinh học 10 chân trời bài : Ôn tập chương 5 (1 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay