Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1: Enzyme làm tăng tốc độ phản ứng bằng cách nào?
A. Liên kết với cơ chất và biến đổi cơ chất thành sản phẩm.
B. Liên kết với cơ chất và làm biến đổi cấu hình không gian của cơ chất.
C. Làm tăng năng lượng hoạt hoá của các chất tham gia phản ứng.
D. Làm giảm năng lượng hoạt hoá của các chất tham gia phản ứng.
Câu 2: Enzyme hai thành phần có cấu trúc gồm
A. protein + cofactor.
B. protein + ribozyme.
C. protein + coenzyme.
D. protein + vitamin
Câu 3: Tổng hợp là quá trình
A. hình thành chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
B. hình thành các chất đơn giản từ các chất hữu cơ phức tạp.
C. chuyển đổi chất hữu cơ phức tạp thành chất vô cơ đơn giản.
D. chuyển đổi chất hữu cơ này thành chất hữu cơ khác.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng về cơ chế của phương thức vận chuyển thụ động?
A. Kiểu vận chuyển này dựa theo nguyên lí thẩm thấu các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, vận chuyển trực tiếp qua màng hoặc nhờ kênh protein xuyên màng.
B. Kiểu vận chuyển này dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, vận chuyển trực tiếp qua màng hoặc nhờ kênh protein xuyên màng.
C. Kiểu vận chuyển này dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, vận chuyển trực tiếp qua màng hoặc nhờ kênh protein xuyên màng.
D. Kiểu vận chuyển này dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, vận chuyển gián tiếp qua màng hoặc nhờ kênh protein xuyên màng.
Câu 5: Trong cấu trúc enzyme, chất nào sau đây không được xem là cofactor ?
A. ion kim loại.
B. protein
C. vitamin.
D. chất hữu cơ.
Câu 6: Sơ đồ dưới đây mô tả các con đường chuyển hóa giả định. Mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược. Nếu chất V và VI dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng một cách bất thường?
A. Chất VII.
B. Chất III.
C. Chất IV.
D. Chất II.
Câu 7: Quá trình nào sau đây không phải là quá trình phân giải các chất?
A. Quá trình biến đổi từ tinh bột thành glucose.
B. Quá trình biến đổi từ protein thành các chuỗi peptide ngắn.
C. Quá trình biến đổi từ CO2 và nước thành các chất hữu cơ.
D. Quá trình biến đổi từ lipid thành glycerol và acid béo.
Câu 8: Cho các quá trình sau đây:
(1) Sự hình thành nucleic acid từ các nucleotide.
(2) Sự hình thành protein từ các amino acid.
(3) Sự hình thành lipid từ glycerol và acid béo.
(4) Sự hình thành lactose từ glucose và galactose.
Trong các quá trình trên, có bao nhiêu quá trình là quá trình tổng hợp các chất trong tế bào?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 9: Thực hiện thí nghiệm kiểm tra hoạt tính thủy phân tinh bột của amylase với 2 ống nghiệm được đánh số thứ tự 1 và 2:
- Ống 1: 2 mL dung dịch tinh bột 1 % + 3 mL nước cất.
- Ống 2: 2 mL dung dịch tinh bột 1 % + 3 mL nước bọt pha loãng.
Sau 10 – 15 phút, nhỏ 2 – 3 giọt iodine 0,3 % vào mỗi ống nghiệm sẽ quan sát thấy hiện tượng nào sau đây?
A. Ống nghiệm 2 có màu xanh tím, ống nghiệm 1 không có hoặc có màu xanh tím nhưng nhạt hơn ống nghiệm 2.
B. Ống nghiệm 1 có màu xanh tím, ống nghiệm 2 có kết tủa màu đỏ gạch lắng ở dưới đáy ống nghiệm.
C. Ống nghiệm 1 có màu xanh tím, ống nghiệm 2 không có hoặc có màu xanh tím nhưng nhạt hơn ống nghiệm 1.
D. Ống nghiệm 2 có màu xanh tím, ống nghiệm 1 có kết tủa màu đỏ gạch lắng ở dưới đáy ống nghiệm.
Câu 10: Trong tế bào, dạng năng lượng dự trữ trong các liên kết hóa học được gọi là
A. hóa năng.
B. cơ năng.
C. điện năng.
D. nhiệt năng.
Câu 11: Trong thí nghiệm xác định tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất tế bào sống, sau khi cắt miếng khoai tây tại 2 ống nghiệm (ống nghiệm 1: không đun; ống nghiệm 2: đun sôi 2 phút) và quan sát, sẽ thu được kết quả nào sau đây?
A. Miếng khoai trong ống nghiệm 1 không bắt màu xanh, miếng khoai trong ống nghiệm 2 thấm màu xanh.
B. Miếng khoai trong ống nghiệm 1 thấm màu xanh, miếng khoai trong ống nghiệm 2 không thấm màu xanh.
C. Miếng khoai trong cả 2 ống đều thấm màu xanh như nhau.
D. Miếng khoai trong cả 2 ống đều không thấm màu xanh.
Câu 12: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào gồm hai mặt là
A. đồng hóa và dị hóa.
B. xuất bào và nhập bào.
C. tích lũy và giải phóng.
D. chủ động và thụ động.
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không có ở tế bào nhân thực?
A. Nhân được bao bọc bởi màng nhân.
B. Tế bào chất có hệ thống nội màng.
C. Có thành tế bào bằng peptidoglycan.
D. Có các bào quan có màng bao bọc.
Câu 14: Quá trình biến đổi các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản nhờ quá trình bẻ gãy các liên kết hóa học được gọi là
A. quá trình tổng hợp.
B. quá trình phân giải.
C. quá trình tự dưỡng.
D. quá trình dị dưỡng.
Câu 15: Quá trình tổng hợp các chất trong tế bào là
A. quá trình hình thành các chất đơn giản từ các chất hữu cơ phức tạp dưới sự xúc tác của enzyme.
B. quá trình hình thành các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản dưới sự xúc tác của enzyme.
C. quá trình hình thành các chất đơn giản từ các chất hữu cơ phức tạp dưới sự xúc tác của hormone.
D. quá trình hình thành các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản dưới sự xúc tác của hormone.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................