Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 05:
Câu 1: Đặc điểm lớp màng của ti thể là
A. Màng trong trơn nhẵn, màng ngoài gấp khúc.
B. Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp khúc.
C. Màng trong và màng ngoài đều trơn nhẵn.
D. Màng trong và màng ngoài đều gấp khúc.
Câu 2: Bên trong lục lạp chủ yếu chứa
A. Chất nền (stroma) và RNA.
B. Chất nền (stroma) và các thylakoid
C. Thylakoid và diệp lục.
D. Chất nền (stroma) và enzyme.
Câu 3: Thành phần nào dưới đây không thể thiếu trong cấu tạo của một enzyme?
A. ion kim loại
B. protein
C. chất hữu cơ
D. vitamin
Câu 4: Trung tâm hoạt động của enzyme có chức năng
A. là nơi diễn ra sự vận động và đảm bảo cho enzyme vận động được.
B. là nơi liên kết với cơ chất, xúc tác làm biến đổi cơ chất tạo sản phẩm.
C. quy định khả năng hoạt tính xúc tác mạnh của enzyme.
D. làm tăng hoạt tính xúc tác phản ứng của các enzyme.
Câu 5: Trong các nhóm vi khuẩn sau đây, nhóm vi khuẩn có khả năng hóa tổng hợp là vi khuẩn
A. quang tự dưỡng.
B. quang dị dưỡng.
C. hóa tự dưỡng.
D. hóa dị dưỡng.
Câu 6: Trong ẩm thực, quả cà chua thường được tỉa thành hình hoa để trang trí. Ở vỏ quả cà chua, mặt trong hút nước hoặc mất nước nhanh và nhiều hơn mặt ngoài. Để các "cánh hoa” của nở đẹp (cong ra ngoài), vỏ cà chua sau khi cắt sẽ ngâm vào
A. nước cất để mặt trong hút nhiều nước hơn mặt ngoài
B. môi trường đẳng trương để mặt trong hút nhiều nước hơn mặt ngoài.
C. nước muối ưu trương để mặt ngoài mất nước nhiều hơn mặt trong.
D. nước đường ưu trương và lạnh để cà chua tươi lâu.
Câu 7: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào?
A. Cần cung cấp năng lượng cho quá trình vận chuyển.
B. Các chất được vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.
C. Chỉ xảy ra ở động vật không xảy ra ở thực vật.
D. Tuân thủ theo nguyên lí khuếch tán.
Câu 8: Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là
A. Có chứa sắc tố quang hợp.
B. Có chứa nhiều loại enzyme hô hấp.
C. Được bao bọc bởi lớp màng kép.
D. Có chứa nhiều enzyme quang hợp
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ATP?
A. Khi bẻ gãy các liên kết cao năng trong ATP sẽ giải phóng một lượng lớn năng lượng.
B. ATP có tính chất dễ biến đổi thuận nghịch để giải phóng hoặc tích lũy năng lượng.
C. Mọi hoạt động trong tế bào đều cần năng lượng được giải phóng ra từ phân tử ATP.
D. Sự tổng hợp và phân giải ATP gắn liền với sự tích lũy và giải phóng năng lượng.
Câu 10: Khi muối dưa cà, sản phẩm sau khi muối bị nhăn nheo là do
A. nước trong môi trường được vận chuyển vào tế bào làm tế bào trương không đều.
B. muối trong môi trường được vận chuyển vào tế bào làm tế bào trương không đều.
C. nước trong dưa cà được vận chuyển ra ngoài môi trường làm tế bào mất nước.
D. muối trong dưa cà được vận chuyển ra ngoài môi trường làm tế bào mất nước.
Câu 11: Những bộ phận nào của tế bào tham gia trực tiếp vào việc tổng hợp và vận chuyển một protein ra khỏi tế bào?
A. Lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào.
B. Lưới nội chất trơn, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào.
C. Bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào, nhân, lục lạp.
D. Ribosome, bộ máy Golgi, ti thể, màng tế bào.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào?
A. Tổng hợp và phân giải là hai quá trình đối lập nhưng có sự thống nhất với nhau.
B. Tổng hợp và phân giải là hai quá trình độc lập, không có sự liên quan với nhau.
C. Tổng hợp và phân giải là hai quá trình không bao giờ diễn ra đồng thời với nhau.
D. Tổng hợp và phân giải là hai quá trình có sự cạnh tranh nguyên liệu với nhau.
Câu 13: Năng lượng cung cấp cho các phản ứng của pha tối được lấy từ
A. ánh sáng mặt trời.
B. ATP do ti thể cung cấp.
C. ATP và NADPH từ pha sáng.
D. glucose được tích trữ trong tế bào.
Câu 14: Chuẩn bị thí nghiệm như sau: Cắt 3 lát khoai tây dày khoảng 1 cm và đánh số thứ tự từ 1 đến 3:
- Lát số 1: Để ở điều kiện bình thường.
- Lát số 2: Cho vào ngăn mát tủ lạnh trong 1 giờ.
- Lát số 3: Cho nước cất vào đun sôi 3 – 5 phút rồi để nguội.
Sau đó, nhỏ lần lượt dung dịch hydrogen peroxide lên các lát khoai tây sẽ quan sát thấy hiện tượng nào sau đây?
A. Lát số 2 có hiện tượng sủi bọt nhiều nhất sau đó đến lát số 1 và ở lát số 3 không xuất hiện hiện tượng sủi bọt.
B. Lát số 2 có hiện tượng sủi bọt nhiều nhất sau đó đến lát số 3 và ở lát số 1 không xuất hiện hiện tượng sủi bọt.
C. Lát số 1 có hiện tượng sủi bọt nhiều nhất sau đó đến lát số 3 và ở lát số 2 không xuất hiện hiện tượng sủi bọt.
D. Lát số 1 có hiện tượng sủi bọt nhiều nhất sau đó đến lát số 2 và ở lát số 3 không xuất hiện hiện tượng sủi bọt.
Câu 15: Số liên kết cao năng có trong 1 phân tử ATP là
A. 3 liên kết.
B. 2 liên kết.
C. 4 liên kết.
D. 1 liên kết.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................