Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Kĩ năng thiết kế và tiến hành thí nghiệm có vai trò gì trong quá trình nghiên cứu môn Sinh học?
A. Định hướng vấn đề cần nghiên cứu.
B. Công bố kết quả nghiên cứu.
C. Đặt ra vấn đề cần nghiên cứu.
D. Chứng minh cho giả thuyết về vấn đề nghiên cứu được đặt ra.
Câu 2: Hoạt động sau đây thuộc bước nào trong tiến trình nghiên cứu môn Sinh học: Để kiểm tra giả thuyết "Nếu đặt chậu cây ở một nơi bất kì thì thân cây sẽ phát triển cong về phía có ánh sáng", người ta tiến hành thí nghiệm trồng hai chậu cây cùng loài ở hai vị trí khác nhau (gần cửa sổ, góc cầu thang).
A. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.
B. Thiết kế và tiến hành thí nghiệm.
C. Điều tra, khảo sát thực địa.
D. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu.
Câu 3: Vì sao tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất?
A. Vì tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất trong thế giới sống và tất cả các sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.
B. Vì tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất có biểu hiện đầy đủ các đặc tính của sự sống và tất cảcác cấp độ tổ chức của thế giới sống đều được cấu tạo từ tế bào.
C. Vì tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất có biểu hiện đầy đủ các đặc tính của sự sống và tất cả các sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.
D. Vì tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất trong thế giới sống và tất cảcác cấp độ tổ chức của thế giới sống đều được cấu tạo từ tế bào.
Câu 4: Một sinh vật đơn bào khác một tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào ở điểm là
A. có khả năng đảm nhiệm chức năng của một cơ thể.
B. luôn sự phối hợp hoạt động với các tế bào cùng loại.
C. tham gia cấu tạo nên 1 loại mô nhất định trong cơ thể.
D. không có khả năng hoạt động độc lập trong môi trường.
Câu 5: Vì sao con người không thể tiêu hóa cellulose nhưng vẫn được khuyên là nên ăn nhiều loại rau xanh khác nhau?
A. Vì cellulosegiúp thức ăn di chuyển trơn tru trong đường ruột đồng thời cũng giúp cuốn trôi những chất cặn bã bám vào thành ruột ra ngoài.
B. Vì cellulose đóng vai trò như chất cảm ứng kích thích các enzyme tiêu hóa hoạt động nhờ đó thức ăn được tiêu hóa nhanh và triệt để hơn.
C. Vì cơ thể người có thể hấp thu và sử dụng trực tiếp cellulose để làm nguồn dự trữ năng lượng mà không cần thông qua sự tiêu hóa.
D. Vì cơ thể người có thể hấp thu và sử dụng trực tiếp cellulose để làm nguồn nguyên liệu cấu trúc tế bào mà không cần thông qua sự tiêu hóa.
Câu 6: Vì sao các vận động viên chơi thể thao thường ăn chuối chín vào giờ giải lao?
A. Vì chuối chín có chứa hàm lượng đường glucose cao.
B. Vì chuối chín có chứa hàm lượng đường saccharose cao.
C. Vì chuối chín có chứa hàm lượng đường lactose cao.
C. Vì chuối chín có chứa hàm lượng tinh bột cao.
Câu 7: Đâu không phải đặc điểm của lipid?
A. Có cấu trúc đa phân.
B. Không tan trong nước.
C. Tan trong dung môi hữu cơ.
D. Có cấu trúc phân tử đa dạng.
Câu 8: Chuẩn bị 1 lát cắt của quả chuối xanh và 1 lát cắt của quả chuối chín, sau đó, nhỏ lên mỗi lát cắt một giọt thuốc thử Lugol và quan sát. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng sẽ xảy ra?
A. Ở lát cắt của quả chuối xanh, xuất hiện màu xanh tím còn ở lát cắt của quả chuối chín, không hoặc rất ít xuất hiện màu xanh tím.
B. Ở lát cắt của quả chuối xanh, không hoặc rất ít xuất hiện màu xanh tím còn ở lát cắt của quả chuối chín, xuất hiện màu xanh tím.
C. Ở lát cắt của quả chuối xanh, xuất hiện màu xanh tím còn ở lát cắt của quả chuối chín, xuất hiện màu đỏ gạch.
D. Ở lát cắt của quả chuối xanh, xuất hiện màu đỏ gạch còn ở lát cắt của quả chuối chín, xuất hiện màu xanh tím.
Câu 9: Dung dịch nào sau đây được sử dụng để xác định sự có mặt của protein trong tế bào?
A. Benedict.
B. Lugol.
C. BaCl2.
D. CuSO4.
Câu 10: Hoạt động nào sau đây không thể hiện vai trò của Sinh học đối với sự phát triển kinh tế?
A. Tạo ra giống vật nuôi, cây trồng có chất lượng tốt, chi phí thấp.
B. Chế tạo, cải tiến các thiết bị máy móc thay thế con người trong sản xuất.
C. Tạo ra nhiều chế phẩm enzyme nhằm ứng dụng trong công nghệ thực phẩm.
D. Xét nghiệm DNA và dấu vân tay nhằm xác định quan hệ huyết thống.
Câu 11: Có thể sử dụng mẫu vật nào sau đây để tiến hành thí nghiệm xác định sự có mặt của lipid trong tế bào?
A. Lá rau muống.
B. Quả chuối.
C. Lòng trắng trứng.
D. Hạt lạc.
Câu 12: Đơn phân cấu tạo nên protein là
A. nucleotide.
B. amino acid.
C. glucose.
D. maltose.
Câu 13: Nhóm nguyên tố nào sau đây chứa các nguyên tố đa lượng?
A. C, H, O, N, Ca, P, K, Cl.
B. C, H, O, Na, Cl, Mg, Cu.
C. Ca, P, K, Na, Mo, Zn, I.
D. H, O, Na, Cl, Mo, Zn, I.
Câu 14: Cấp độ tổ chức sống nào sau đây không tồn tại trong cơ thể của một sinh vật đa bào?
A. tế bào.
B. mô.
C. cơ quan.
D. quần thể.
Câu 15: Trình tự nào sau đây thể hiện đúng tiến trình nghiên cứu môn Sinh học?
A. Xây dựng giả thuyết → Thiết kế và tiến hành thí nghiệm → Điều tra, khảo sát thực địa → Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
B. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu → Xây dựng giả thuyết → Thiết kế và tiến hành thí nghiệm → Điều tra, khảo sát thực địa → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
C. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu → Thiết kế và tiến hành thí nghiệm → Xây dựng giả thuyết → Điều tra, khảo sát thực địa → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
D. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu → Điều tra, khảo sát thực địa → Xây dựng giả thuyết → Thiết kế và tiến hành thí nghiệm → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................