Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2 

ĐỀ SỐ 01:

Câu 1: Công nghệ tế bào là gì?

A. Quy trình sản xuất tế bào từ mô thực vật.

B. Quy trình nuôi cấy tế bào trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

C. Quy trình tách tế bào ra khỏi cơ thể sống.

D. Quy trình chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác.

Câu 2: Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào dựa vào yếu tố nào?

A. Khả năng phân chia tế bào và sự phản biệt hóa.

B. Khả năng biệt hóa và phản biệt hóa của tế bào.

C. Sự thay đổi cấu trúc gen.

D. Tính năng tạo ra các tế bào mầm.

Câu 3: Vi sinh vật là gì?

A. Sinh vật có kích thước lớn, không thể quan sát bằng kính hiển vi.

B. Sinh vật có kích thước nhỏ, thường được quan sát bằng kính hiển vi.

C. Sinh vật có kích thước vừa phải, có thể quan sát bằng mắt thường.

D. Sinh vật có kích thước rất nhỏ, chỉ tồn tại trong không khí.

Câu 4: Đặc điểm chung của vi sinh vật là gì?

A. Có cấu trúc đơn bào, sinh trưởng và sinh sản nhanh.

B. Chỉ sống trong môi trường nước.

C. Không có khả năng hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng.

D. Tất cả các vi sinh vật đều có cấu trúc đa bào.

Câu 5: Lên men rượu được thực hiện bởi nhóm vi sinh vật nào? 

A. Vi khuẩn lên men lactic

B. Vi khuẩn lên men rượu

C. Nấm men

D. Tảo

Câu 6: Cho các thao tác thực hiện thí nghiệm sau:

(1) Dùng kim nhọn tách lấy bao phấn rồi cố định mẫu trong dung dịch Carnoy trong 15 phút.

(2) Lấy 3 bao phấn đặt lên phiến kính, dầm bao phấn bằng kim nhọn.

(3) Ngâm trong HCl 1,5N trong 5 phút, nhuộm bằng aceto-orcein 2 % trong 20 phút.

(4) Hút hết phẩm nhuộm thừa, nhỏ 1 giọt acetic acid 5 %, đậy lá kính và dùng ngón tay cái ấn nhẹ để dàn đều tế bào.

(5) Quan sát tiêu bản ở các vật kính 10×, 40×.

Trình tự các thao tác để quan sát quá trình giảm phân ở tế bào bao phấn là

A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5).

B. (1) → (2) → (3) → (4) → (5).

C. (1) → (2) → (4) → (3) → (5).

D. (1) → (4) → (2) → (3) → (5).

Câu 7: Cho các bước thực hiện sau đây:

(1) Nuôi cấy tế bào trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo mô sẹo.

(2) Chuyển các cây non ra trồng trong bầu đất hoặc vườn ươm.

(3) Tách mô phân sinh từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ các tế bào lá non.

(4) Nuôi cấy mô sẹo trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo cây con.

Trình tự thực hiện nuôi cấy mô tế bào ở thực vật là

A. (1) → (2) → (3) → (4).

B. (3) → (1) → (4) → (2).

C. (3) → (1) → (2) → (4).

D. (2) → (3) → (1) → (4).

Câu 8: Cho các phát biểu sau đây:

(1) Các cây con được tạo ra nhờ quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

(2) Các cây con được tạo ra có vật chất di truyền trong nhân giống cây mẹ.

(3) Các cây con được tạo ra có năng suất và chất lượng cao vượt trội so với cây mẹ.

(4) Các cây con được tạo ra luôn có năng suất và chất lượng giống nhau.

Số phát biểu đúng khi nói về phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 9: Để tạo ra hàng loạt cây trồng từ một phần của cây mẹ mà vẫn giữ được các đặc tính di truyền thì cần sử dụng phương pháp nào sau đây?

A. Dung hợp tế bào trần.

B. Cấy truyền phôi.

C. Nuôi cấy mô tế bào.

D. Nuôi cấy hạt phấn.

Câu 10: Vì sao để quan sát tế bào vi sinh vật người ta thường thực hiện nhuộm màu trước khi quan sát?

A. Vì tế bào vi sinh vật nhỏ và có màu nhạt.

B. Vì tế bào vi sinh vật sinh trưởng nhanh.

C. Vì tế bào vi sinh vật có thành tế bào dày.

D. Vì tế bào vi sinh vật di chuyển rất nhanh.

Câu 11: Để nghiên cứu hình dạng, kích thước của một nhóm vi sinh vật cần sử dụng phương pháp nào sau đây?

A. Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi.

B. Phương pháp nuôi cấy.

C. Phương pháp phân lập vi sinh vật.

D. Phương pháp định danh vi khuẩn.

Câu 12: Cho các kiểu dinh dưỡng sau:

(1) Quang tự dưỡng

(2) Hóa tự dưỡng

(3) Quang dị dưỡng

(4) Hóa dị dưỡng

Trong các kiểu dinh dưỡng trên, số kiểu dinh dưỡng có ở vi sinh vật là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 13: Nhóm vi sinh vật nhân sơ thuộc giới sinh vật nào sau đây?

A. Giới Khởi sinh.

B. Giới Nguyên sinh.

C. Giới Nấm.

D. Giới Thực vật.

Câu 14: Thao tác nào sau đây là đúng khi thực hiện cấy giống từ môi trường lỏng sang ống thạch nghiêng?

A. Đặt que cấy từ đầu ống nghiệm, cấy theo hình chữ chi xuống đáy ống nghiệm.

B. Đặt que cấy từ đáy ống nghiệm, cấy theo hình chữ chi lên đầu ống nghiệm.

C. Đặt que cấy ở giữa ống nghiệm, cấy đều sang các bên.

D. Đặt que cấy ở giữa ống nghiệm, cấy theo đường thẳng đều sang các bên.

Câu 15: Cho các hoạt động sau:

(1) Duy trì nhiệt độ tối ưu cho vi khuẩn.

(2) Ủ ấm đối với tất cả các loài vi khuẩn.

(3) Cung cấp độ ẩm tối ưu cho vi khuẩn.

(4) Đảm bảo điều kiện thoáng khí cho vi khuẩn.

Để đảm bảo sự phát triển của vi khuẩn sau khi cấy, số hoạt động cần thực hiện trong các hoạt động trên là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay