Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời Ôn tập Phần mở đầu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Phần mở đầu. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP MỞ ĐẦU ( PHẦN 1)

Câu 1: Mục tiêu nào dưới đây không đúng khi nói về mục tiêu học tập môn Sinh học?

  1. Môn Sinh học giúp chúng ta hiểu rõ được sự hình thành và phát triển của thế giới sống.
  2. Môn Sinh học giúp chúng ta hình thành và phát triển năng lực sinh học như nhận thức sinh học, tìm hiểu thế giới sống,…
  3. Môn Sinh học giúp chúng ta có thái độ đúng đắn đối với thiên nhiên; biết yêu và tự hào về thiên nhiên, quê hương, đất nước;…
  4. Môn Sinh học giúp chúng ta tìm ra phương pháp khai thác tài nguyên triệt để góp phần phát triển kinh tế.

Câu 2: Hoạt động nào sau đây không thể hiện vai trò của Sinh học đối với sự phát triển kinh tế?

  1. Tạo ra giống vật nuôi, cây trồng có chất lượng tốt, chi phí thấp.
  2. Chế tạo, cải tiến các thiết bị máy móc thay thế con người trong sản xuất.
  3. Tạo ra nhiều chế phẩm enzyme nhằm ứng dụng trong công nghệ thực phẩm.
  4. Xét nghiệm DNA và dấu vân tay nhằm xác định quan hệ huyết thống.

Câu 3: Cấp độ tổ chức sống nào sau đây được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất?

  1. Tế bào.
  2. Cơ thể.
  3. Quần thể.
  4. Quần xã - hệ sinh thái.

Câu 4: Sắp xếp các bước sau đây đúng với trình tự thực hiện trong phương pháp quan sát:

(1) Thu thập, ghi chép và xử lí các dữ liệu quan sát được.

(2) Xác định đối tượng quan sát và phạm vi quan sát.

(3) Xác định công cụ quan sát phù hợp.

Trình tự thực hiện đúng là

  1. (1) → (2) → (3).
  2. (1) → (3) → (2).
  3. (2) → (3) → (1).
  4. (3) → (2) → (1).

Câu 5: Phương pháp nào sau đây sử dụng các dụng cụ, hóa chất, quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm để thực hiện các thí nghiệm khoa học?

  1. Phương pháp quan sát.
  2. Phương pháp tạo dòng thuần chủng.
  3. Phương pháp thực nghiệm khoa học.
  4. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.

 

Câu 6: Đâu không phải phương pháp cơ bản để nghiên cứu môn Sinh học

  1. Quan sát.
  2. Làm việc trong phòng thí nghiệm.
  3. Trải nghiệm thực địa.
  4. Thực nghiệm khoa học.

 

Câu 7: Các cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm

  1. Phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.
  2. Tế bào, cơ thể, loài, quần xã, hệ sinh thái.
  3. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – sinh quyển.
  4. Bào quan, tế bào, cơ thể, loài, quần xã, hệ sinh thái.

 

Câu 8: Mục tiêu học tập môn Sinh học

  1. Tất cả các đáp án dưới đây.
  2. Hiểu rõ được sự hình thành và phát triển của thế giới sống, các quy luật của tự nhiên để từ đó giữu gìn và bảo vệ sức khỏe.
  3. Biết yêu và tự hào về thiên nhiên, quê hương, đất nước; có thái độ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
  4. Ứng xử với thiên nhiên phù hợp với sự phát triển bền vững.

 

Câu 9: Nhiều tế bào có cùng chức năng tập hợp lại thành

  1. Cơ quan.
  2. Mô.
  3. Bào quan.
  4. Nhóm tế bào.

 

Câu 10: Các quần thể khác loài tồn tại trong một khu vực địa lý nhất định, tại một thời điểm nhất định tạo thành

  1. Hệ sinh thái.
  2. Quần xã.
  3. Sinh quyển.
  4. Giới.

 

Câu 11: Đâu không phải là ngân hàng dữ liệu phổ biến được sử dụng trong tin sinh học

  1. MySQL.
  2. EMBL.
  3. SCOP.
  4. PDB.

 

Câu 12: Vai trò của ngành Sinh học đối với cuộc sống con người

  1. Tất cả các ý dưới đây.
  2. Góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
  3. Giúp con người giảm bênh tật, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, nâng cao điều kiện chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh, gia tăng tuổi thọ.
  4. Góp phần bảo vệ môi trường.

Câu 13: Nguyên tắc thứ bậc có nghĩa là

  1. Tổ chức sống cấp dưới luôn chiếm phần diện tích nhỏ hơn tổ chức sống cấp trên.
  2. Tổ chức sống cấp dưới luôn tồn tại bên trong tổ chức sống cấp trên.
  3. Tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.
  4. Tổ chức sống cấp dưới luôn nhỏ hơn và thuộc tổ chức sống cấp trên.

Câu 14: Sắp xếp trình tự các bước để thực hiện phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm

  • Tiến hành các thí nghiệm theo đúng quy trình và thu thập dữ liệu từ kết quả thí nghiệm.
  • Báo cáo kết quả thí nghiệm.
  • Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, hóa chất và mẫu vật để làm thí nghiệm.
  • Vệ sinh dụng cụ, phòng thí nghiệm.
  1. (4), (3), (2), (1).
  2. (4), (3), (1), (2).
  3. (3), (1), (4), (2).
  4. (3), (1), (2), (4).

Câu 15: Cho biết tên của các dụng cụ thí nghiệm sau

          

  1. Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.
  2. Kính lúp, máy li tâm.
  3. Kính lúp, kính hiển vi.
  4. Thấu kính hội tụ, máy li tâm.

 

Câu 16: Phát biểu nào dưới đây đúng

  1. Di truyền học chỉ tập trung nghiên cứu về tính di truyền trong bộ gên của con người.
  2. Sinh học tế bào nghiên cứu những cấp tổ chức dưới tế bào – nguyên tử, phân tử.
  3. Công nghệ sinh học là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
  4. Sinh lý học nghiên cứu quá trình diễn biến tâm lý, các hiện tượng tâm lý.

 

Câu 17: Sắp xếp các cấp độ tổ chức trong thế giới sống dưới đây theo thứ tự từ nhỏ đến lớn

  • Quần xã – hệ sinh thái.
  • Sinh quyển.
  • Mô.
  • Cơ quan.
  • Tế bào.
  • Cơ thể.
  • Quần thể.
  • Hệ cơ quan.
  1. 5, 1, 4, 3, 6, 7, 8, 2.
  2. 5, 3, 4, 8, 6, 7, 1, 2.
  3. 5, 8, 4, 2, 6, 7, 1, 3.
  4. 5, 4, 6, 8, 1, 7, 3, 2.

 

Câu 18: Tại sao trong tiến trình nghiên cứu cần phải có bước thiết kế và tiến hành thí nghiệm

  1. Vì nghiên cứu khoa học không thể thiếu bước thí nghiệm.
  2. Để kiểm chứng lại giả thuyết đã đề ra, từ đó, kết luận được giả thuyết đã đề ra đúng hay sai, chấp nhận hay loại bỏ giả thuyết.
  3. Để chứng minh giả thuyết đã đề ra, từ đó, kết luận được giả thuyết đã đề ra đúng.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 19: Thành tựu cụ thể chứng minh vai trò của ngành Sinh học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

  1. Vắc-xin phòng ngừa Covid-19.
  2. Tất cả các đáp án còn lại.
  3. Các giống cây sạch bệnh, sản lượng cao, các giống vật nuôi mới,…
  4. Lý thuyết về cấu tạo cơ thể người, các bệnh tật và phương pháp chữa bệnh.

 

Câu 20: Tại sao sự phát triển của ngành lâm nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ đa dạng sinh học

  1. Vì rừng là môi trường hoàn toàn tự nhiên, không có sự tác động của con người.
  2. Vì rừng là môi trường tốt nhất để các loài sinh vật có thể phát triển, tiến hóa một cách tự nhiên và không hoặt ít sự tác động của con người.
  3. Vì trong rừng có rất nhiều loài động vật quý hiếm có trong sách đỏ.
  4. Vì diện tích rừng trên thế giới rất nhiều so với diện tích đất đã sử dụng của con người.

Câu 21: Sự di cư có vai trò gì đối với loài chim

  1. Thay đổi môi trường sống để thích nghi được với nhiều loại môi trường, tăng khả năng sống sót của loài.
  2. Di chuyển xa để loại bỏ những con yếu trong loài, nâng cao chất lượng của loài.
  3. Trở về nơi được sinh ra để tiếp tục mùa sinh sản mới.
  4. Đảm bảo điều kiện nơi cư trú, thức ăn dẫn tới đảm bảo số lượng loài đối với loài chim này.

 

Câu 22:  Chọn đáp án đúng nhất. Cho biết tên và tác dụng của dụng cụ thí nghiệm dưới đây

  1. Bộ dụng cụ làm tiêu bản. Dùng để làm tiêu bản và tiến hành quan sát hình dạng, cấu tạo tế bào.
  2. Bộ tiêu bản cố định (tế bào thực vật,tế bào động vật,tế bào vi sinh vật,...). Dùng để quan sát hình dạng, cấu tạo tế bào.
  3. Mô hình mô phỏng. Dùng để quan sát hình dạng, cấu tạo tế bào.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

 

Câu 23: Nuôi cấy mô thực vật để nhân giống cây quý hiếm có vi phạm đạo đức sinh học hiện nay không. Vì sao

  1. Có. Vì nghiên cứu này trái với quy luật và sự phát triển tự nhiên, ảnh hưởng đến loài.
  2. Có. Vì việc thực hiện thí nghiệm với các loài thực vật, động vật quý hiếm bị các quốc gia cấm. Việc này có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của loài nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
  3. Không. Vì việc nhân nhanh các giống cây quý hiếm giúp bảo vệ sự đa dạng sinh học.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

 

Câu 24: Để thực hiện nghiên cứu thúc đẩy thanh long ra hoa trái vụ. Người nghiên cứu cần sử dụng phương pháp nghiên cứu

  1. Phương pháp trải nghiệm thực địa.
  2. Phương pháp làm trong phòng thí nghiệm.
  3. Phương pháp quan sát.
  4. Phương pháp thực nghiệm khoa học.

 

Câu 25: Nối hoạt động ở cột A với phương pháp nghiên cứu tương ứng ở cột B

A (hành động)

B (phương pháp nghiên cứu)

1. Quan sát tế bào trùng roi xanh.

a. Phương pháp quan sát.

2. Nghiên cứu thành phần của vắc-xin chống Covid-19.

b. Phương pháp làm trong phòng thí nghiệm.

3. Trồng hai cây có các đặc tính ban đầu và các điều kiện chăm sóc như nhau. Một cây được trồng trong điều kiện có ánh sáng, một cây được trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng.

c. Phương pháp thực nghiệm khoa học.

4. Ghép cành cây nhãn lên thân cây bưởi, quan sát sự phát triển của cành ghép.

5. Phân tích các thành phần của thuốc.

  1. 1-a; 2,5-b; 3,4-c.
  2. 1,4-a; 2,5-b; 3,4-c.
  3. 1,4-a; 2,5-b; 3-c.
  4. 1,4-a; 5-b; 2,3-c.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay