Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 1: Đọc 1 - Tuổi Ngựa

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1: Đọc 1 - Tuổi Ngựa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: MĂNG NON

BÀI 1: CHÂN DUNG CỦA EM

ĐỌC 1: TUỔI NGỰA

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ Tuổi ngựa được viết theo thể thơ nào?

  1. Thơ lục bát.
  2. Thơ sáu chữ.
  3. Thơ năm chữ.
  4. Thơ tự do.

Câu 2: Bài thơ Tuổi ngựa do ai sáng tác?

  1. Bích Ngọc.
  2. Tố Hữu.
  3. Đỗ Toàn Diện.
  4. Xuân Quỳnh.

Câu 3: Ở khổ thơ 1, bạn nhỏ hỏi mẹ điều gì?

  1. Mẹ ơi con năm nay bao nhiêu tuổi?
  2. Mẹ ơi, con tuổi gì?
  3. Mẹ ơi, con thuộc cung gì thế ạ?
  4. Mẹ ơi con thuộc mệnh gì vậy ạ?

Câu 4: Mẹ trả lời thế nào?

  1. Mẹ nói bạn nhỏ được 6 tuổi rồi.
  2. Mẹ nói bạn nhỏ suốt ngày lo chơi.
  3. Mẹ nói bạn nhỏ là tuổi Ngựa.
  4. Mẹ không nói gì cả.

Câu 5: Bạn nhỏ định mang về cho mẹ cái gì?

  1. Trang giấy nguyên chưa viết.
  2. Gió và nắng xôn xao.
  3. Ngọn gió của trăm miền.
  4. Mùi hoa huệ ngạt ngào.

Câu 6: “Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những đâu?

  1. Tới vùng sa mạc khô cằn rồi tới thung lũng Mường Hoa.
  2. Tới miền trung du, vùng đất đỏ, khu rừng lớn.
  3. Tới miền biển ngập tràn tiếng sóng vỗ rồi tới những vùng đảo xa.
  4. Tới miền biên giới, tới những dãy núi trập trùng.

Câu 7: Điều gì hấp dẫn “ngựa con” trên những cánh đồng hoa?

  1. Ong bướm bay xung quanh cánh đồng hoa.
  2. Hương thơm ngào ngạt tỏa ra từ những cánh đồng hoa bay theo gió.
  3. Hoa mơ trắng, hoa huệ ngọt ngào, hoa cúc dại khiến gió và nắng xôn xao.
  4. Hoa hồng đỏ rực rỡ khoe sắc trong ánh nắng ban mai, hoa cúc dại bay theo gió lả lướt.

Câu 8: Trong khổ thơ cuối, “ngựa con” nhắn nhủ mẹ điều gì?

  1. Tuy cách núi, cách rừng, cách sông, cách biển nhưng “ngựa con” vẫn nhớ đường để tìm về với mẹ.
  2. “Ngựa con” sẽ đi khám phá mọi miền đất nước và mang đặc sản các vùng miền về cho mẹ.
  3. Mẹ hãy đợi “ngựa con” đi ra ngoài, học hỏi những điều hay, những điều bổ ích bên ngoài để về giúp đỡ mẹ.
  4. “Ngựa con” sẽ dẫn mẹ đi ngao du cùng.

Câu 9: Trung du là gì?

  1. Một vùng đất đai rộng lớn với địa hình tương đối thấp, bằng phẳng.
  2. Dòng nước chảy giữa hai vách núi hoặc sườn dốc, là địa hình âm hẹp và dài do hai bên địa hình dương kẹp chặt và đứng đối mặt với nhau.
  3. Khu vực tương đối bằng phẳng, có sườn dốc và thường có độ cao tuyệt đối trên 500m.
  4. Miền đất ở khoảng giữa thượng du (nơi bắt đầu) và hạ du (nơi kết thúc) của một dòng sông.

Câu 10: Đại ngàn là gì?

  1. Những cái cây to lớn.
  2. Khu rừng lớn, có nhiều cây to lâu đời.
  3. Rừng ngập mặn.
  4. Khu rừng mới trồng.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Bạn nhỏ dùng câu hỏi “Mẹ ơi, con tuổi gì?” để làm gì?

  1. Thể hiện sự khẳng định, phủ định.
  2. Thể hiện thái độ khen, chê.
  3. Hỏi điều chưa biết.
  4. Bộc lộ yêu cầu, mong muốn.

Câu 2: Nội dung của khổ thơ thứ nhất là gì?

  1. Giới thiệu hoàn cảnh sống của “ngựa con”.
  2. Thể hiện tình cảm của bạn nhỏ dành cho mẹ.
  3. Niềm khao khát được đi dạo chơi muôn nơi của “ngựa con”.
  4. Giới thiệu bạn nhỏ tuổi Ngựa.

Câu 3: Bài thơ thể hiện nội dung gì?

  1. Thể hiện sự ham chơi của “ngựa con”.
  2. Thể hiện tình yêu mẹ và ước mơ đi tới những miền đất lạ, những chân trời xa xôi để hiến dâng và lao động sáng tạo.
  3. Thể hiện sự chăm chỉ chịu khó lao động của con người các vùng miền tổ quốc.
  4. Thể hiện sự yêu thương giữa con người với con người.

Câu 4: Bài thơ được đọc với giọng thế nào?

  1. A. Nhẹ nhàng, trầm lắng.
  2. B. Tình cảm, tha thiết.
  3. C. Vui tươi, hồn nhiên.
  4. Hào hứng, dồn dập.

Câu 5: Lời nhắn nhủ “ngựa con” dành cho mẹ trong khổ thơ cuối thể hiện điều gì?

  1. “Ngựa con” là một chú bé ham chơi.
  2. “Ngựa con” là một chú bé rất hiếu thảo và yêu thương mẹ của mình.
  3. “Ngựa con” không hay ở nhà.
  4. “Ngựa con” rất thích cánh đồng hoa đầy nắng.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua bài thơ Tuổi ngựa?

  1. Một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ về các vùng miền của tổ quốc.
  2. Ước mơ được khám phá những điều mới mẻ của bạn nhỏ và thể hiện tình yêu thương bạn nhỏ dành cho mẹ.
  3. Hãy yêu thương và trân trọng những gì ta đang có.
  4. Đi xa để trưởng thành hơn, học tập được những điều mới mẻ.

Câu 2: Từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép của người con trong câu hỏi “Mẹ ơi, con tuổi gì?” là?

  1. Mẹ ơi.
  2. Con tuổi gì.
  3. Mẹ ơi, con.
  4. Tuổi gì.

Câu 3: Các từ láy nào dưới đây xuất hiện trong bài thơ?

  1. Ngọt ngào, xôn xao.
  2. Nhỏ nhắn, tươi tắn.
  3. Ngất ngây, nghẹn ngào.
  4. Mênh mông, mênh mang.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài thơ nào dưới đây có cùng tác giả với bài thơ Tuổi ngựa?

  1. Bầu trời trong quả trứng.
  2. Điều kì diệu.
  3. Gặt chữ trên non.
  4. Lên rẫy.

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 1 Chia sẻ và Đọc 1: Tuổi Ngựa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay