Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt 4 cánh diều (Đề số 10)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 4 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 10. Cấu trúc đề thi số 10 học kì 2 môn Tiếng Việt 4 cánh diều này bao gồm: kt đọc thành tiếng, đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (3,0 điểm)
NHỮNG DÒNG CHỮ DIỆU KỲ
Ngày ấy, cu Minh còn bé xíu, chưa đi học. Tôi rất quý nó, vì nhà nó có cả một thư viện nhỏ. Ba nó là thầy giáo dạy văn trên tỉnh. Cuối tháng, ông mới về nhà nghỉ một hai hôm. Mỗi lần về, ba nó mang theo cả một cặp toàn sách và báo. Khi ba nó đi khỏi là tôi lò dò tìm đến. Chao ôi toàn truyện là truyện! Tôi đọc ngốn ngấu, quên cả ăn cơm. Còn cu Minh thì cứ dửng dưng như không có gì. Cũng phải thôi, vì nó đã biết đọc chữ gì đâu. Tôi bỗng thấy thương nó vô cùng. Vậy mà mỗi khi tôi gọi vào để đọc cho nghe thì nó cứ nhấp nha nhấp nhổm đứng ngồi không yên.
Chiều mùa hè, bọn trẻ chúng tôi mỗi đứa đều có một cánh diều để thả. Thằng Minh rất thích chơi diều. Nó thích nhất là chiếc diều của thằng Hải, vì chiếc diều đó luôn bay cao nhất và đẹp nhất. Chiều hôm ấy, tôi thấy Minh xoắn lấy Hải. Và hôm sau đã thấy Minh cầm chiếc diều đó trên tay. Lạ thật! Hải có cho ai cái gì đâu? Khi tôi hỏi Minh, thì nó toét miệng cười:
– Em đổi cho anh ấy cuốn truyện ngoài bìa có vẽ mấy chú lùn với cô công chúa đấy!
– Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn! – Tôi kêu lên tiếc rẻ.
– Gạ mãi anh ấy mới đổi đấy!
Nhìn cánh diều trên trời cao, tôi thấy tức thằng Minh quá. Nhưng truyện là của nhà nó chứ có phải của tôi đâu!
Vài ngày sau, bọn chúng tôi chuyển sang chơi phi máy bay. Những chiếc máy bay được gấp bằng đủ các loại giấy. Tôi thấy Minh vui lắm. Quả thật những chiếc máy bay của nó to và đẹp lạ lùng. Mỗi khi lao lên trời nó lượn rất lâu rồi mới đậu xuống đất. Bây giờ thì giải nhất thuộc về Minh rồi. Nó vừa cười vừa mang những chiếc máy bay đến khoe tôi. Hóa ra Minh đã xé những tờ báo để gập máy bay.
Tôi nhìn nó quát lên:
– Mày biết những tờ báo này in gì không hả?
Nó xị mặt rồi cũng cáu lại với tôi:
– Em không thích truyện, mà chỉ thích những chiếc máy bay này thôi!
– Rồi về ba mày sẽ cho mày một trận cho mà xem!
Tuần ấy ba Minh về và nó bị mấy roi quắn đít thật. Nó khóc tấm tức nói với tôi:
– Sách báo thì có chơi được đâu mà ba cứ bắt em giữ cơ chứ!
– Là vì như thế này…
Tôi kéo nó ngồi xuống và kể cho nó nghe những câu chuyện mà tôi đã đọc được trong những quyển sách, những quyển báo ở nhà nó. Chuyện về những chú lùn tốt bụng, nàng công chúa xinh đẹp, những cung điện, lâu đài dát vàng dát bạc…Tôi thấy đôi mắt Minh sáng lên. Có lẽ nó không tin rằng từ những dòng chữ dày xít bé xíu kia tôi đã nhìn thấy tất cả những điều lung linh đó.
– Đến tuổi rồi, em phải chịu khó học đọc, học viết đi, rồi em cũng sẽ tự đọc được những câu chuyện hay, tự mình nhìn thấy những hoàng tử công chúa, tự mình phiêu lưu với những con sóng trên biển khơi hay tự mình cất cao đôi cánh trên bầu trời bao la mà không cần anh dẫn đi nữa…
Minh gật đầu. Và từ bữa đó, hôm nào tôi cũng đến nhà nó, tìm những cuốn truyện hay nhất trên giá sách đọc cho nó nghe. Tất nhiên là chính tôi rất mê những câu chuyện trong ấy…
Theo Nguyễn Phan Khuê
Câu 1 (0,5 điểm). Nhân vật “tôi” trong bài đọc có sở thích gì?
A. Thả diều.
B. Đọc sách.
C. Chơi máy bay giấy.
D. Sưu tầm truyện tranh.
Câu 2 (0,5 điểm). Nhân vật cu Minh thích chơi gì nhất?
A. Đọc sách.
B. Nghe anh đọc truyện.
C. Xé báo làm máy bay giấy.
D. Thả diều và chơi máy bay giấy.
Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao cu Minh bị ba đánh?
A. Vì không chịu học.
B. Vì đổi truyện lấy diều.
C. Vì xé báo gấp máy bay.
D. Vì làm mất sách.
Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao nhân vật “tôi” tức giận khi thấy cu Minh xé báo để làm máy bay giấy?
A. Vì báo chứa nhiều câu chuyện hay và bổ ích.
B. Vì báo là tài sản quý giá của cu Minh.
C. Vì báo có nhiều tranh đẹp mà cu Minh đã xé mất.
D. Vì “tôi” cũng muốn lấy báo để đọc.
Câu 5 (0,5 điểm). Điều gì đã khiến cu Minh bắt đầu yêu thích sách?
A. Được nghe nhân vật “tôi” kể những câu chuyện hấp dẫn.
B. Ba bắt ép Minh phải đọc sách.
C. Nhân vật “tôi” không cho Minh chơi cùng nếu không đọc sách.
D. Minh muốn có thêm diều và máy bay giấy.
Câu 6 (0,5 điểm). Bài đọc Những dòng chữ diệu kỳ muốn gửi gắm thông điệp gì?
A. Trẻ em thường thích chơi hơn đọc sách.
B. Sách chứa đựng những điều kỳ diệu, giúp ta mở rộng trí tưởng tượng và hiểu biết.
C. Cần phải giữ gìn sách báo cẩn thận vì chúng rất đắt tiền.
D. Chơi diều và máy bay giấy thú vị hơn đọc sách.
Luyện từ và câu: (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Hãy viết hoa các tên riêng của cơ quan, tổ chức trong các câu sau:
a) em mơ ước một ngày nào đó sẽ được học tại trường đại học y hà nội.
b) gia đình em sống gần trụ sở ủy ban nhân dân thành phố hồ chí minh.
c) hội chữ thập đỏ việt nam thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện.
d) bảo tàng lịch sử quốc gia lưu giữ nhiều hiện vật quý giá về lịch sử dân tộc.
e) đội tuyển bóng đá quốc gia việt nam đã giành chiến thắng vang dội.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 8 (2,0 điểm) Ghép các từ trong cột A với nghĩa tương ứng trong cột B:
A (Từ ngữ) | B (Nghĩa của từ) |
| a) Người dẫn dắt du khách trong chuyến đi. |
| b) Những cảnh đẹp tự nhiên hoặc do con người tạo ra. |
| c) Đi đến một nơi xa để nghỉ ngơi, tham quan. |
| d) Hành trình đi xa để tham quan, khám phá. |
| e) Nơi có nhiều địa điểm hấp dẫn dành cho du khách. |
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm): Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Một trí tuệ Việt Nam” (SGK TV4, Cánh diều – trang 117) Từ “Kháng chiến chống thực dân Pháp” cho đến “nhiều chiến dịch lớn”.
Câu 10 (8,0 điểm): Em hãy viết một bài văn nêu hướng dẫn sử dụng một phần mềm hay ứng dụng trên điện thoại, máy tính. (Gợi ý: Hướng dẫn sử dụng phần mềm Word, ứng dụng Zoom, phần mềm vẽ tranh...)
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU
STT | Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Thông hiểu | Mức 3 Vận dụng | Tổng | |||||||
TN | TL | HT khác | TN | TL | HT khác | TN | TL | TN | TL | HT khác | |||
1 | Đọc thành tiếng | 1 câu: 3 điểm | |||||||||||
2 | Đọc hiểu + Luyện từ và câu | Số câu | 2 | 0 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 1 | 6 | 2 | 0 |
Câu số | 1,2,3 | 0 | 0 | 4,5 | 7 | 0 | 6 | 8 | C1,2,3,4,5,6 | C7,8 | 0 | ||
Số điểm | 1,5 | 0 | 0 | 1,0 | 2 | 0 | 0,5 | 2 | 3 | 4 | 0 | ||
Tổng | Số câu: 8 Số điểm: 7 | ||||||||||||
3 | Viết | Số câu | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 |
Câu số | 0 | 9 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 10 | 0 | C9,10 | 0 | ||
Số điểm | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 0 | |||
Tổng | Số câu: 2 Số điểm: 10 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. PHẦN TIẾNG VIỆT | ||||||
Từ Câu 1 – Câu 6 | 6 | |||||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Nhận biết được sở thích của nhân vật tôi và nhân vật Minh. - Nắm được lý do Minh bị ba đánh. | 3 | C1,2,3 | ||
Thông hiểu | - Hiểu được ý nghĩa các hình ảnh, chi tiết trong bài. | 2 | C4,5 | |||
Vận dụng | - Rút ra được nội dung và thông điệp của bài đọc mà tác giả gửi gắm. | 1 | C6 | |||
Câu 7– Câu 8 | 2 | |||||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Viết đúng tên riêng cơ quan, tổ chức. | 1 | C7 | ||
Kết nối | - Chọn được từ nối thích hợp. | 1 | C8 | |||
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 9-10 | 2 | |||||
3. Luyện viết chính tả và viết bài văn | Vận dụng | Chính tả nghe và viết | 1 | C9 | ||
- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài) - Giới thiệu được ứng dụng, phần mềm. - Nêu được cách đăng nhập và cài đặt. - Nêu được cách hướng dẫn sử dụng. - Nêu được mẹo sử dụng hiệu quả và một số lưu ý khi dùng. - Vận dụng được các kiến thức đã học để viết bài văn. - Có sáng tạo trong diễn đạt, đoạn văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. | 1 | C10 |