Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 14: Đọc 3 - Bức ảnh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: Đọc 3 - Bức ảnh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚC

BÀI 14: BÀI CA GIỮ NƯỚC

ĐỌC 3: BỨC ẢNH

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM.

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài đọc Bức ảnh của tác giả nào?

  1. Mai Thanh Hải.
  2. Nguyễn Quang Sáng.
  3. Phan Anh.
  4. Lê Minh.

Câu 2: Bức ảnh cô bộ đội trẻ, vai khoác súng, tay bé cháu được phóng viên chụp vào năm bao nhiêu?

  1. 1977
  2. 1978
  3. 1979
  4. 1980

Câu 3: Các chiến sĩ có hành động như thế nào khi phát hiện một người phụ nữ trúng đạn, nằm ngất bên đường?

  1. Sơ cứu cho người phụ nữ.
  2. Bắt xe đưa cô đi cấp cứu.
  3. Thay nhau cõng người phụ nữ và đứa con xuyên đêm luồn rừng tìm về trạm quân y.
  4. Đi gọi bác sĩ đến chữa trị cho người phụ nữ.

Câu 4: Trong bài Bức ảnh bà Bùi Thị Mùi quê ở đâu?

  1. Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
  2. Huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
  3. Huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
  4. Huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Câu 5: Trong bài Bức ảnh cô Hoàng Thị Hiền quê ở đâu?

  1. Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
  2. Huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
  3. Huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
  4. Huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Câu 6: Sau bao nhiêu năm bà Mùi và cô Hiền mới gặp lại nhau?

  1. 50 năm.
  2. 40 năm.
  3. 30 năm.
  4. 20 năm.

Câu 7: Khi gặp lại bà Mùi, cô Hiền đã gọi bà Mùi là gì?

  1. Bà nội.
  2. Cô.
  3. Thím.
  4. Mẹ.

Câu 8: Cảm xúc của cô Hiền khi bước vào căn nhà đơn sơ của bà Mùi?

  1. Xúc động, trào nước mắt.
  2. Buồn bã.
  3. Mừng rỡ, sung sướng.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Trinh sát có nghĩa là gì?

  1. Người có ơn.
  2. Dò xét, thu thập tình hình để phục vụ chiến đấu hoặc chống tội phạm.
  3. Công việc thăm dò những nơi có mìn và những quả bom nổ chậm.
  4. Một đơn vị chuyên vận chuyển lương thực cho quân đội ta.

Câu 10: Ân nhân có nghĩa là gì?

  1. Người có lòng dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc.
  2. Người sẵn tha thứ mọi lỗi lầm.
  3. Người có ơn (nói trong quan hệ với người mang ơn).
  4. Người có tình cảm đặc biệt.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Vì sao bức ảnh bộ đội trẻ bế cháu gây xúc động lớn?

  1. Vì đó là bức ảnh nói lên hiện thực chiến tranh tàn khốc.
  2. Vì đó là một bức ảnh có giá trị nghệ thuật lớn.
  3. Vì đó là bức ảnh thể hiện tình cảm mẹ con.
  4. Vì đó là bức ảnh thể hiện tình cảm bà cháu.

Câu 2: Em có cảm nhận gì về hình ảnh cô bộ đội trẻ vừa khoác súng vừa bế cháu bé?

  1. Cô là vừa là một chiến sĩ trinh sát dũng cảm trên chiến trường, đại diện cho lực lượng quân đội bảo vệ nhân dân.
  2. Cô là một cô gái trẻ có tấm lòng vị tha và bao dung.
  3. Cô là một cô trinh sát tài năng.
  4. Cô là một chiến sĩ đặt công việc lên hàng đầu.

Câu 3: Em có cảm nhận gì về hành động của cô Hiền khi nhận được địa chỉ ân nhân?

  1. Hành động của cô thể hiện cô là một người sống nghĩa tình luôn nhớ về ân nhân đã cứu giúp cô.
  2. Hành động của cô thể hiện cô là người biết quan tâm lo lắng đến người khác.
  3. Hành động của cô thể hiện cô là người luôn biết bao dung cho những lỗi lầm của người khác.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Vì sao khi đang trên đường hành quân bảo vệ biên cương của Tổ quốc, tổ trinh sát gác lại nhiệm vụ để cứu người phụ nữa bị trúng đạn địch?

  1. Vì đó là nhiệm vụ mới của tổ trinh sát.
  2. Vì những người chiến sĩ quyết tâm bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc là vì Tổ quốc độc lập, vì Nhân Dân Việt Nam tự do, hạnh phúc.
  3. Vì con của chị đang gặp nguy hiểm.
  4. Đáp án A và C.

Câu 5: Trong bài Bức ảnh em có cảm nhận gì về hoàn cảnh sống của người dân vào năm 1979?

  1. Chiến tranh diễn ra khiến nguy hiểm luôn rình rập.
  2. Cuộc sống khó khăn do nạn đói hoành hành.
  3. Cuộc sống khó khăn do bão lũ diễn ra thường xuyên.
  4. Cuộc sống khó khăn do mất mùa ba năm liên tiếp.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Em hãy xác định vị ngữ trong câu.

Hình ảnh cô bộ đội trẻ, vai khoác súng, tay bế cháu bé đã lọt vào ống kính của một phóng viên.

  1. Vai khoác súng.
  2. Tay bé cháu bé.
  3. Vai khoác súng, tay bế cháu bé đã lọt vào ống kính của một phóng viên.
  4. Phóng viên.

Câu 2: Đâu không phải hành động của tổ trinh sát khi thấy hai mẹ con bị thương ngất bên đường?

  1. Thay nhau cõng bà mẹ và cháu bé suốt đêm luồn rừng tìm về trạm quân y.
  2. Ngay lập tức băng bó vết thương cho người phụ nữ.
  3. Gọi cứu viện giúp người phụ nữ đi chữ trị vết thương.
  4. Mang em bé về tổ trinh sát.

Câu 3: Đâu không phải hành động của cô Hiền khi nhận được địa chỉ của ân nhân?

  1. Ngay lập tức bắt xe từ Cao Bằng về Hà Nội rồi ngược lên Phú Thọ.
  2. Không sao ngủ được muốn nhanh chóng gặp lại ân nhân của mình.
  3. Ngay lập tức chuẩn bị hành lí lên đường gặp lại ân nhân của mình.
  4. Tâm trạng hồi hộp, mong ngóng muôn gặp lại ân nhân.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là biểu hiện của lòng yêu nước?

  1. Anh dũng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc.
  2. Có lòng nhân ái luôn biết vị tha và bao dung.
  3. Tích cực học tập rèn luyện để lớn lên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  4. Yêu quê hương, góp phần bảo vệ môi trường, làm đẹp quê hương.

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 14 Đọc 3: Bức ảnh

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay