Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 14: Viết 3 - Luyện tập tả con vật (Viết bài văn)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: Viết 3 - Luyện tập tả con vật (Viết bài văn). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 cánh diều
CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚCBÀI 14: BÀI CA GIỮ NƯỚCVIẾT 1: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CON VẬT (VIẾT BÀI VĂN)(15 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
VIẾT 1: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CON VẬT (VIẾT BÀI VĂN)(15 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Trước khi viết văn miêu tả ngoại hình con vật ta cần thực hiện thao tác nào?
- Quan sát.
- Lập luận.
- Phân tích.
- Chứng minh.
Câu 2: Bài văn gồm có những phần nào?
- Mở bài.
- Thân bài.
- Kết bài
- Cả ba đáp án trên.
Câu 3: Theo cấu tạo của một bài văn tả con vật phần mở bài dung để làm gì?
- Tả hình dáng con vật.
- Nêu cảm nghĩ về con vật.
- Tả tính tình hoạt động của con vật.
- Giới thiệu đối tượng miêu tả (một con vật, một số con vật).
Câu 4: Đâu là trình tự của bài văn miêu tả con vật?
- Mở bài, kết bài, thân bài.
- Thân bài, kết bài, mở bài.
- Mở bài, thân bài, kết bài.
- Kết bài, thân bài, mở bài.
Câu 5: Theo cấu tạo của một bài văn tả con vật kết bài gồm những gì?
- Giới thiệu chung về con vật.
- Miêu tả tính tình con vật.
- Nêu cảm nghĩ về con vật.
- Tả hình dáng con vật.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải tác dụng của phần thân bài miêu tả con vật?
- Tả ngoại hình con vật.
- Nêu cảm nghĩ về con vật.
- Tả tính tình con vật.
- Tả hoạt động của con vật.
Câu 2: Em hãy sắp xếp các ý sau để được dàn bài chung cho bài văn miêu tả con vật:
Tả đặc điểm hình dáng (từ khái quát đến chi tiết) của con vật.
- Kết bài
- Giới thiệu về con vật định tả
- Con vật gần gũi với cuộc sống của con, được con yêu quý như thế nào?
- Tả đặc điểm hoạt động của con vật (hoạt động thường xuyên, quen thuộc như mọi con vật cùng loài; hoạt động riêng, bất ngờ, khác với những con vật cùng loài)
- Mở bài
- Thân bài
- 1; 2; 3.
- 2; 3; 1.
- 2; 1; 3.
- 1; 3; 2.
Câu 3: Đâu là chi tiết miêu tả hình dáng của một chú chó mà con có thể sử dụng:
- Bộ lông màu trắng, tròn vo mỗi lúc lon ton chạy là con lại cảm giác giống như có một cục bông đang lăn.
- Đôi cánh nhỏ xinh xắn, mỗi lúc xòe ra lại khiến cho người xung quanh phải ngẩn ngơ ngắm nhìn.
C Chiếc mào màu đỏ sẫm cân xứng giữa đầu càng tô điểm lên sự kiêu ngạo và uy quyền của chú ta.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Đâu là chi tiết miêu một chú gà trống mà con có thể sử dụng:
- Bộ lông màu trắng, tròn vo mỗi lúc lon ton chạy là con lại cảm giác giống như có một cục bông đang lăn.
- Đôi cánh nhỏ xinh xắn, mỗi lúc xòe ra lại khiến cho người xung quanh phải ngẩn ngơ ngắm nhìn.
C Chiếc mào màu đỏ sẫm cân xứng giữa đầu càng tô điểm lên sự kiêu ngạo và uy quyền của chú ta.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Đâu là phần kết bài con có thể sử dụng cho đề bài miêu tả một chú chó mà con yêu thích?
- Dù đã rời xa làng quê từ lâu, trong cuộc sống bộn bề của chốn thành thị xa hoa, thỉnh thoảng trong tâm trí con vẫn hiện lên hình ảnh oai phong đầy kiêu ngạo của chú ta. Tiếng gáy khí thế ấy len lỏi vào trong những giấc mơ, những niềm nhớ về một miền quê thanh bình, một miền kí ức xa xôi.
- Con rất yêu quý Mi Mi, chú không chỉ bắt chuột bảo vệ sự bình yên cho ngôi nhà của con mà Mi Mi còn là người bạn thân thiết của con.
- Đã đến giờ rời khỏi vườn bách thú để trở về ngôi nhà của mình, con bắt đầu thấy lưu luyến những con vật nơi đây, đặc biệt là chú khỉ con kia. Con sẽ cố gắng học tập thật chăm chỉ để lại được bố cho quay trở lại đây một lần nữa.
- Con rất yêu quý Micky. Chú không đơn giản chỉ là người canh gác, lo cho giấc ngủ, sự bình yên cho gia đình con mà còn hơn thế, chú là người bạn thân thiết của con. Micky lớn lên bên cạnh con và người cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với con.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Mở bài dưới đây theo cách nào?
Trâu ơi! Ta bảo trâu này!
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Đó là những câu ca của bọn trẻ sống với đồng. Có lẽ hình ảnh con trâu sẽ xa lạ với những trẻ em thành phố. Nhưng với tôi nó là người bạn của nhà nông và cũng người bạn thân thiết của tôi vào những ngày nghỉ.
- Mở bài gián tiếp dẫn dắt từ câu ca dao vào con vật được miêu tả.
- Mở bài trực tiếp câu đầu tiên xuất hiện con vật được miêu tả.
- Cả A và B đều đúng.
- Cả A và B đều sai.
Câu 2: Đâu không phải là cách mở bài gián tiếp?
- Thời tiết trong xanh là mỗi dịp tôi ra ngoài chạy bộ. Đồng hành cùng với tôi còn có những người bạn, đương nhiên rồi không thể thiếu chú chó Lila nhà tôi.
- Hồi mười một tuổi tôi gầy và ẻo lả như một cọng cỏ mảnh. Một hôm, mẹ mang về cho tôi một con mèo nhỏ. Nó cũng mảnh dẻ không khác gì tôi.
- Tôi rất yêu quý chú chó Gogi của nhà tôi.
- Hôm đó vào một ngày trời mưa khi đi tôi đi làm về, tôi bỗng nghe thấy một tiếng động lạ. Tôi không nhìn rõ và lần theo tiếng kêu run lên “grừ, grừừừ…” hóa ra đó là một chú mèo.
Câu 3: Kết bài dưới đây là kiểu kết bài nào?
Dù năng hay mưa, dù rét buốt hay lạnh giá, mỗi sáng chú gà vẫn đều đặn cất tiếng gáy của mình để báo thức mọi người. Bởi vậy, mà con người ví con gà là chiếc đồng hồ không phải thay pin.
- Kết bài mở rộng.
- Kết bài không mở rộng.
- Kết bài liên kết.
- Kết bài nêu lên chủ đề.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Câu tục ngữ “Rửa mặt như mèo” có ý nghĩa gì?
- Chỉ những kẻ hèn đang túng quẫn nhưng gặp vận may bất ngờ.
- Chỉ người có tính cẩu thả, hời hợt, làm việc ẩu.
- Viết chữ xấu, cẩu thả.
- Mỉa mai những kẻ tự đề cao, khen ngợi mình mặc dù bản thân không có tài cán gì lớn.
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 14 Viết 3: Luyện tập tả con vật