Phiếu trắc nghiệm Toán 9 cánh diều Bài tập cuối chương 5

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chương V Bài tập cuối chương. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG V. ĐƯỜNG TRÒN

BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG V

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Số tâm đối xứng của đường tròn là:

A. 1            

B. 2            

C. 3            

D. 4

Câu 2: “Trong các dây của một đường tròn, đường kính là dây có độ dài…” Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống là:

A. nhỏ nhất                             

B. lớn nhất           

C. bằng 10cm                          

D. bằng tổng hai dây bất kì

Câu 3: Cho (O; 5cm). Đường thẳng d là tiếp tuyến của đường tròn (O; 5cm), khi đó:

A. Khoảng cách từ O đến đường thẳng d nhỏ hơn 5cm

B. Khoảng cách từ O đến đường thẳng d lớn hơn 5cm

C. Khoảng cách từ O đến đường thẳng d bằng 5cm

D. Khoảng cách từ O đến đường thẳng d bằng 6cm

Câu 4: Tâm đối xứng của đường tròn là:

A. Điểm bất kì bên trong đường tròn

B. Điểm bất kì bên ngoài đường tròn

C. Điểm bất kì trên đường tròn

D. Tâm của đường tròn

Câu 5: Cho đường tròn (O) đường kính AB và dây CD không đi qua tâm. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. AB > CD

B. AB = CD

C. AB < CD

D. AB ≤ CD

Câu 6: “Nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và… thì đường thẳng ấy là một tiếp tuyến của đường tròn”. Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống là:

A. song song với bán kính đi qua điểm đó

B. vuông góc với bán kính đi qua điểm đó

C. song song với bán kính đường tròn

D. vuông góc với bán kính bất kì

Câu 7: Đường tròn (O; R) có hai tiếp tuyến AB, AC cắt nhau tại A (B, C là tiếp điểm). Khẳng định đúng là:

A. AB = BC

B. BC = AO

C. AB = AC

D. AO = OB = OC

Câu 8: Số đo no của cung tròn có độ dài 30,8cm trên đường tròn có bán kính 22cm là (lấy π ≈ 3,14 và làm tròn đến độ)

A.

B.

C.

D.

2. THÔNG HIỂU (6 câu) 

Câu 1: Cho nửa đường tròn (O), đường kính AB và một dây CD. Kẻ AE và BF vuông góc với CD lần lượt tại E và F. So sánh độ dài CE và DF.

A. CE = DF

B. CE = 2DF

C. CE < DF

D. CE > DF

Câu 2: Tính bán kính R của đường tròn đi qua cả bốn đỉnh của hình vuông ABCD cạnh 3cm

A. cm

B. cm

C. cm

D. cm

Câu 3: Cho đoạn OO’ và điểm A nằm trên đoạn OO’ sao cho OA = 2O’A. Đường tròn (O) bán kính OA và đường tròn (O’) bán kính O’A. Dây AD của đường tròn lớn cắt đường tròn nhỏ tại C. Khi đó:

A.

B.

C. OD // O’C

D. AD = AC

Câu 4: Cho hình vuông ABCD có độ dài cạnh là 10 cm . Gọi O là tâm đường tròn nội tiếp hình vuông. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB; BC. Tính độ dài của cung MN?

A. 2π (cm)

B. 5π (cm)

C. 7,5π (cm)

D. 2,5π (cm)

Câu 5: Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng sao cho C nằm giữa A và B, đồng thời AB = 3AC. Chọn khẳng định nào sau đây sai?

A. Độ dài nửa đường tròn đường kính AB bằng tổng các độ dài của hai nửa đường tròn đường kính AC và AB

B. Độ dài nửa đường tròn đường kính AB gấp 1,5 lần độ dài của nửa đường tròn đường kính BC

C. Độ dài nửa đường tròn đường kính AB bằng tổng các độ dài của hai nửa đường tròn đường kính BC và AC

D. Độ dài nửa đường tròn đường kính AB gấp 3 lần độ dài của nửa đường tròn đường kính AC

Câu 6: Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB = 15cm; AC = 20cm. Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

……….

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay