Phiếu trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời Ôn tập Chương 7: Động lượng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 7: Động lượng. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 7: ĐỘNG LƯỢNG

Câu 1: Lực nào làm thay đổi động lượng của một ô tô trong quá trình ô tô tăng tốc:

  1. lực ma sát.
  2. lực phát động.
  3. Cả hai lực ma sát và lực phát động.
  4. trọng lực và phản lực.

Câu 2Một ô tô có khối lượng 2T đang chuyển động với vận tốc 36 km/h. Động lượng của ô tô là:

  1. 10kg.m/s.
  2. 7,2.10kg.m/s.
  3. 72 kg.m/s.
  4. 2.10kg.m/s.

Câu 3: Một máy bay có khối lượng 160000 kg, bay thẳng đều với tốc độ 870 km/h. Chọn chiều dương ngược với chiều chuyển động thì động lượng của máy bay bằng:

  1. -38,7.106kg.m/s.
  2. 38,7.106kg.m/s.
  3. 38,9.106kg.m/s.
  4. -38,9.106kg.m/s.

Câu 4: Hai vật có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3 m/s và v2 = 1 m/s. Tìm độ lớn tổng động lượng của hệ trong trường hợp v1 và v2 vuông góc nhau.

  1. 4,242 kg.m/s.
  2. 0 kg.m/s.
  3. 4 kg.m/s.
  4. 4,5 kg.m/s.

Câu 5Một viên bi thép 0,1 kg rơi từ độ cao 5 m xuống mặt phẳng ngang. Tính độ biến thiên động lượng trong trường hợp: Sau khi chạm sàn bi nằm yên trên sàn.

  1. 1 kg.m/s.
  2. 2 kg.m/s.
  3. 4 kg.m/s.
  4. 5 kg.m/s.

Câu 6: Chọn từ/ cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn dưới đây:

Va chạm mềm (còn gọi là va chạm (1) … ) xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng (2) … sau va chạm. Động năng của hệ sau va chạm (3) … động năng của hệ trước va chạm.

  1. (1) đàn hồi; (2) vận tốc; (3) bằng.
  2. (1) đàn hồi; (2) tốc độ; (3) lớn hơn.
  3. (1) không đàn hồi; (2) vận tốc; (3) nhỏ hơn.
  4. (1) không đàn hồi; (2) tốc độ; (3) bằng.

Câu 7: Va chạm đàn hồi và va chạm mềm khác nhau ở điểm nào sau đây?

  1. Hệ va chạm đàn hồi có động lượng bảo toàn còn va chạm mềm thì động lượng không bảo toàn.
  2. Hệ va chạm đàn hồi có động năng không thay đổi còn va chạm mềm thì động năng thay đổi.
  3. Hệ va chạm mềm có động năng không thay đổi còn va chạm đàn hồi thì động năng thay đổi.
  4. Hệ va chạm mềm có động lượng bảo toàn còn va chạm đàn hồi thì động lượng không bảo toàn.

Câu 8: Cho hai vật va chạm trực diện với nhau, sau va chạm, hai vật dính liền thành một khối và chuyển động với cùng vận tốc. Động năng của hệ ngay trước và sau va chạm lần lượt là Wđ và W'đ. Biểu thức nào dưới đây là đúng?

  1. A.
  2. B.

C.

Câu 9: Véc tơ động lượng là véc tơ

  1. cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc.
  2. có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc α bất kỳ.
  3. có phương vuông góc với véc tơ vận tốc.
  4. cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc.

 

Câu 10: Khi một vật đang rơi (không chịu tác dụng của lực cản không khí) thì

  1. động lượng của vật không đổi.
  2. động lượng của vật chỉ thay đổi về độ lớn.
  3. động lượng của vật chỉ thay đổi về hướng.
  4. động lượng của vật thay đổi cả về hướng và độ lớn.

Câu 11: Trong các hình dưới đây, các hình vẽ nào biểu diễn đúng vectơ độ biến thiên động lượng  ?(có thể có nhiều hơn một đáp án đúng).

  1. A.

C.

D.

Câu 12: Khẳng định nào sau đây là không đúng trong trường hợp hai vật cô lập va chạm mềm với nhau?

  1. Năng lượng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn.
  2. Cơ năng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn.
  3. Động lượng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn.
  4. Trong quá trình va chạm, hai vật chịu lực tác dụng như nhau về độ lớn.

Câu 13: Trong điều kiện nào dưới đây, hai vật chuyển động đến va chạm đàn hồi với nhau và đứng yên sau va chạm?

  1. Hai vật có khối lượng và vận tốc được chọn một cách thích hợp đến va chạm với nhau.
  2. Một vật khối lượng rất nhỏ đang chuyển động va chạm với một vật có khối lượng rất lớn đang đứng yên.
  3. Hai vật có khối lượng bằng nhau, chuyển động ngược chiều nhau với cùng một vận tốc.
  4. Không thể xảy ra hiện tượng trên.

Câu 14: Túi khí trong ô tô có tác dụng gì?

  1. Trang trí.
  2. Cung cấp khí cho người trong ô tô.
  3. Bảo vệ con người trong trường hợp xe xảy ra va chạm.
  4. Cung cấp khí cho các bánh xe.

 

Câu 15: Một vật khối lượng 1 kg chuyển động tròn đều với tốc độ 10 m/s. Độ biến thiên động lượng của vật sau 14 chu kì kể từ lúc bắt đầu chuyển động bằng

  1. 20 kg.m/s.
  2. 0 kg.m/s.
  3. kg.m/s.
  4. kg.m/s.

Câu 16: Một vật 3 kg rơi tự do rơi xuống đất trong khoảng thời gian 2 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là (lấy g = 9,8 m/s2).

  1. 60 kg.m/s.
  2. 61,5 kg.m/s.
  3. 57,5 kg.m/s.
  4. 58,8 kg.m/s.

Câu 17: Hiện tượng nào dưới đây là sự va chạm đàn hồi

  1. Sự va chạm của mặt vợt cầu lông vào quả cầu lông
  2. Bắn một đầu đạn vào một bị cát
  3. Bắn một hòn bi – a vào một hòn bi – a khác
  4. Nắm một cục đất sét vào tường

Câu 18: Chuyển động nào dưới đây là chuyển động bằng phản lực

  1. Vận động viên bơi lội đang bơi
  2. Chuyển động của máy bay trực thăng khi cất cánh
  3. Chuyển động của vận động viên nhảy cầu khi giậm nhảy
  4. Chuyển động của con Sứa

Câu 19: Một vật khối lượng m = 250 g chuyển động thẳng đều theo chiều âm trục tọa độ x với vận tốc 43,2 km/h. Động lượng của vật có giá trị là

  1. 3 kgm/s
  2. 1,5 kgm/s
  3. - 1,5 kgm/s.
  4. - 3 kgm/s

Câu 20: Một ô tô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 60 km/h và một xe tải có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với tốc độ 10 m/s. Tính tỉ số độ lớn động lượng của hai xe.

  1. B. C.                                 D.

 

Câu 21: Một quả cầu khối lượng 2 kg chuyển động với tốc độ 3 m/s tới va chạm đàn hồi xuyên tâm vào quả cầu thứ hai khối lượng 3 kg đang chuyển động với vận tốc 1 m/s ngược chiều với quả thứ nhất. Xác định vận tốc của hai quả cầu sau va chạm. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của quả cầu thứ nhất.

A.

Câu 22: Một người có khối lượng m1=50kg nhảy từ một chiếc xe có khối lượng m2 = 80kg đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc v = 3m/s. Biết vận tốc nhảy của người đối với xe lúc chưa thay đổi vận tốc là v0 = 4m/s. Vận tốc của xe sau khi người ấy nhảy ngược chiều đối với xe là

  1. 5,5m/s. B. 4,5m/s. C. 0,5m/s.                  D. 1m/s.

Câu 23: Ở ngã tư của hai đường vuông góc giao nhau, do đường trơn, một ô tô khối lượng m1= 1000kg va chạm với một ô tô thứ hai khối lượng m2= 2000kg đang chuyển động với vận tốc v = 3m/s. Sau va chạm, hai ô tô mắc vào nhau và chuyển động theo hướng làm một góc 45o so với hướng chuyển động ban đầu của mỗi ô tô. Tìm vận tốc v1 của ô tô thứ nhất trước va chạm và vận tốc v của hai ô tô sau va chạm.

  1. A.
  2. B.

C.

 

Câu 24: Một viên đạn khối lượng M = 5kg đang bay theo phương ngang với vận tốc v =  m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất có khối lượng m1 = 2 kg bay thẳng đứng xuống với vận tốc 500 m/s, còn mảnh thứ hai bay hợp với phương ngang góc

  1. 90o B. 60o C. 45o                             D. 30o

Câu 25: Một viên đạn đang bay với vận tốc 10 m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất, chiếm 60% khối lượng của quả lựu đạn và tiếp tục bay theo hướng cũa với vận tốc 25 m/s. Tốc độ và hướng chuyển động của mảnh thứ hai là?

  1. 12,5 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
  2. 12,5 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
  3. 6,25 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
  4. 6,25 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay