Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Hoá học
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Hoá học. Theo đó, bộ tài liệu được áp dụng chung cho ba bộ sách hiện hành: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo và Cánh diều. Cấu trúc tài liệu gồm: Kiến thức cơ bản, các dạng câu hỏi trắc nghiệm (nhiều phương án lựa chọn, đúng/sai và câu hỏi trả lời ngắn). Đây là tài liệu hữu ích để học sinh có thể củng cố và ôn luyện. Mời thầy cô cùng tham khảo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Phần trình bày nội dung giáo án
PHẦN I. HƯỚNG DẪN ÔN LUYỆN KIẾN THỨC
KIẾN THỨC HÓA HỌC LỚP 12
CHỦ ĐỀ 1: ESTER - LIPID
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. ESTER – LIPID
Chất | Ester | Lipid |
Công thức chung | - Ester đơn chức: R1COOR2. - Ester no, đơn chức, mạch hở: CnH2nO2 (n 1). | Chất béo: |
Tính chất vật lí | - Tồn tại ở thể lỏng hoặc rắn, ít tan trong nước. - Nhiệt độ sôi: carboxylic acid > alcohol > ester (cùng số nguyên tử C). | - Khi phân tử chất béo chứa nhiều gốc acid béo không no, chất béo thường ở thể lỏng. - Khi phân tử chất béo chứa nhiều gốc acid béo no, chất béo thường ở thể rắn. - Không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ kém phân cực. |
Danh pháp | Ester đơn chức: Tên gốc R2 + tên gốc R1COO. |
|
Tính chất hóa học | - Phản ứng thủy phân trong môi trường acid. - Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm (phản ứng xà phong hóa). | - Phản ứng thủy phân trong môi trường acid. - Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa). - Phản ứng hydrogen hóa. - Phản ứng oxi hóa bằng oxygen không khí. |
Ứng dụng | - Làm dung môi, hương liệu. - Làm nguyên liệu tổng hợp nhiều polymer. | - Là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể; điều chế xà phòng, glycerol. - Dùng trong chế biến thực phẩm, sản xuất nhiên liệu sinh học,… |
II. XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA TỔNG HỢP
| Xà phòng | Chất giặt rửa tự nhiên | Chất giặt rửa tổng hợp |
Thành phần | Muối sodium hoặc potassium của acid béo. | Thành phần quan trọng có tác dụng giặt rửa là saponin. | Tổng hợp từ dầu mỏ: Dầu mỏ → RSO3H, ROSO3H → RSO3Na, ROSO3Na. |
Ưu điểm | Ít gây ô nhiễm môi trường. | Lành tính, không gây ô nhiễm môi trường. | Dùng được trong nước cứng. |
Nhược điểm | Không nên dùng với nước cứng. | Giá thành cao, khó sản xuất ở quy mô công nghiệp. | Khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường. |
B. CÂU HỎI ÔN TẬP
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Chất nào sau đây là ester?
A. HCOOC2H5. B. HOCH2CH2COOH.
C. C2H5CHO. C. CH3COONH4.
Câu 2. Ester nào sau đây là sản phẩm của phản ứng ester hóa giữa benzoic acid và methyl alcohol?
Câu 3. Ester ethyl propionate có mùi thơm của quả dứa chín. Công thức của ethyl propionate là
A. CH3COOC2H5. B. C2H3COOC2H5.
C. C2H5COOC2H5. D. C2H5COOC6H5.
Câu 4. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo loại ester có cùng công thức phân tử C4H8O2?
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 5. Cho các chất: propionic acid (X), acetic acid (Y), ethyl alcohol (Z) và methyl formate (T). Dãy nào sau đây gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải?
A. T, Z, Y, X. B. Z, T, Y, X.
C. T, X, Y, Z. D. Y, T, X, Z.
Câu 6. Xà phòng hóa hoàn toàn 8,8 gam ester X có công thức phân tử C4H8O2 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 8,2 gam muối khan. Tên gọi của X là
A. propyl formate. B. methyl propionate.
C. ethyl acetate. D. isopropyl formate.
Câu 7. Xà phòng hóa hoàn toàn chất béo, thu được muối và alcohol nào sau đây?
A. Ethanol. B. Benzyl alcohol.
C. Glycerol. D. Propan-2-ol.
Câu 8. Trong công nghiệp, để chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn, người ta dùng phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng ester hóa. B. Phản ứng hydrogen hóa.
C. Phản ứng oxi hóa. D. Phản ứng xà phòng hóa.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Phân tử chất béo chứa nhiều gốc acid béo no thì chất béo đó thường ở thể rắn.
B. Các chất béo không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
C. Chất béo bị thủy phân không hoàn toàn trong môi trường acid.
D. Chất béo là đồng đẳng với dầu, mỡ dùng để bôi trơn động cơ.
Câu 10. Thủy phân một chất béo (trong môi trường acid) tạo ra stearic acid, palmitic acid và glycerol. Có thể có bao nhiêu chất thỏa mãn tính chất trên?
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 11. Xà phòng hóa ester X có công thức phân tử C4H8O2 bằng dung dịch NaOH dư, thu được muối Y và alcohol Z bậc hai. Tên của X là
A. Isopropyl formate. B. Ethyl acetate.
C. Propyl formate. D. Methyl propionate.
Câu 12. Cho các phát biểu sau:
CH3COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH2CH3.
CH3COOCH=CH2 có tên gọi là vinyl acetate.
Trùng hợp CH3COOCH=CH2 tạo ra poly(vinyl acetate) dùng làm keo dán.
Xà phòng hóa CH3COOCH=CH2 thu được muối và alcohol.
Dùng dung dịch Br2 làm thuốc thử để phân biệt CH3COOCH=CH2 và CH3COOCH2CH3.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13. Acetylsalicylic acid (thuốc Aspirin) có công thức cấu tạo như hình bên. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Acetylsalicylic acid có vị chua.
B. Cho a mol acetylsalicylic acid phản ứng với dung dịch NaOH dư, số mol NaOH phản ứng là 3a mol.
C. Công thức phân tử của acetylsalicylic acid là C9H10O4.
D. Trong phân tử acetylsalicylic acid, nguyên tố oxygen chiếm chưa đến 36% về khối lượng.
Câu 14. Ester là nguyên liệu để sản xuất
A. hương liệu, mĩ phẩm. B. trang sức.
C. kim loại. D. phi kim.
Câu 15. Ester thường _________ nước và _______ trong nước.
A. nặng hơn; tan nhiều. B. nhẹ hơn; ít tan.
C. nhẹ hơn; tan nhiều. D. nặng hơn; ít tan.
Câu 16. Trong môi trường acid hoặc môi trường base, ester bị
A. cháy. B. đóng rắn. C. thủy phân. D. phân hủy.
Câu 17. Sản phẩm của phản ứng thủy phân ester trong môi trường acid là
A. carboxylic acid và alcohol (hoặc phenol) tương ứng.
B. chất béo và carboxylic tương ứng.
C. acid mới và ester mới.
D. dung dịch kiềm.
Câu 18. Phản ứng thủy phân ester trong môi trường acid thường là
A. phản ứng gây nổ. B. phản ứng trung hòa.
C. phản ứng một chiều. D. phản ứng thuận nghịch.
Câu 19. Sản phẩm của phản ứng thủy phân ester trong môi trường base là
ester mới. B. muối carboxylate và alcohol.
C. muối chloride và kim loại. D. carboxylic acid và alkene.
Câu 20. Ester không được ứng dụng trong
luyện kim. B. công nghệ thực phẩm.
C. làm hương liệu cho mĩ phẩm. D. làm vật liệu polymer.
Câu 21. Chất béo nào sau đây không chứa gốc acid béo no?
Mỡ lợn. B. Mỡ bò. C. Mỡ cừu. D. Dầu cá.
Câu 22. Dầu cá biển chứa nhiều acid béo
A. dung dịch acid. B. omega - 3.
C. omega - 6. D. dung dịch base.
Câu 23. Các loại dầu thực vật chứa nhiều acid béo
A. omega - 6. B. dung dịch acid.
C. dung dịch muối. D. alkane.
Câu 24. Lipid có trong
A. phi kim. B. tế bào sống. C. hợp kim. D. muối biển.
Câu 25. Acid béo là
A. carboxylic acid đa chức. B. carboxylic acid tạp chức.
C. carboxylic base đa chức. D. carboxylic acid đơn chức.
Câu 26. Chất nào sau đây không phải là ester?
A. HCOOC6H5. B. HCOOCH3. C. CH3COOH. D. CH3COOCH3.
Câu 27. Methyl propionate là tên gọi của hợp chất nào sau đây?
A. HCOOC3H7. B. C2H5COOCH3. C. C3H7COOH. D. C2H5COO.
Câu 28. Sản phẩm của phản ứng ester hóa giữa ethanol và acetic acid là
A. methyl acetate. B. propyl formate. C. ethyl acetate. D. ethyl benzoate.
Câu 29. Khi thủy phân bất kì một chất béo nào cũng luôn thu được
palmitic acid. B. glycerol.
C. stearic acid. D. oleic.
Câu 30. Một ester có công thức phân tử là C4H6O2, khi thủy phân trong môi trường acid thu được dimethyl ketone. Công thức cấu tạo thu gọn của C4H6O2 là
A. HCOOCH=CHCH3. B. CH3COOCH=CH2.
C. HCOOC(CH3)=CH2. D.CH2=CHCOOCH3.
Câu 31. Thuỷ phân một ester X có công thức phân tử là C4H8O2 ta được acid Y và rượu Z, oxi hoá Z bởi O2 có xúc tác lại thu được Y. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3COOC2H5. B. HCOOC3H7.
C. C2H5COOCH3. D. HCOOCH3.
Câu 32. Ester A1 không tác dụng với Na. Cho A1 tác dụng dung dịch NaOH thu được một rượu duy nhất là CH3OH và muối sodium adipate. Công thức phân tử của A1 là
A. C2H4O2. B. C4H6O4. C. C6H10O4. D. C8H14O4.
Câu 33. Khi xà phòng hóa 1 mol ester cần 120 gam NaOH nguyên chất. Mặt khác khi xà phòng hoá 1,27 gam ester đó thì cần 0,6 gam NaOH và thu được 1,41 gam muối duy nhất. Biết alcohol hoặc acid là đơn chức. Công thức cấu tạo của ester là
A. C3H5(COOCH=CH2)3. B. C3H5(COOCH3)3.
C. (CH3COO)3C3H5. D. (CH2=CHCOO)3C3H5.
Câu 34. Đun nóng a gam một hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O mạch không phân nhánh với dung dịch chứa 11,2 gam KOH đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Để trung hòa hết KOH dư cần 40 ml dung dịch HCl 1M. Làm bay hơi hỗn hợp sau khi trung hòa thu được 7,36 gam hỗn hợp 2 alcohol đơn chức và 18,34 gam rắn khan. CTCT của X là
A. CH3OOCCH2COOC2H5. B. CH3OOCCH=CHCOOC3H7.
C. CH3OOCCH2COOC3H7. D. CH3OOCCH2-CH2COOC3H7.
Câu 35. Tính chất của “đầu” ưa nước trong cấu tạo của xà phòng là
hòa tan trong dung môi hữu cơ.
B. không tan trong dung môi hữu cơ.
C. hòa tan được trong nước.
D. không tan trong nước.
Câu 36. Phần không phân cực trong xà phòng là
nhóm sulfonate.
B. nhóm sulfate.
C. nhóm carboxylate.
D. gốc hydrocarbon có mạch dài.
Câu 37. Phần nào trong chất giặt rửa tổng hợp sẽ thâm nhập vào vết bẩn?
A. Đầu ưa nước. B. Đuôi kị nước.
C. Base. D. Acid.
Câu 38. Phản ứng xà phòng hóa dùng để sản xuất
A. chất béo. B. sodium hydroxide.
C. chất giặt rửa tổng hợp. D. xà phòng.
Câu 39. Ý đúng khi nói về chất giặt rửa tổng hợp là
A. khó tan trong nước.
B. không sử dụng được trong môi trường acid.
C. không hoạt động được trong nước cứng.
D. kém thân thiện với môi trường.
Câu 40. Hợp chất nào dưới đây được sử dụng làm xà phòng?
A. CH3COONa
B. CH3(CH2)12COONa.
C. CH3(CH2)12COOCH3.
D. CH3(CH2)5O(CH2)5CH3.
Câu 41. Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và ethanol.
B. C17H35COOH và glycerol.
C. C15H31COOH và glycerol.
D. C17H35COONa và glycerol.
Câu 42. Thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp là
A. C15H31COONa.
B. (C17H35COO)2Ca.
C. CH3[CH2]11-C6H4-SO3Na.
D. C17H35COOK.
Câu 43. Ý đúng khi nói về nhược điểm của chất giặt rửa tổng hợp là
A. không sử dụng được trong môi trường acid.
B. khó phân hủy sinh học.
C. thân thiện với môi trường.
D. dễ hòa tan trong nước.
Câu 44. Sản phẩm từ thiên nhiên có tác dụng giặt rửa là
A. alkylbenzene sulfonate.
B. sodium alkylsulfate.
C. xà phòng.
D. nước bồ hòn.
Câu 45. Chất được dùng để sản xuất chất giặt rửa tổng hợp là
A. dầu mỏ.
B. chất béo.
C. ester.
D. acid.
Câu 46. Trong các khẳng định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng ?
a) Chất ưa nước là những chất tan tốt trong nước như methanol, muối sodium acetate,…
b) Chất kị nước là những chất không tan trong dầu mỡ, dung môi hữu cơ,…
c) Xà phòng là hỗn hợp các muối sodium hoặc potassium của các acid béo.
d) Chất tẩy rửa tổng hợp là muối sodium của acid béo.
e) Phân tử chất giặt rửa gồm 1 đầu ưa nước gắn với 1 đầu kị nước.
f) Ưu điểm của xà phòng là dùng được với nước cứng.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 47. Nguyên nhân nào làm cho bồ kết có khả năng giặt rửa?
A. Vì trong bồ kết có chất khử mạnh.
B. Vì bồ kết có thành phần là este của glycerol.
C. Vì trong bồ kết có những chất oxi hóa mạnh.
D. Vì bồ kết có những chất có cấu tạo kiểu đầu phân cực gắn với đuôi dài không phân cực.
Câu 48. Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa với nước cứng vì
A. xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải.
B. gây ô nhiễm môi trường.
C. tạo ra kết tủa CaCO3, MgCO3 bám lên sợi vải.
D. gây hại cho da tay.
Câu 49. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam chất béo X với một lượng vừa đủ NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 1,84 gam glycerol và 18,36 muối khan. Giá trị của m là
A. 19,12. B. 17,8. C. 19,04. D. 14,68.
Câu 50. Chất nào sau đây không là xà phòng?
A. C12H22O11. B. C17H33COONa.
C. C15H31COOK. D. C17H35COONa.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1. Xà phòng hóa hoàn toàn 5,92 gam ester X bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH 2 M. Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng, thu được 5,44 gam chất rắn khan. Dựa vào phổ khối lượng, xác định khối lượng phân tử của X bằng 74 amu.
A. X là ester đơn chức và thể tích dung dịch NaOH cần dùng là 40 mL.
B. Thủy phân X trong môi trường acid, thu được chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
C. Xà phòng hóa X, thu được ethyl alcohol.
D. Tên của X là methyl acetate.
A, B, C – Đ; D – S.
Câu 2. Ester X có mùi dứa chín. Xà phòng hóa X bằng dung dịch NaOH, thu được ethyl alcohol và sodium butyrate.
A. X là ester no, đơn chức, mạch hở.
B. Công thức cấu tạo của X là C2H5COOCH2CH2CH2CH3.
C. Công thức phân tử của X là C6H12O2.
D. Trong X, nguyên tố oxygen chiếm 24,62% về khối lượng.
A, C – Đ; B, D – S.
Câu 3. Ester methyl methacrylate là nguyên liệu của công nghiệp sản xuất polymer.
A. Methyl methacrylate thuộc loại ester không no, đơn chức, mạch hở.
B. Công thức phân tử của methyl methacrylate là C6H10O2.
C. Trùng hợp methyl methacrylate tạo ra polymer.
D. Methyl methacrylate làm mất màu dung dịch bromine.
A, C, D – Đ; B – S.
Câu 4. Salicylic acid (2-hydroxybenzoic acid) phản ứng với alcohol X (có sulfuric acid làm xúc tác), thu được chất Y (công thức C8H8O3, phân tử có nhóm chức ester) dùng làm thuốc giảm đau.
A. X là ethyl alcohol.
B. Công thức cấu tạo của Y là
C. X là chất đơn chức, Y là chất đa chức.
D. 1 mol chất Y phản ứng tối đa với 2 mol NaOH (trong dung dịch).
B, D – Đ; A, C – S.
Câu 5. Methyl formate là nguồn nguyên liệu chính trong tổng hợp formic acid phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp tại Việt Nam.
A. Methyl formate là đồng đẳng của acetic acid.
B. Có CTPT là C2H4O.
C. Methyl formate là đồng phân của acetic acid.
D. Methyl formate là hợp chất ester.
B, C, D – Đ; A – S.
Câu 6. Ester X có công thức phân tử C6H10O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được ba chất hữu cơ Y, Z, T. Biết Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Nung nóng Z với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO, thu được CH4.
A. Y có mạch carbon phân nhánh.
B. X có hai công thức cấu tạo phù hợp.
C. T có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
D. Z không làm mất màu dung dịch bromine.
B, C, D – Đ; A – S.
Câu 7. Một loại xà phòng được sản xuất từ chất béo X.
A. Đun X với dung dịch kiềm đặc ở nhiệt độ cao để tạo xà phòng.
B. Phần kị nước là gốc hydrocarbon có trong X.
C. Vì X là acid hữu cơ nên xà phòng được sản xuất từ X có thể sử dụng với nước cứng.
D. Xà phòng hóa hoàn toàn 17,80 gam X với một lượng vừa đủ NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 0,92 gam glycerol và 9,18 gam muối khan.
A, B – Đ; C, D – S.
Câu 8. Chất giặt rửa có cấu tạo tương tự như xà phòng.
A. Quả bồ hòn, quả bồ kết là chất giặt rửa tự nhiên.
B. Chất giặt rửa tổng hợp là muối sodium hoặc potassium của acid béo.
C. Trong CH3[CH2]11C6H5SO3Na, phần kị nước là - SO3-.
D. Khi điều chế chất giặt rửa tổng hợp, không dùng bát nhôm để thực hiện phản ứng xà phòng hóa vì kiềm có phản ứng với nhôm, gây hỏng dụng cụ.
A – Đ; B, C, D – S.
Câu 9. Một học sinh đưa ra các kết luận sau về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp
A. Chất giặt rửa tổng hợp có thể dùng để giặt rửa cả trong nước cứng.
B. Cấu tạo của xà phòng gồm phần phân cực và phần không phân cực.
C. Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.
D. Có thể dùng nước để phân biệt xà phòng với chất giặt rửa tổng hợp.
A, B, C – Đ; D – S.
Câu 10. Một học sinh tiến hành thí nghiệm điều chế isoamyl acetate (chất có mùi chuối chín) theo thứ tự các bước sau đây:
- Bước 1: Cho khoảng 3 mL CH3CH(CH3)CH2CH2OH, 3 mL CH3COOH và vài giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
- Bước 2: Lắc đều ống nghiệm rồi đun cách thuỷ (trong nồi nước nóng) khoảng 5 – 7 phút ở 65 – 70 °C.
- Bước 3: Làm lạnh, sau đó thêm khoảng 5 mL dung dịch NaCl bão hoà vào ống nghiệm.
Học sinh đó rút ra các kết luận như sau:
A. H2SO4 đặc có vai trò xúc tác cho phản ứng tạo isoamyl acetate.
B. Thêm dung dịch NaCl bão hoà vào để tránh phân huỷ sản phẩm.
C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn CH3CH(CH3)CH2CH2OH và CH3COOH.
D. Sau bước 3, trong ống nghiệm thu được hỗn hợp chất lỏng đồng nhất.
A, C – Đ; B, D – S.
III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN
Câu 1. Số nguyên tử carbon trong phân từ triolein là bao nhiêu?
57.
Câu 2. Khối lượng NaOH (trong dung dịch) cần dùng để xà phòng hóa 100,0 kg mỡ động vật chứa 10,9% stearic acid; 22,1% triolein; 40,3% tripalmitin và 26,7% tristearin (về khối lượng) là bao nhiêu kg?
14,1.
Câu 3. Hydrogen hóa 1,0 tấn triolein cần bao nhiêu m3 khí H2 (điều kiện chuẩn), biết hiệu suất của phản ứng là 88,4%.
95,2.
Câu 4. Ester đơn chức, mạch hở X có phần trăm khối lượng oxygen lớn hơn 46%. Hỏi trong X, khối lượng nguyên tố carbon gấp bao nhiêu lần khối lượng hydrogen?
6.
Câu 5. Xà phòng hóa hoàn toàn 132,9 kg chất béo bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 13,8 kg glycerol và muối dùng để làm xà phòng. Hỏi dùng toàn bộ lượng muối trên trộn với chất phụ gia thì thu được bao nhiêu bánh xà phòng? Cho biết, mỗi bánh xà phòng nặng 100 gam, trong đó muối của acid béo chiếm 72% về khối lượng.
1904.
Câu 6. X là một ester tạo từ acid và alcohol no. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X thu được 3 mol CO2. Có bao nhiêu este thoả mãn?
4.
Câu 7. Trong phân tử ester no, đơn chức, mạch hở, oxygen chiếm 36,36% về khối lượng. Cho biết số CTCT của ester thỏa mãn.
4.
Câu 8. Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam xà phòng?
17,80.
Câu 9. Đun nóng 4,45 kg tristearin (một triglyceride có nguồn gốc từ ba đơn vị của strearic acid) có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH dư. Khối lượng glycerol thu được là bao nhiêu kg?
0,37.
Câu 10. Một loại mỡ chứa 50% triolein, 30% tripalmitin và 20% tristearin. Tính khối lượng xà phòng (kg) điều chế từ 100kg loại mỡ trên.
103,25.
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Từ khóa: tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Hoá học, tài liệu luyện thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới môn Hoá học, hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Hoá học