Giáo án ppt kì 2 Hoá học 12 cánh diều
Đầy đủ giáo án PPT, điện tử, bài giảng kì 2, giáo án cả năm Hoá học 12 cánh diều. Bộ giáo án hoàn thiện, sinh động, hấp dẫn, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, tự luận, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Bài giảng được gửi ngay và luôn. Có thể xem tham khảo bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. SLIDE ĐIỆN TỬ KÌ 2 HOÁ HỌC 12 CÁNH DIỀU
- Giáo án điện tử Hóa học 12 cánh diều Bài 12: Điện phân
- Giáo án điện tử Hóa học 12 cánh diều Bài 13: Cấu tạo và tính chất vật lí của kim loại
- Giáo án điện tử Hóa học 12 cánh diều Bài 14: Tính chất hóa học của kim loại
- Giáo án điện tử Hóa học 12 cánh diều Bài 15: Tách kim loại và tái chế kim loại
- Giáo án điện tử Hóa học 12 cánh diều Bài 16: Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại
- Giáo án điện tử Hóa học 12 cánh diều Bài 17: Nguyên tố nhóm IA
- Giáo án điện tử Hóa học 12 cánh diều Bài 18: Nguyên tố nhóm IIA
- Giáo án điện tử Hóa học 12 cánh diều Bài 19: Nước cứng và làm mềm nước cứng
- Giáo án điện tử Hóa học 12 cánh diều Bài 20: Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất
- Giáo án điện tử Hóa học 12 cánh diều Bài 21: Sơ lược về phức chất
- Giáo án điện tử Hóa học 12 cánh diều Bài 22: Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch
CHÀO MỪNG EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Em hãy cho biết ứng dụng của các kim loại tương ứng với mỗi hình.
BÀI 13 CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ LIÊN KẾT KIM LOẠI
1. Đặc điểm cấu tạo của nguyên tử kim loại
Nhận xét về số electron lớp ngoài cùng và bán kính của nguyên tử kim loại.
TRẢ LỜI
- Thường có ít electron ở lớp ngoài cùng.
- Bán kính của nguyên tử kim loại thường lớn hơn khá nhiều so với bán kính của nguyên tử phi kim cùng chu kì.
- Các electron hóa trị ở lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử kim loại chịu lực hút yếu của hạt nhân.
2. Cấu tạo tinh thể kim loại
- Ở điều kiện thường, các kim loại ở thể rắn, có cấu tạo tinh thể (trừ thủy ngân ở thể lỏng).
- Trong tinh thể kim loại, do chịu lực hút yếu của hạt nhân nguyên tử nên các electron hóa trị dễ tách ra khỏi nguyên tử, tạo thành các electron hóa trị tự do và cation kim loại. Vì vậy, tinh thể kim loại chứa các cation kim loại sắp xếp theo trật tự nhất định cùng với các electron hóa trị chuyển động tự do.
Luyện tập 1: Trong mạng tinh thể kim loại, các electron hóa trị tự do chuyển động theo một hướng hay theo nhiều hướng?
Nhiều hướng
3. Liên kết kim loại
Liên kết kim loại
Liên kết kim loại là liên kết được hình thành từ lực hút tĩnh điện giữa các cation kim loại và các electron hóa trị tự do trong mạng tinh thể kim loại.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA KIM LOẠI
Nghiên cứu thông tin trong SGK, hoàn thành yêu cầu:
THẢO LUẬN NHÓM
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tính dẻo của kim loại (tính dẻo là gì, nguyên nhân gây ra tính dẻo của kim loại, vai trò của tính dẻo,…).
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về tính dẫn điện của kim loại (nguyên nhân khiến kim loại dẫn điện, các kim loại dẫn điện tốt và ứng dụng của chúng,…).
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về tính dẫn nhiệt của kim loại (nguyên nhân gây ra tính dẫn nhiệt, ứng dụng,…).
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về tính ánh kim của kim loại (nguyên nhân kim loại có ánh kim, ứng dụng,…).
+ Nhóm 5: Tìm hiểu về khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng của kim loại (ứng dụng;…).
1. Tính chất vật lí chung và ứng dụng
a) Tính dẻo
- Kim loại có tính dẻo: dễ rèn, dễ dát mỏng, dễ kéo sợi.
- Một số kim loại có tính dẻo cao: Au, Ag, Al, Cu, Sn, Fe,…
- Nguyên nhân gây ra tính dẻo: cation trong tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau mà không tách rời nhờ lực hút tĩnh điện giữa chúng với các electron hóa trị tự do.
- Ứng dụng: làm đồ trang sức, vật liệu nha khoa, đúc tượng, sản xuất đồ gia dụng, đồ trang trí,….
b) Tính dẫn điện
- Nguyên nhân: Khi đặt một hiệu điện thế vào hai đầu dây kim loại, dưới tác động của điện trường, các electron tự do đang chuyển động hỗn loạn trong tinh thể kim loại sẽ chuyển động thành dòng, có hướng từ cực âm đến cực dương, tạo thành dòng điện.
- Một số kim loại dẫn điện tốt: Ag, Cu, Au, Al, Fe,…
- Cu thường được dùng làm lõi dây dẫn điện, Al dùng làm dây dẫn điện cao thế.
c) Tính dẫn nhiệt
- Nguyên nhân: Khi đốt nóng một đầu dây kim loại, các electron hóa trị tự do ở vùng nhiệt độ cao có động năng lớn hơn di chuyển đến vùng có nhiệt độ thấp hơn trong tinh thể kim loại và truyền năng lượng cho các cation kim loại ở đây.
- Kim loại dẫn điện tốt thường dẫn nhiệt tốt.
- Ứng dụng: làm vật liệu truyền nhiệt và tản nhiệt.
d) Ánh kim
- Nguyên nhân: electron hóa trị tự do trong tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được.
- Ứng dụng: làm đồ trang sức, vật trang trí, làm gương soi,….
2. Tính chất vật lí riêng và một số ứng dụng
Khối lượng riêng
- Kim loại nhẹ: D < 5 g/cm3; magnesium, aluminium dùng chế tạo hợp kim nhẹ.
- Kim loại nặng: D 5 g/cm3; sắt, tungsten tạo hợp kim nặng.
Nhiệt độ nóng chảy
- Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao: Tungsten (vonfram, W), làm dây tóc bóng đèn trong bóng đèn sợi đốt.
- Kim loại ở trạng thái lỏng (điều kiện thường): Thủy ngân.
- Chì, cadmium, thiếc trắng làm dây chảy trong cầu chì.
Tính cứng
- Kim loại cứng nhất: Chromium, được mạ bên ngoài các sản phẩm để bảo vệ sản phẩm và hạn chế sự mài mòn.
- Nhôm nhờ độ cứng vừa phải và dẻo nên được dùng làm khung cửa, lon hoặc hộp,….
PHIẾU HỌC TẬP: TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI
------------------------- Còn tiếp -------------------------
CHÀO MỪNG EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Em hãy cho biết các bộ phận trong hình trên được làm từ loại vật liệu nào?
Hợp kim
BÀI 16
HỢP KIM – SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. HỢP KIM
1. Khái niệm hợp kim và việc sử dụng phổ biến của hợp kim
Quan sát hình ảnh
Gang là hợp kim của Fe với C.
Hợp kim là gì? Hợp kim được ứng dụng như thế nào?
TRẢ LỜI
Khái niệm
Là vật liệu kim loại chứa kim loại cơ bản và một số kim loại khác hoặc phi kim.
Ứng dụng
Chế tạo dụng cụ, thiết bị, máy móc, khung của các công trình xây dựng.
Câu hỏi 1: Khi để trong không khí, bề mặt của lá nhôm bị oxi hóa tạo ra lớp phủ oxide. Trong trường hợp này lá nhôm có trở thành hợp kim không? Giải thích.
TRẢ LỜI
- Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại khác hoặc phi kim.
- Như vậy, khi để trong không khí, bề mặt của lá nhôm bị oxi hoá tạo lớp phủ oxide. Trong trường hợp này lá nhôm không trở thành hợp kim.
2. Tính chất của hợp kim
Quan sát hình ảnh
Nêu một số tính chất của hợp kim. So sánh với kim loại thành phần.
Tính chất hóa học: thường tương tự như tính chất hóa học của các đơn chất thành phần tham gia tạo hợp kim.
Tính chất vật lí và tính chất cơ học: thường khác nhiều so với tính chất của các đơn chất thành phần tham gia tạo hợp kim, ví dụ: so với đơn chất kim loại, hợp kim có thể cứng hơn, nóng chảy ở nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn.
Luyện tập 1
Lưỡi cưa là bộ phận chính của các dụng cụ cưa, xẻ. Có thể dùng nhôm làm lưỡi cưa không? Giải thích.
> Không nên dùng nhôm làm lưỡi cưa. Vì lưỡi cưa nhôm có tính dẻo cao, dễ bị uốn và dễ bị oxi hóa. Do đó khi cắt với công suất lớn hoặc cắt những vật liệu cứng thường dễ bị gãy lưỡi.
Câu hỏi 2
Cần lựa chọn hợp kim có tính chất đặc trưng nào để làm các tấm khiên trang bị cho lực lượng cảnh sát?
> Nhẹ
Cứng
3. Một số hợp kim của sắt và nhôm
THẢO LUẬN NHÓM
Nhóm 1:
Tìm hiểu về hợp kim của sắt.
Nhóm 2:
Tìm hiểu về hợp kim của nhôm.
a) Hợp kim của sắt
Gang | Thép | |
Tính chất | - 95% là sắt, 2-5% carbon, một số nguyên tố khác. - Độ cứng cao, giòn. | - Hợp kim của sắt, chứa ít hơn 2% carbon, một số nguyên tố khác. - Dẻo hơn gang. |
Ứng dụng | - Sản xuất đường ống dẫn nước cấp, nồi, chảo, khuôn đúc,… | - Sản xuất thép không gỉ,… |
b) Hợp kim của nhôm
- Duralumin là hợp kim quan trọng nhất của nhôm, gồm nhôm, đồng, magnesium, manganese,….
- Tính chất: nhẹ, cứng, bền.
- Ứng dụng: dùng trong ngành công nghiệp chế tạo máy bay; áo giáp, khiên bảo vệ trong lĩnh vực quốc phòng; sản xuất các chi tiết trong lĩnh vực chế tạo ô tô, chế tạo máy,….
Câu hỏi 3: Kể tên các đồ dùng, thiết bị được làm bằng thép mà em biết.
Polymer, chất độn, chất hóa dẻo, chất tạo màu,....
Vận dụng 1: Tìm hiểu về "thép 304" để giải thích vì sao nó rất phổ biến trong đời sống.
Do thép 304 không gỉ, cứng, chịu lực, có vẻ sáng đặc biệt, khả năng chống ăn mòn, khả năng chịu nhiệt, khả năng bám dính sơn.
Câu hỏi 4: Kể tên các đồ dùng, thiết bị được làm từ các hợp kim của nhôm mà em biết.
Ví dụ: mâm, xoong, ấm nước, tay nắm cửa, vỏ máy bay, pít tông, vành bánh xe, áo giáp, khiên bảo vệ,…
II. ĂN MÒN KIM LOẠI
------------------------- Còn tiếp -------------------------
II. TÀI LIỆU TẶNG KÈM KHI MUA GIÁO ÁN
1. TRẮC NGHIỆM
- Phiếu trắc nghiệm Hóa học 12 cánh diều Bài 12: Điện phân
- Phiếu trắc nghiệm Hóa học 12 cánh diều Bài 13: Cấu tạo và tính chất vật lí của kim loại
- Phiếu trắc nghiệm Hóa học 12 cánh diều Bài 14: Tính chất hóa học của kim loại
- Phiếu trắc nghiệm Hóa học 12 cánh diều Bài 15: Tách kim loại và tái chế kim loại
- Phiếu trắc nghiệm Hóa học 12 cánh diều Bài 16: Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại
- Phiếu trắc nghiệm Hóa học 12 cánh diều Bài 17: Nguyên tố nhóm IA
- Phiếu trắc nghiệm Hóa học 12 cánh diều Bài 18: Nguyên tố nhóm IIA
- Phiếu trắc nghiệm Hóa học 12 cánh diều Bài 19: Nước cứng và làm mềm nước cứng
- Phiếu trắc nghiệm Hóa học 12 cánh diều Bài 20: Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất
- Phiếu trắc nghiệm Hóa học 12 cánh diều Bài 21: Sơ lược về phức chất
- Phiếu trắc nghiệm Hóa học 12 cánh diều Bài 22: Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch
2. CÂU HỎI YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
- Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Hóa học 12 cánh diều Bài 12: Điện phân
- Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Hóa học 12 cánh diều Bài 13: Cấu tạo và tính chất vật lí của kim loại
- Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Hóa học 12 cánh diều Bài 14: Tính chất hóa học của kim loại
- Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Hóa học 12 cánh diều Bài 15: Tách kim loại và tái chế kim loại
- Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Hóa học 12 cánh diều Bài 16: Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại
- …………………
3. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI
- Trắc nghiệm đúng sai Hóa học 12 cánh diều Bài 12: Điện phân
- Trắc nghiệm đúng sai Hóa học 12 cánh diều Bài 13: Cấu tạo và tính chất vật lí của kim loại
- Trắc nghiệm đúng sai Hóa học 12 cánh diều Bài 14: Tính chất hóa học của kim loại
- Trắc nghiệm đúng sai Hóa học 12 cánh diều Bài 15: Tách kim loại và tái chế kim loại
- Trắc nghiệm đúng sai Hóa học 12 cánh diều Bài 16: Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại
- …………………..
Cùng nhiều tài liệu khác
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án hoá học 12 cánh diều
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án điện tử kì 2 Hoá học 12 cánh diều, giáo án Hoá học 12 cánh diều, ppt Hoá học 12 cánh diều